Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2014

 

Kính chúc các thày cô, các anh chị cùng gia đình bước sang năm 2014 tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, An khang Thịnh vượng. Chúc Blog TRIANCUOCDOI ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các thành viên và bạn đọc gần xa! Chúc Xóm Tri Ân mãi  giữ ấm ngọn lửa yêu thương, vui buồn chia sẻ cùng nhau.  




Ban Quản Trị

Năm mới chúc Tri Ân

 

Quý Tỵ Tri Ân thật rộn ràng
Thơ văn ca nhạc nổ râm ran
Chúc sang Giáp Ngọ càng rôm rả
Đa sắc,đa tài hí rổn rang!

31/12/2013 - MH

CHÚC LẠI

Tết về rộn rã chúc nhau
                          Tôi xin chúc lại một câu như vầy:
                               Cuộc đời muối mặn,gừng cay
                          Nụ cười
                                       ai cũng
                                                   mỗi ngày
                                                              nhiều hơn !
 
Làng Hóp 31/12/2013 T.D

Không chết hai lần

Bạn bảo rằng ta còn chết nữa
Làm như ta đã chết mấy lần
Nhưng sao nhỉ? Làm sao vẫn sống
Hay chính ta là một thiên thần

Không! Chắc chắn một trăm lần đúng
Rằng ta không phải một thiên thần
Mà vẫn sống chỉ vì một lẽ
Suốt đời ta chưa chết một lần.

                                   Nguyễn Xuân Hiểu

ĐÔI VẦN THƠ XUÂN

 
Mùa xuân thắm sắc hoa đua nở
Xanh đỏ tím hồng ở bến thơ
Gió núi ngỡ ngàng tìm nắng sớm
Đợi chờ mây trắng đứng trơ vơ

Con đò khao khát người đi hội
Dòng lục nước về xanh ước mơ
Quan họ giao duyên lời lá thắm
Luồn kim xe chỉ đẹp câu thơ

Muôn hoa trang điểm cho trời đất
Câu hát dâng đời bao đắm say
Bên lở bên bồi dòng nước bạc
Lục giang dào dạt nỗi vơi đầy.
                                      VN

Thơ từ giấc mơ

Sóng dữ chồm lên tảng đá đen
Đá buồn không nói đá im im
Sóng xô nhẹ hôn bờ cát trắng
Cát chẳng thấy vui cát lặng thinh

Đá cát phải đâu thật vô tình
Chúng đang say mải bận "ngó rình"
Con thuyền chao giữa đời mộng mị
Chờ lại bến bờ lúc biển êm...

 

31/12/2013
Hồ Minh Quang


Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

MÁY MẮT


Anh tìm em dọc đường Mười Tám
Nắng hanh rơi nhuộm thắm trái bòng*
LỄ HỘI VỀ NGUỒN** gặp ai anh cũng hỏi
Em có thấy mình máy mắt nhớ mong không?
                             Nhân Hưng, 24h45 ngày 27-12-2013
                                Bài và Ảnh minh họa:Tạ Anh Ngôi

*Trái bòng:Trái bưởi
**Lễ hội về nguồn:Lễ hội do bộ Giáo Dục & UBND tỉnh Hải Dương tổ chức hàng năm vào 3 ngày 24,25,26 tháng mười một(Âm lịch)
Năm nay được tổ chức vào các ngày:26,27,28 tháng 12 năm 2013,tại đền Vạn thế sư biểu Chu Văn An,phường Văn An TX Chí Linh,tỉnh Hải Dương

Tự ngâm khúc 2

Phố Đêm
Sáng tác: Đỗ Đình Tuân
Ngâm thơ Đỗ Đình Tuân





Chúc mừng năm mới



1.Chúc Tri Ân

Sang năm Giáp Ngọ chúc Tri Ân
Cái máu văn chương sẽ bớt dần
Kẻ thích lên chùa vui cõi Phật
Người ham chợ búa kiếm kim ngân...


2. Chúc Kim Thư

Chúc cô năm mới an lành
Cơ gân săn chắc tâm tình vui tươi
Trên môi không tắt nụ cười
Hòa cùng bầu bạn vui đời hoan ca.

3. Chúc Hồng Nga

Hồng Nga năm mới thêm xuân
Xuân nhà xuân chợ xuân gần xuân xa
Lòng xuân thêm độ mặn mà
Trên môi không tắt lời ca tiếng cười
Quầy hàng không thiếu rau tươi
Yêu cô tín nữ đông người lại mua.
Tiền vào như nước mùa mưa
Doanh nhân tỉ phú tha hồ đến vay.
30/12/2013
Đỗ Đình Tuân

Phụ nữ Tuyên Quang

Câu thơ chè Thái gái Tuyên Quang

Dịu ngọt môi ai thắm chữ vàng

Có đến mới thấy người đẹp tuyệt

Một vùng sơn thủy thật mênh mang



Người xinh không chỉ là nhan sắc

Tri thức tài ba cũng của nàng

Cái nét hoa khôi đằm thắm ấy

Đã làm mê mệt biết bao chàng



Mỹ nhân ẩn tích chốn rừng sâu

Bạch Mã, Cham Chu… ở chốn đâu

Người đẹp Tày, Dao, Mông, Thái, Mẹo….

Vương triều sau trước kế chân nhau



Loanh quanh thơ thẩn nẻo thành Tuyên

Dò dẫm tim ai khắp mọi miền

Kí ức xa xưa còn hiện mãi

Bao nhiêu câu chuyện xứ thần tiên.
                                       VN

Nửa vời

Dối mà lại thật, thế thôi
Ngày rộn ràng tối rối bời quạnh hiu
Hoàng hôn ráng đỏ nắng chiều
Bỗng dưng tắt lịm lui vào đêm đen
Chẳng còn một đốm lửa nhen
Làm sao cháy để buồn tênh góc trời
Thì xin lánh chốn nửa vời
Ngậm ngùi mang trả cho đời lặng câm
Quay trong tiếng nhạc trong ngần
Thẹn run chới với viết nhầm câu thơ
Bao giờ về lại ngày xưa?
25/12/2013
Hồ Minh Quang

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Chí Linh phong vật chí (Tiếp theo)

LONG ĐỘNG

(Kỳ 1)
 
Dịch âm:
Long Động tam hiền mạc Đĩnh Chi
Sơn tinh cấu khí tích truyền nghi
Đông A giáp bảng khôi nguyên chiếm
Bắc sứ hồng danh lưỡng quốc tri
Hoàng việt sử biên minh đính tích
Cổ trai vương nghiệp tuấn phong di
Tiên vô quý ngưỡng nhân vô tạc
Ký hữu công dư vịnh hữu thi
Thần miếu bất tùy thương hải biến
Khoa đường ninh vị quất lâm di
Niên dư ngũ bách nhân như kiến
Danh lại thiên thu dự vĩnh kỳ.
 
Dịch nghĩa:
Ba bậc hiền triết ở làng Long Động, một là mạc Đĩnh Chi
Tương truyền là thụ tinh khí của sơn linh mà sinh ra, chuyện    này chưa chắc đã đúng.                                                                 
Khi thi khoa đời Trần, thì họ tên đứng đầu bảng
Khi sang sứ Trung Quốc thì tiếng tăm lừng hai nước
Pho sử Hoàng Việt ghi rõ sự tích
Nghiệp vương Cổ trai sớm gây mầm mống
Ngẩng không thẹn với trời, cúi không thẹn với người
Sách công dư có chép và Thoát Hiên có thơ khen
Miếu thờ không vì cuộc dâu bể mà biến đổi
Nhà học há vì chùa Quất Lâm mà rời đi
Người hơn năm trăm năm tưởng như được đập (?)
Tiếng còn lại ngàn thu lưu truyền không mất.
 
Tạm dịch thơ:
Làng Long Động có ba hiền sĩ
Mạc Đĩnh chi bẩm khí sơn tinh
Bảng Trần trạng đã đề danh
Khi sang bắc sứ lại giánh trạng nguyên
Sử hoàng Việt một thiên còn chép
Đất Cổ trai vương nghiệp gây nền
Lòng không thẹn với dưới trên
Công Dư sách chép, Thoát Hiên thơ đề
Cuộc dâu bể miếu kia còn đó
Chùa Quất Lâm trường cũ chẳng rời
Nửa ngàn năm dẫu xa xôi
Tiếng tăm còn mãi muôn đời chẳng sai.
 
Ông họ Mạc, tên là Đĩnh Chi, tên hiệu là Tốn Hạnh, tên tự là Tiết Phu, người làng Long Động, đậu đệ nhất giáp tiến sĩ khoa Giáp Thìn (đời Trần)
Xét: Bia Ân lăng chép: ông là người làng Đống cao, huyện Bình Hà, tức là làng Long Động ngày nay. Chữ “Bình Hà” có chỗ cho là “Bàng Hà”.
Lại xét: trên bờ sông Nam Hà có một dải đất gọi là xã “Bàng Hà” cũng thường gọi là “Bình Hà”. Hiện nay chùa làng Lê Xá cũng gọi là chùa “Bàng”, âm tương tự nhau, hoặc có 2 tên khác nhau thì chưa kê cứu được. Thời trước Đống Cao và Long Động là một xã. Sau mới chia làm hai.
Theo truyền thuyết: ông quê oqr Long Động, còn Đống Cao cho là nơi ông dạy học. Tiên tổ ông húy là mạc Hiển Tích, đậu văn học đệ nhất danh, sung hàn lâm viện thủ tuyển khoa Bính Dần, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 về đòi Nhân Tôn triều Lý, làm quan đến chức thượng thư bộ lại, ban cho kim ngự tử đại (cá vàng túi tía). Hiện nay ông là đầu hàng các bậc tiên nho trong huyện, vì lúc ấy chưa có chức tiến sĩ.
Em ông Mạc Hiển Tích là mạc Kiến Quang, cũng thi đậu văn học tuyển khoa kỳ thi niên hiệu Quảng Hựu thứ 5, sau làm đến chức thượng thư bộ công ( sau mới xét thấy ông mạc Đĩnh Chi là cháu 4 đời của cụ mạc Hiển Tích và là cháu họ 4 đời của  cụ Mạc Kiến Quang).
Lại xét: trong sách công dư tiếp ký có chép: cha mẹ ông nhà nghèo, làm nghề kiếm củi. Trong làng có một cái đống to cây cối rậm rạp, ở đây thường có giống khỉ. Một hôm bà mẹ ông đi rừng kiếm củi, bị con khỉ già ra hiếp dâm, bà về nói với chồng, ông chồng lấy quần áo của vợ mặc vào giả làm đàn bà, trong lưng mang theo con dao, con khỉ tưởng là đàn bà thật, lại ra định hiếp dâm, ông liền giết chết, rồi quẳng xác ra mé đống, lần sau ông đi qua chỗ xác con khỉ trước thì đã thấy đất đùn lên thành một cái mộ. Sau bà mẹ ông có thai, rồi sinh ra ông. Ông hình thù bé nhỏ, mặt mũi xấu xí, trông giống như con khỉ, nên cho ông là bẩm sinh của con khỉ (sơn linh). Người cha lấy làm lạ, có dặn người nhà khi chết thì đem xác ông táng lên trên mộ con khỉ. Ý giả ông ngầm hiểu cơ trời mới làm như vậy, hiện nay vẫn còn di tích.
Ông tư chất minh mẫn, khác với người thường. Lúc ông còn bé thấy trong làng có một người bị rắn độc cắn chết, ông đã đùa đọc văn tế ứng khẩu rằng: “ Tích xuân thanh vị thùy điểu ngữ/Thương phận bạc vị tử sà giáo” hai câu này đọc ra tiếng nôm (quốc ngữ): “Tiếc xuân xanh chưa ai…(1) Thương phận bạc lại bị con rắn cắn”. Ấy, ông có khí tượng hơn người đã thấy ngay từ thuở bé.
Lúc ấy có con vua là Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc mở trường dậy học. Ông xin vào học tại trường đó. Tuổi trẻ thông minh. Ông thi đậu trạng nguyên, khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12, đời vua Anh Tông nhà Trần. Khi vào điình đối, văn ông được xếp hàng đầu. Vì vua thấy ông hình thù xấu xí, không ưng cho đậu trạng nguyên, ông làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen giếng ngọc) để tự ví mình, có ý nói là sen ở trong giếng, tuy hèn mà đáng quý, vua xem phú biết ý, lại cho đậu trạng nguyên. Như vậy trạng nguyên ở huyện ta ông là trước hết.
Ghi chú:
(1)   Điểu ngữ nghĩa đen là chim nói, nhưng theo nghĩa đen thì tối nghĩa mà lại nói đọc ra tiếng nôm thì lại có ý hơi tục ?
27/12/2013
Đỗ Đình Tuân