Cách đây hơn bốn thập niên, vào những ngày này của năm 1972, đơn vị xe tăng thuộc lữ đoàn 202 chúng tôi đang tấp nập bổ sung khí tài, quân trang quân dụng, cùng trung đoàn bộ binh 27 Triệu Hải, với sự hỗ trợ của một trung đoàn công binh để vượt khu phi quân sự (từ cầu Hiền Lương đến Cửa Tùng) với nhiệm vụ trấn giữ hành lang phía đông Thành cổ Quảng Trị, trực tiếp tổ chức tuyến chiến đấu kéo dài từ hướng Tây Động Ông Do, Cao điểm 105 về hướng Đông sông Mỹ Chánh, không cho địch thực hiện âm mưu phản kích tái chiếm Thành cổ Quảng Trị.
Khi vượt qua Cửa Tùng, chúng tôi tiến về hướng Tây Trường Sơn, tôi đã thấy cả một vạt rừng trụi lá, khi xuống suối múc nước uống chân còn giẫm lên cả những bịch Ni-non chưa vỡ hết đựng thứ thuốc bột mầu trắng đã bị nước mưa két dính lại thành bánh, do không hiểu biết về chất độc hủy diệt này, bộ đội chúng tôi vẫn thản nhiên múc nước về dùng.
Khi Bộ Tư lệnh mặt trận triển khai về hướng đông, vượt Cửa Việt, do quân số hao hụt ở các phân đội đã chạm trán với địch, tôi bổ sung về tiểu đoàn 66 đang dàn tuyến chiến đấu ở Bắc sông Mỹ Chách, sau đó điều về phân đội K63 vượt sông Thạch Hãn, ém quân ở ba làng Bích La Đông, Bích La Tây và Tường Vân Ấp chờ đánh địch đổ bộ Cửa Việt.
Khi Bộ Tư lệnh mặt trận triển khai về hướng đông, vượt Cửa Việt, do quân số hao hụt ở các phân đội đã chạm trán với địch, tôi bổ sung về tiểu đoàn 66 đang dàn tuyến chiến đấu ở Bắc sông Mỹ Chách, sau đó điều về phân đội K63 vượt sông Thạch Hãn, ém quân ở ba làng Bích La Đông, Bích La Tây và Tường Vân Ấp chờ đánh địch đổ bộ Cửa Việt.
Tháng 6 - 73 tôi lại được điều về xe chỉ huy. Nói là xe chỉ huy cho gọn, nhưng thực chất đây là một trạm thu, phát sóng chuyển tiếp di động với hai tổng đài vô tuyến và hữu tuyến hiện đại vào loại bậc nhất của phe XÃ HỘI CHỦ NGHĨA lúc bấy giờ. Với cương vị Trưởng xe, tôi được họp giao ban nhiều hơn, thậm chí được quyền ở lại trong xe khi các sỹ quan thông tin đang làm việc nên đã chắp nối những thông tin nghe được mới biết chưa có chiến dịch nào kéo dài và ác liệt như Chiến dịch Quảng Trị. Hai bên đọ sức 304 ngày đêm bằng sức mạnh cao nhất lúc bấy giờ, căng thẳng đến nỗi khi ta bước vào phòng ngự, Trung ương đã rút Tư lệnh mặt trận Lê Trọng Tấn và Chính ủy Lê Quang Đạo ra Hà Nội với lý do sức khỏe , thay thế bằng Tư lệnh Trần Quý Hai và Chính ủy Song Hào.
Thực ra , nói đến Chiến dịch Quảng Trị năm 72 là nói đến hai chiến dịch. Chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị từ ngày 30-3 đến ngày1-5, sau đó phát triển qua sông Mỹ Chánh, đến ngày 27-6 kết thúc.
Ngày28-6 địch bắt đầu phản công thì ta chuyển thành chiến dịch phòng ngự, chiến dịch này chia làm ba giai đoạn:
*/ Giai đoạn 1 từ ngày 28-6 đến ngày 16-9 là ngày ta rút khỏi Thành cổ( nên mới gọi là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ) .
*/ Giai đoạn 2 từ đó cho đến Hiệp định Pa-ri(27-1-73) các đơn vị của ta chủ động phòng ngự, bảo vệ vững chắc các vùng gải phóng.
*/ Giai đoạn 3 là trước khi Hiệp định Pa- ri có hiệu lưc, địch đổ bộ lấn chiếm Cửa Việt.
Chúng ta giữ Thành cổ Quảng Trị, khi đó chỉ còn là đống gạch vụn, bé tý như ô bàn cờ mà Mỹ- ngụy lại dùng pháo hạm, B-52 băm nát như vậy nên chúng ta bước vào phòng ngự bị động một cách lúng túng. Nguyên nhân không phải các đơn vị đang chiến đấu ở đó dao động mà là ở cấp cao hơn. Chỉ vì còn tranh luận có giữ hay không đã đẩy tình thế vào cấp bách với những tổn thất nặng nề. Chỉ đến khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh dứt khoát quyết giữ vững Thành cổ Quảng trị để phối hợp với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán, bấy giờ ta mới tổ chức phòng ngự khu vực, ngăn chặn các cuộc tiến công của địch, giữ vững vùng giải phóng.
Ca ngợi 81 ngày đêm là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, còn về phương diện tác chiến chúng ta có tổn thất. Biết bao đồng chí, đồng bào đã đổ máu, đã hy sinh trong chiến dịch để tạo nên bản anh hùng ca bất tử này.
* Tài liệu tham khảo NGUYỆT SAN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DAN số220