Viêt tặng thiếu tướng Đỗ văn N
Về làng Nội
Ngày đầu tiên đi học
Đứng bên tao mày khóc
Vì không chỗ ngồi mày có nhớ không ?
Ngồi xích vào trong, tao gọi mày ngồi cạnh
Thế rồi lớn lên
Hai thằng cùng ra trận
Đi khắp các chiến trường
Dọc dải trường sơn
Tình cảm thân thương
Vui buồn chia sẻ .
Mày nghiện thuốc
Đợi khi nào sạch sẽ
Tao đưa tiêu chuẩn của mình
Dù lúc chiều tà hay buổi bình minh
Hy vọng giữa rừng lòng mày ấm lại
Mày vốn người thông thái
Trí sớm bạc cả đầu
Tao nào có ngờ đâu
Chiến trường mày học toán
Tao ngợi ca thằng bạn
Ngày mai sẻ thành tài
Mày sáng như sao mai
Tao vẫn thầm thán phục
X-Thảo ĐN 31/7/2014
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Báo hỷ
Mong mãi hôm nay cũng đã thành
"Mẹ chồng" chính thức được xưng danh
Hân hoan báo hỷ trong ngoài xóm...
Lại ngóng ... trong nhà ...trẻ ríu ran
MH - 26/07/2014
Ngược xuôi Nha Trang - Đồng Nai, Trong tháng 7/2014, Gia đình Minh Hương đã cưới vợ cho con trai lớn là cháu Nguyễn Lê Huyên. Xin có vài hình ảnh cùng chia vui với cả xóm ạ!
"Mẹ chồng" chính thức được xưng danh
Hân hoan báo hỷ trong ngoài xóm...
Lại ngóng ... trong nhà ...trẻ ríu ran
MH - 26/07/2014
Ngược xuôi Nha Trang - Đồng Nai, Trong tháng 7/2014, Gia đình Minh Hương đã cưới vợ cho con trai lớn là cháu Nguyễn Lê Huyên. Xin có vài hình ảnh cùng chia vui với cả xóm ạ!
Cô dâu chú rể và hai bên bố mẹ |
Mẹ chồng và nàng dâu (hihi...) |
Mẹ vợ, mẹ chồng (Hehe...) |
Các mẹ, dì, mợ và nàng dâu (hơ hơ...) |
Trình diện trước hai họ và khách mời tại nhà hàng |
Rót rượu mời |
Hò hét chúc mừng (Haha...) |
Nha Trang - 31/7/2014
MH
Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 41
Bài 41
Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 15
蒼梧竹枝歌其十五 | Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 15 |
船尾燈籠四尺竿, | Thuyền vĩ đăng lung tứ xích can, |
船頭畫虎黑斑斑。 | Thuyền đầu hoạ hổ hắc ban ban. |
布旗上冩巡河字, | Bố kỳ thượng tả "Tuần hà" tự, |
只詰花船不詰姦。 | Chỉ cật hoa thuyền bất cật gian. |
Dịch nghĩa: Ca điệu Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XV)
Đuôi thuyền có đèn lồng cán dài bốn thước,
Mũi thuyền có hình vẽ hổ vằn lông đen.
Cờ trưng cao đề hai chữ "Tuần hà"
Tuần viên chỉ chặn hỏi thuyền hoa, còn thuyền gian thì mặc kệ.
Mũi thuyền có hình vẽ hổ vằn lông đen.
Cờ trưng cao đề hai chữ "Tuần hà"
Tuần viên chỉ chặn hỏi thuyền hoa, còn thuyền gian thì mặc kệ.
Dịch thơ: Ca điệu ca Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XV)
Đuôi thuyền đèn lồng cán dài
Mũi thuyền vẽ hổ đen cài đốm hoa
Cờ trưng hai chữ “TUẦN HÀ”
Thuyền hoa thì hỏi gian tà lại không ?
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
8/7/2014
Đỗ Đình Tuân
Nhà trong ngõ
Trong ngõ đường đi ngóc ngách
Quẹo qua quẹo lại ngoằn ngoèo
Nhà nhà chen nhau sát vách
Mặt tiền không thấy biển treo.
Thời cổ là rừng là bãi
Trước đây đồng lúa, đình làng...
Bây giờ thành khu ngõ phố
Trong nhà cũng tối như hang.
29/7/2014
Đỗ Đình Tuân
TỪ BÀI THƠ : “ TÂM SỰ VỚI CHỒNG” NGHĨ VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ NÔNG THÔN VIỆT NAM
( Ảnh tác giả bài thơ: TÂM SỰ VỚI CHỒNG,
chụp khi đi lễ đền Hùng hồi đầu năm 2014 đấy ạ)
Gia đình tôi thân thiết với A. N đã nhiều năm nay. A. N và Anh Đào lại là bạn thân của nhau. Tôi quen Anh Đào là nhờ mối quan hệ bắc cầu ấy. Tuy vậy, tôi cũng mới biết Anh Đào mấy tháng gần đây và chỉ gặp nàng có hai lần thôi.
Lần đầu thấy A. N đèo nàng vào nhà chơi, tôi đã nháy mắt với chàng và hỏi: “Nặc Danh đấy đúng không?”( Chả là có một nàng Nặc Danh nào đó mến tài thơ của A. N và yêu quý luôn cả tác giả thơ nữa. Họ vào mạng chia sẻ, cho số điện thoại rồi hò hẹn với nhau ra chiều ăn ý lắm. Cứ như họ sắp sửa có nhau đến nơi rồi vậy). A N vội vã thanh minh :” Không phải đâu bà ơi. Đây là cô bạn trong tổ thơ với tôi bên quê đấy”. Ngồi chơi uống nước và trò chuyện cùng nhau, tôi mới được biết, cuộc đời Anh Đào cũng lắm nỗi niềm. Là gái quê chính hiệu nhưng nàng có nước da trắng trẻo, cái miệng duyên, thân hình cân đối, lẳn chắc nên trông trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 57 của nàng. Thực tình nếu không hỏi cụ thể thì tôi chỉ đoán nàng gân 50 tuổi là cùng. Con gái tôi còn bảo: “ Mẹ ơi con chỉ nghĩ là cô ấy khoảng 45 tuổi thôi cơ”. Liệu có phải do có tâm hồn thơ văn lại có máu ca hát nữa nên nàng trẻ lâu chăng?
Nàng lập gia đình khá sớm và sinh hạ được bốn người con ( ba trai một gái). Nhưng không may, một cháu trai mới mấy tuổi đầu đã bị bệnh rồi bỏ mất; một cháu trai nữa lại bị tai nạn và ra đi vĩnh viễn, khi mới 22 tuổi đầu. Nỗi đau mất con còn đang đè nặng trong lòng nàng thì cách đây dăm tháng chồng nàng lại bị bệnh hiểm nghèo bỏ lại vợ con mà đi. Thật là chua xót. Nàng buồn rầu đến héo cả ruột gan. Các bạn thơ muốn rủ nàng đi giao lưu thơ phú cho vơi bớt nỗi niềm.( Thì khi chồng còn khỏe mạnh, nàng vẫn tham gia tổ thơ, tổ văn nghệ của xóm mà lại) Tuy đã qua trăm ngày chồng rồi, nàng mới dè dặt tham gia. Nhưng nàng vẫn phải giữ ý giữ tứ lắm, chẳng dám đọc thơ hay hò hát đơn ca bao giờ, chỉ lặng lẽ ngồi nghe và đứng vào hát tập thể cho đẹp đội hình ( như lời các bạn vẫn nói vậy). Những tưởng như thế là yên thân. Nào ngờ, xứ quê vốn hay xét nét, rồi lời ra tiếng vào ì xèo cả. Con cái ở xa chẳng hiểu mô tê gì, về làng nghe người ta bàn tán nên lại trách cứ mẹ. Nàng giải thích chúng cũng chẳng hiểu cho. Bởi thế, nàng mới làm bài thơ “ Tâm sự với chồng” Nguyên văn bài thơ như sau:
TÂM SỰ VỚI CHỒNG
Nguyễn Thị Anh Đào
Mấy gian nhà trống anh ơi
Vắng anh tạnh cả tiếng cười của anh
Các con giờ đã trưởng thành
Trai lên Hà Nội tập tành mưu sinh
Hồng Nhung –Con của chúng mình
Làm nghề chụp ảnh ghi hình khắp nơi
Hết xuống biển lại lên đồi
Hết ra bãi Một lại ngồi bãi Hai
Suốt ngày xuôi ngược rạc rài
Chăm lo cuộc sống ngày mai quê người
Cháu con xa tít mù khơi
Mình em đơn độc cuộc đời chông chênh
Đêm nằm trống trải không anh
Chiếu chăn nhiều lúc mốc xanh thiếu người
Nhiều khi em gắng hát cười
Lại nghe xóm láng nói lời vào ra
Lòng em trăm nỗi xót xa
Anh ơi!Anh có biết là em đau!
Tuổi cao em đã già đâu
Trái tim thổn thức nói câu... thập thình!
Gái trai con của chúng mình
Chúng không thông cảm sự tình của em
Còn luôn phiền trách em thêm
Để ngày em xót để đêm em buồn
Khôn thiêng anh hãy về luôn
Để em giải hết nỗi buồn trong…mơ !
Bài thơ không hề hoa mỹ, cầu kì và thậm chí là gần như không chút trau chuốt ngôn từ; Không có những “ nhãn tự” hay những câu thơ tài hoa đọc tới làm ta giật mình hoặc trầm trồ thán phục. Nó cứ mộc mạc, giản dị, chân thật như tấm lòng người phụ nữ nông thôn, quen chân lấm tay bùn, quanh năm “ bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” đang giãi bày cảnh ngộ của mình, đang trải lòng mình với người chồng quá cố. Ấy thế mà đọc lên sống mũi ta bỗng cay cay và mắt rưng rưng lệ.
Nếu nửa đầu bài thơ chỉ là những là những lời kể lại cảnh nhà trống vắng vì thiếu anh; vì các con đã ăn tây ở riêng và lập nghiệp nơi xa cả rồi thì đến phần sau, bài thơ mới bộc lộ rõ hơn tâm trạng của nàng trong cảnh ngộ đó:
Cháu con xa tít mù khơi
Mình em đơn độc cuộc đời chông chênh
Đêm nằm trống trải không anh
Chiếu chăn nhiều lúc mốc xanh thiếu người
Chẳng bóng bẩy, ẩn dụ hay so sánh chi cả, nàng cứ nói hết, nói một cách cụ thể và trần trụi cái cảm giác “đơn độc”, “chông chênh”, “trống trải” của mình khi không còn chàng nữa. Đâu chỉ có hồn nàng trống vắng đơn côi mà mọi vật dụng thiếu vắng hơi chàng cũng trở nên hoang lạnh vô cùng: “ Chiếu chăn nhiều lúc mốc xanh thiếu người”. Nhưng nàng đã vượt lên trên cảnh ngộ đó bằng cách của riêng nàng:
“Nhiều khi em gắng hát cười
Lại nghe xóm láng nói lời vào ra”
Từ “gắng” trong câu thơ trên rất thật mà vẫn rất hay. Bởi lẽ nó đã diễn tả đúng tâm tư tình cảm của nàng khi đó. Nàng có hát cười vì thích thú, vì vui vẻ gì đâu mà chỉ vì gắng gượng mà hát cười để quên đi nỗi đau riêng trong cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của mình thôi.
Thế mà, làng xóm có ai hiểu cho nàng nông nỗi ấy. Họ xì xèo bàn tán. Chắc họ cho rằng nàng không xót thương chồng, không buồn đau khi mồ chồng chưa xanh cỏ mà lại còn thơ phú hát hò. Họ đâu có hiểu cái cách bộc lộ buồn vui của mỗi người mỗi khác. Buồn mà khóc được có khi còn nhẹ lòng hơn là hát cười ấy chứ. Đã từng có câu: “ Sao em không khóc cho lòng nhẹ nhàng hơn” đấy thôi. Không lẽ lúc nào nàng cũng phải khoác bộ mặt như đưa đám mới là đau là buồn? Ở chốn thị thành chẳng mấy ai để ý đến ai thì không nói làm gì, còn ở xứ quê, những lời dè bỉu, nói ra nói vào ấy quả là khó chịu lắm. Nhưng nếu chỉ có thế nàng còn chịu đựng được.Đằng này lại còn chính những đứa con nàng dứt ruột đẻ ra, dày công nuôi dưỡng,lo dựng vợ gả chồng rồi lo cho chúng có cơ ngơi riêng yên ấm thế mà chúng chẳng thấu hiểu lòng nàng, chia sẻ cùng nàng. Ngược lại, thấy xóm láng lời ra tiếng vào, chúng còn phiền trách nàng thêm thì nàng chịu sao cho thấu. Nàng chỉ biết ôm nỗi niềm ấy để tâm sự với người chồng quá cố thôi chứ biết bày tỏ cùng ai được bây giờ. Ai có thể san sẻ với nàng đây?
Gái trai con của chúng mình
Chúng không thông cảm sự tình của em
Còn luôn phiền trách em thêm
Để ngày em xót để đêm em buồn
Nếu tất cả những phiền trách kia chỉ vì nàng “ gắng hát cười” thì cùng lắm cũng chỉ làm nàng buồn thôi. Nhưng hình như hàng xóm và cả các con nàng nữa còn bàn tán nàng vì những chuyện này kia lắm thứ nữa làm cho nàng không chỉ buồn mà còn đau. Cho nên nàng mới phải thốt lên rằng:
Anh ơi anh có biết là em đau
Tuổi cao em đã già đâu
Trái tim thổn thức nói câu…thập thình
Theo tôi, cả bài thơ có lẽ câu “ Trái tim thổn thức nói câu… thập thình” là một câu thơ hay nhất, thơ nhất. Không phải bởi sự hoa mỹ cầu kì mà chính bởi sự tận cùng của lòng chân thật. Nàng không giấu giếm chồng chuyện nàng còn trẻ trung, còn xao xuyến khát khao. Và nàng đã nói lên điều đó bằng cả một nỗi niềm ngập ngừng, tinh tế mà rất thành thật. Tôi rất thú vị khi nhìn thấy cái dấu ba chấm giữa dòng thơ và càng thú vị hơn khi đọc cả dòng thơ: “ Trái tim thổn thức nói câu… thập thình”. Câu thơ không chỉ diễn tả sự ngập ngừng, e thẹn của nàng khi phải nói ra cái điều khó nói với chồng mà còn diễn tả cả cái nhịp đập run rẩy mà mãnh liệt của một tâm hồn góa phụ vẫn còn nhiều tha thiết yêu thương và luôn khao khát được yêu.
Khôn thiêng anh hãy về luôn
Để em giải hết nỗi buồn trong…mơ !
Cứ nghĩ đến hình ảnh một góa phụ chịu bao ấm ức chỉ mong đêm đến trong mơ gặp được chồng mà trải lòng ta mới thấy nàng thật cô đơn và đáng thương làm sao! Tuy nhiên, trong buồn đau nhất, cô đơn nhất và cả khao khát nhất nàng vẫn tin tưởng chồng sẽ hiểu và chia sẻ được với mình, thông cảm cho mình. Âu đó cũng là niềm an ủi đối với nàng chăng?
Đọc bài thơ và ngẫm ngợi lan man tôi thấy sao mà “người phụ nữ xứ ta lại khổ sở nhiều bề thế, nhất là người phụ nữ nông thôn. Họ khổ từ lúc mới sinh ra. Bởi một thói quen thâm căn cố đế của cái tập tục trọng nam khinh nữ. Tiếng là sau bao nhiêu năm phấn đấu vì bình đẳng giới, nhưng ở nông thôn, đa số vẫn cho rằng: “ Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Vì thế từ lúc mới chào đời, con gái đã không có được sự đón nhận trong vui mừng nồng hậu như con trai. Lớn hơn một chút thì con gái đã phải đảm nhận những việc vặt trong nhà, trong khi con trai thì tha hồ chơi bời lêu lổng. Đến tuổi trưởng thành, bước chân về nhà chồng, nàng dâu mới bao giờ cũng phải hứng chịu những xét nét của gia đình nhà chồng. Khi vợ chồng có rơi vào cảnh “ cơm không lành, canh không ngọt” thì ai ai cũng chỉ biết trách cứ người vợ. Nhẹ nhất cũng là khuyên nhủ người vợ nên nhẫn nhịn “ một điều nhịn chín điều lành”; đàn bà thì phải biết nhịn đi chứ; hay “chồng giận thì vợ bớt lời/ cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê”. Chẳng ai chịu phân tích xem cái giận của chồng có đúng không. Và cũng chẳng ai nghĩ rằng phụ nữ cũng là con người, sức chịu đựng, nhẫn nhịn cũng có giới hạn thôi chứ. Chịu mãi làm sao được? Bản tính chung của phụ nữ là yêu gia đình, chồng con, thích yên ấm. Cùng bất đắc dĩ họ mới phải quyết định từ bỏ. Ấy vậy mà khi họ từ bỏ thì nhiều người ở quê vẫn nhìn nhận họ bằng con mắt:
“Con này chẳng phải thiện nhân
Không phường trốn chúa cũng quân lộn chồng”
Ngược lại, nếu người phụ nữ bị chồng bỏ (dù có khi chỉ do chồng say nắng một ả nào đó) thì vẫn bị cho rằng:
Nứa trôi sông không giập thì gãy
Gái chồng rẫy không chứng nọ cũng tật kia
Còn không may, mình lìa đời sớm thì chồng ngang nhiên tìm vợ mới khi mồ vợ chưa xanh cỏ. Nhưng nếu chồng ra đi trước thì vợ phải chịu đựng những lời gièm pha bai bẻ của mọi người như nàng Anh Đào trong bài thơ trên đó thôi.
Ở phố xá hay ở cơ quan, chồng giặt giũ, nấu cơm thay vợ khi vợ bận hoặc cùng làm với vợ là chuyện bình thường. Nhưng ở quê thì không bình thường chút nào. Người ta sẽ bỉ bai anh chồng là hèn, là đụt, là sợ vợ…Chính vì cái tập tục ấy mà nhiều chàng chẳng mó vào những "công việc của đàn bà". Mặc dù các công việc đồng áng khác thì người đàn bà vẫn phải làm như đàn ông vậy. Thậm chí, nhiều ông chồng còn cho rằng quát nạt được vợ thậm chí đánh vợ là oai, là iêng hùng nữa cơ đấy.
Chao ôi nếu kể về nỗi khổ của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thì còn nhiều lắm, kể sao cho thấu. Biết bao giờ họ mới thực sự được bình đẳng đây?
30-7-2014
Song Thu
30-7-2014
Song Thu
MÙA HOA SEN
Có một mùa hạ đến
Nở đầy đầm hoa sen
Có anh chàng vào hái
Giỏ nặng lên nỗi niềm
Hương sực nức mãi thơm
Lá xanh đầy tươi nắng
Một đàn bướm bay ngang
Cả đất trời nhuộm thắm
Mấy chị trên ruộng vắng
Đang làm cỏ, be bờ
Cò chao nghiêng đôi cánh
Xuống mé hồ ngẩn ngơ
Bao búp vàng nhụy biếc
Điểm tô cánh đồng mơ
Nhện giăng mùng khao khát
Mỏng mảnh như sợi tơ
Muôn đóa hoa mới nở
Lung linh rợp bầu trời
Hào quang vừa soi tỏa
Nước Việt thật tuyệt vời.VN
ĐI CHỢ CHIÊM BAO
(Tặng Người ấy)
Chiêm bao đi chợ đường xa
Tôi và người ấy mua hoa mua vàng
Quẩn quanh đi dọc đường làng
Trắng tinh hoa bưởi rực vàng cúc tươi
Mấy cô thôn nữ mỉm cười
Mâng mâng,chum chúm làm tôi chạnh lòng!
Con đò lười nhác sang sông
Lơ thơ nước chảy bềnh bồng thuyền trôi
Lẳng lơ người ấy nhìn tôi
Trao tôi cả một nụ cười rất duyên
Tôi mua nửa cái chung chiêng
Tặng cho người ấy bằng tiền chiêm bao!
Lơ mơ gà gáy xôn xao
Lơ mơ vợ gọi lào thào…lơ mơ!
Nhân Hưng,ngày 27-7-2014
Tạ Anh Ngôi
Hạ ơi giã biệt
Từ biệt hạ muộn hay sớm nhỉ
Nắng dịu dàng khoe sắc vào thu
Nhìn nhau trong đám sương mù
Thoắt quên lại ngỡ tương tư trọn đời
Nỗi lòng hạ mưa buồn không nói
Chỉ vội vàng trút tận xa xăm
Mây che khuất ánh trăng ngần
Nhạt nhòa kí ức cung đàn đứt dây
Thu e ấp lá vàng lơi lả
Hồn bàng hoàng say vẻ kiêu sa
Gật gù bình rượu la đà
Túi thơ khô, ướt vỡ òa buồn thương…
Nơi phồn hoa biết nhiều gian dối
Người đắm mình trong nỗi si mê
Mưa giăng một lối đi về
Tím chiều hết nhớ chia lìa hết vương
Rồi thơ khóc âm thầm nghẹn thở
Nghe trái tim băng giá tan hoang
Vẫn cười hiền sắc thu sang
Hạ ơi giã biệt bẽ bàng chi đâu…
31/7/2014
Hồ Minh Quang
Nắng dịu dàng khoe sắc vào thu
Nhìn nhau trong đám sương mù
Thoắt quên lại ngỡ tương tư trọn đời
Nỗi lòng hạ mưa buồn không nói
Chỉ vội vàng trút tận xa xăm
Mây che khuất ánh trăng ngần
Nhạt nhòa kí ức cung đàn đứt dây
Thu e ấp lá vàng lơi lả
Hồn bàng hoàng say vẻ kiêu sa
Gật gù bình rượu la đà
Túi thơ khô, ướt vỡ òa buồn thương…
Nơi phồn hoa biết nhiều gian dối
Người đắm mình trong nỗi si mê
Mưa giăng một lối đi về
Tím chiều hết nhớ chia lìa hết vương
Rồi thơ khóc âm thầm nghẹn thở
Nghe trái tim băng giá tan hoang
Vẫn cười hiền sắc thu sang
Hạ ơi giã biệt bẽ bàng chi đâu…
31/7/2014
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Dịch Bắc hành tạp luc: Bài 40
Bài 40
Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 14
蒼梧竹枝歌其十四 | Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 14 |
長裙習習曳輕綃, | Trường quần tập tập duệ khinh tiêu, |
雲髻峨峨擁翠翹。 | Vân kế nga nga ủng thuý kiều. |
贏得鬼頭滿囊口, | Doanh đắc quỷ đầu 1 mãn nang khẩu, |
憑君無福也能消。 | Bằng quân vô phúc dã năng tiêu. |
Dịch nghĩa: Ca điệu Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XIV)
Quần lụa dài thướt tha kiều nữ,
Tóc bới cao, lông chim thúy điểm trâm cài.
Tóc bới cao, lông chim thúy điểm trâm cài.
Cứ rằng có tiền bạc đầy túi,
Thì dù không có phúc vẫn có duyên với họ.
Thì dù không có phúc vẫn có duyên với họ.
Dịch thơ: Ca điệu Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XIV)
Quần dài tơ lụa bay bay
Cao cao mái tóc lại cài trâm thêm
Chỉ cần anh đẫy túi tiền
Dù vô phúc cũng có duyên với nàng.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích
1. Một loại tiền cổ
8/7/2014
Đỗ Đình Tuân
Chùm thơ "Ngày đầu Hà Nội"
1. Ngủ trưa
Đang trưa trời nắng bố con đi
Xe rộng người thưa ngả giấc khì
Xuống bến Gia Lâm càng nắng gắt
Tay sờ bỏng rát cái yên xe.
27/7/2014
Đỗ Đình Tuân
2. Chửa đi đâu
Đã hay Hà Nội đông người
Nhưng mình lại hóa lẻ đôi lạc vần
Chưa đi xa chửa tới gần
Vẫn đang thúc thủ chôn chân ở nhà.
28/7/2014
Đỗ Đình Tuân
3. Vào mạng Hồng Nga
Hôm qua vào mạng Hồng Nga
Thấy nàng buôn bán nơi xa mới về (?)
Nàng kêu nàng bận trăm bề
Nhưng nàng vẫn ở cận kề bên ta. (?)
28/7/2014
Đỗ Đình Tuân
DAỌ BƯỚC
Trên đường Nguyễn Doãn Khâm
Dưới nắng chiều rực rỡ
Năm trăm năm hiện về
Bậc anh tài thế kỷ
Một nông phu ham cày
Hai mươi tuổi đến lớp
Vẫn đỗ đầu đại khoa
Làm quan đô ngự sử
Giữ Tước nghiêm sơn hầu
Xuất thân từ lực điền
Đôi tay dài như vượn
Lại có tài đô vật
Nào ai dám đọ cùng
Khi qua làng Giao Tất
Có kẻ giữ giải nhất
Đã ba ngày ai so
Thượng thư đô ngự sử
Liền nai nịt gọn gàng
Qua mấy đường vật thử
Đã trắng bụng lấm lưng
Viên đô vật ba ngày
Đành cúi đầu bái phục
Gió nồm nam dịu mát
Hương thơm đưa ngào ngạt
Cánh đồng xa lúa xanh
Rộn ràng ai ca hátTrên đường Nguyễn Doãn Khâm...
VN
Thăm lại bạn nữ cựu chiến binh
Răng xem đã rụng một vài
Tóc sương chiếm khoảng phần hai mái đầu
Mắt nằm trong hố hơi sâu
Nước da khắc nỗi dãi dầu gió sương
Nghe bà kể chuyện đời thường
Giúp con trông cháu, ruộng nương cửa nhà
Nụ Cười vẫn nở như hoa
Thẳm trong ánh mắt vẫn là trẻ trung
Tuổi thơ bà nhớ lạ lùng
Nào hôm cùng xuống ven thùng mò cua
Nào đêm cắm trại cửa chùa
Nào chiều phát động thi đua toàn trường
Thì thầm một nỗi vấn vương
Hôm bước lên đường chẳng kịp chia tay
Chuyện bà nghe mãi vẫn say
Thật thà chất phác như ngày đang xuân
Trong tôi dĩ vãng thức dần
Sống bao kỷ niệm tuổi xuân bên bà
Rộn ràng thầm nghĩ xa xa
Ở người lính già vẫn đậm tình quê.
Bùi Trác Trường
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
NHỚ MÙA THU CHÍ LINH
Gió se se lạnh luồn quanh núi
Cây Dẻ hạt già rụng góc sân
Tiết trời man mác buồn thương cảm
Thương thày nhớ bạn với người thân
Ai về quê đó cho đi với
Gặp lại đồi sim thuở học trò
Gặp rừng hạt Dẻ rơi đầy gốc
Cùng nhau hái, lượm thảo thơm cho
Cho thày, cho bạn tình muôn thuở
Nghĩa trọng cao dày tựa núi non
Thiện- Đức trong ta luôn hiện hữu
Xanh chồi, biếc lộc đến cháu con .
Nhớ lắm quê hương Chí Linh ơi
Địa linh nhân kiệt suốt bao đời
Ra đi lòng những thầm mơ ươc
Một ngày trở lại quê hương tôi !
X-Thảo ĐN 30/7/2014
Cây Dẻ hạt già rụng góc sân
Tiết trời man mác buồn thương cảm
Thương thày nhớ bạn với người thân
Ai về quê đó cho đi với
Gặp lại đồi sim thuở học trò
Gặp rừng hạt Dẻ rơi đầy gốc
Cùng nhau hái, lượm thảo thơm cho
Cho thày, cho bạn tình muôn thuở
Nghĩa trọng cao dày tựa núi non
Thiện- Đức trong ta luôn hiện hữu
Xanh chồi, biếc lộc đến cháu con .
Nhớ lắm quê hương Chí Linh ơi
Địa linh nhân kiệt suốt bao đời
Ra đi lòng những thầm mơ ươc
Một ngày trở lại quê hương tôi !
X-Thảo ĐN 30/7/2014
TRÁCH ?
NHÌN TRỜI
Mây trắng lang thang đẹp kiêu sa
Cho lòng vương vấn áng mây qua
Để tình thơ thẩn trôi theo gió
Lãng đãng mây cao hóa nhạt nhòa
NHÌN BIỂN
Mặt nước trong sanh sóng ồn ào
Tưởng rằng tình mặn sóng biển trao
Nhưng rồi sóng lặng, con cá lặn
Chỉ sóng trong ta mãi dâng trào
NHÌN CHUNG
Ai ơi trời biển rộng mênh mông
Tình lẻ, tình riêng,có tình chung
Sao cứ vô tình như mây nước
In hình rất rõ vẫn hư không .
X-Thảo ĐN 29/7/2014
Mây trắng lang thang đẹp kiêu sa
Cho lòng vương vấn áng mây qua
Để tình thơ thẩn trôi theo gió
Lãng đãng mây cao hóa nhạt nhòa
NHÌN BIỂN
Mặt nước trong sanh sóng ồn ào
Tưởng rằng tình mặn sóng biển trao
Nhưng rồi sóng lặng, con cá lặn
Chỉ sóng trong ta mãi dâng trào
NHÌN CHUNG
Ai ơi trời biển rộng mênh mông
Tình lẻ, tình riêng,có tình chung
Sao cứ vô tình như mây nước
In hình rất rõ vẫn hư không .
X-Thảo ĐN 29/7/2014
Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 39
Bài 39
Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 13
蒼梧竹枝歌其十三 | Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 13 |
沿城楊柳不勝柔, | Duyên thành dương liễu bất thăng nhu, |
葉葉絲絲未及秋。 | Diệp diệp ty ty vị cập thu. |
好向風前看搖洩, | Hảo hướng phong tiền khán dao duệ, |
最癲狂處最風流。 | Tối điên cuồng xứ tối phong lưu. |
Dịch nghĩa: Ca điệu Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XIII)
Bên thành hàng dương liễu rủ mềm mại
Chưa vào mùa thu cành lá như tơ như sợi
Thưỡng vẫn hay lung lay trước gió
Thật là hớn hở, thật là vui vẻ.
Dịch thơ : Ca điệu Trúc chi đất Thương Ngô (kỳ XIII)
Bên thành dương liễu xanh êm
Chưa thu cành lá rủ mềm như tơ
Vẫn thường trước gió đung đưa
Trông vui hớn hở lại vừa thanh tao.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
8/7/2014
Đỗ Đình Tuân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)