Người ta thường ngợi ca cảnh sắc mùa xuân, mùa của ngàn hoa khoe sắc tỏa hương trong nắng mật vàng lung linh trải thảm. Nhưng lũ trẻ quê chúng tôi ngày ấy chỉ thích mùa nắng hạ...
Hạ là mùa mãn khai của những loài hoa “cá tính” không chịu bon chen nở rộ vào mùa xuân. Hoa gạo đỏ căng tràn nhựa sống vươn cao cành tạo dáng khoe hoa. Hoa sen thắm tỏa hương thanh khiết chắt lọc từ đáy sâu bùn cặn ao hồ. Hoa phượng hồng như dấu son ép vào cuối dòng lưu bút trong phút giây lưu luyến chia tay bạn, giã từ trường...
Thanh âm mùa hạ đủ cung trầm bổng. Tiếng con tu hú gọi mùa vải chín. Tiếng con chích chòe vắt vẻo vút cao. Con chào mào rộn ràng mừng nắng mới. Riêng dàn nhạc ve, tách âm ra đã đủ cả ngũ cung trầm bổng, đục khàn, thấp cao nhiều quãng tám. Nhưng lũ trẻ không quan tâm đến thanh âm cao thấp mà chỉ cố tìm các chú ve đực đang lơ ngơ lần tìm tiếng gọi của bạn tình. Ve đực chắc thịt. Cho muối và lá chanh vào nướng trên lửa rơm thơm điếc mũi.
Sau này khi được đọc bài thơ ngụ ngôn “Ve và kiến” thấy thương hại kiếp ve nghèo vì mê nghiệp “cầm ca” nên mỗi lần đưa ve vào lửa cũng bắt chước người lớn khi làm gà thường nói lời tự an ủi “Hóa kiếp này mày ra kiếp khác”.
Mùa hạ còn có tiếng của loài chim người xưa từng thắc mắc “Ai xui con cuốc gọi vào hè...”. Không biết cuốc gọi hè hay hè đợi cuốc nhưng hợp khúc “Vào hè” không thể thiếu tiếng con chim cuốc. Tiếng cuốc điểm đều như thanh âm bộ gõ giữ nhịp cho dàn nhạc ve sầu hòa tấu trọn ngày nắng hạ còn khắc khoải suốt canh trường như đếm nhịp thời gian .
Khi lũ trẻ chuẩn bị săn tìm chim cuốc cũng là lúc được nghe người lớn kể sự tích loài chim này. Tích thì nhiều nhưng nhớ nhất truyện chim cuốc là hóa thân vua Vũ Đế xưa vì tin dùng gian thần nên mất nước. Quá uất ức buồn đau hóa thành chim cuốc hay còn gọi là Đỗ Vũ, Đỗ Quyên. Chim Đỗ Quyên sống chui lủi trong lùm tre, bụi rậm ven ao đầm kêu suốt mùa hè cho đến rạc người chỉ còn là cục máu. Nghe xong, lũ trẻ bỗng thấy động lòng thương cảm, quên đi chuyện lửa rơm, chanh, muối, thịt chim vàng...
Nhưng ấn tượng nhất với lũ trẻ là mùa hạ được nghỉ hè. Nghỉ hè không phải thức khuya dậy sớm. Không phải cố thụt cổ thấp đầu để thầy không thấy mặt gọi đọc bài. Nghỉ hè được thỏa thích câu cá, đá bóng mà không phải trả lời câu hỏi đã “cài sẵn” của người lớn “Học xong chưa?”. Nghỉ hè được thoải mái dầm mình trong dòng sông nước mát, lặn ngụp chơi đùa. Anh nào chưa biết bơi thì ôm cọc cầu ao, chân đập nước ào ào loạn xạ để tập. Có anh xuống nước sợ chìm, nghiến răng tái mặt cố chịu đau để con chuồn chuồn ngô cắn rốn cho chóng biết bơi...
Những cảm nhận mông lung về mùa hạ này chỉ định hình rõ nét khi đã thành dĩ vãng. Khoảnh khắc chợt ùa về trong ký ức của lũ trẻ xưa giờ đã trưởng thành đang ngược xuôi góc bể chân trời. Lâu lâu có việc nhà về thăm quê vào mùa hạ, nhưng dáng hạ quê xưa nay chỉ còn là hoài niệm.
Dòng sông quê xinh vài sải quai chèo giờ đã tóp teo như con mương thiếu nước. Tiếng ve rời rạc như dàn nhạc đang so dây thử tiếng. Rặng vải cuối làng, nơi con tu hú về báo mùa quả chín nay đã mọc kín nhà, tầng thấp tầng cao. Không còn bờ bụi hồ ao để cuốc ẩn thân khản tiếng gọi hè về...
Có phải tu hú đã chán mùa vải chín? Có phải chim Đỗ Quyên đã quên khắc khoải “Nhớ nước đau lòng...”? Có phải ve sầu đã giã nghiệp “cầm ca”, thôi sầu nhân thế? Hay vì quê xưa giờ đã hết... đất lành?
Thanh âm mùa hạ đủ cung trầm bổng. Tiếng con tu hú gọi mùa vải chín. Tiếng con chích chòe vắt vẻo vút cao. Con chào mào rộn ràng mừng nắng mới. Riêng dàn nhạc ve, tách âm ra đã đủ cả ngũ cung trầm bổng, đục khàn, thấp cao nhiều quãng tám. Nhưng lũ trẻ không quan tâm đến thanh âm cao thấp mà chỉ cố tìm các chú ve đực đang lơ ngơ lần tìm tiếng gọi của bạn tình. Ve đực chắc thịt. Cho muối và lá chanh vào nướng trên lửa rơm thơm điếc mũi.
Sau này khi được đọc bài thơ ngụ ngôn “Ve và kiến” thấy thương hại kiếp ve nghèo vì mê nghiệp “cầm ca” nên mỗi lần đưa ve vào lửa cũng bắt chước người lớn khi làm gà thường nói lời tự an ủi “Hóa kiếp này mày ra kiếp khác”.
Mùa hạ còn có tiếng của loài chim người xưa từng thắc mắc “Ai xui con cuốc gọi vào hè...”. Không biết cuốc gọi hè hay hè đợi cuốc nhưng hợp khúc “Vào hè” không thể thiếu tiếng con chim cuốc. Tiếng cuốc điểm đều như thanh âm bộ gõ giữ nhịp cho dàn nhạc ve sầu hòa tấu trọn ngày nắng hạ còn khắc khoải suốt canh trường như đếm nhịp thời gian .
Khi lũ trẻ chuẩn bị săn tìm chim cuốc cũng là lúc được nghe người lớn kể sự tích loài chim này. Tích thì nhiều nhưng nhớ nhất truyện chim cuốc là hóa thân vua Vũ Đế xưa vì tin dùng gian thần nên mất nước. Quá uất ức buồn đau hóa thành chim cuốc hay còn gọi là Đỗ Vũ, Đỗ Quyên. Chim Đỗ Quyên sống chui lủi trong lùm tre, bụi rậm ven ao đầm kêu suốt mùa hè cho đến rạc người chỉ còn là cục máu. Nghe xong, lũ trẻ bỗng thấy động lòng thương cảm, quên đi chuyện lửa rơm, chanh, muối, thịt chim vàng...
Nhưng ấn tượng nhất với lũ trẻ là mùa hạ được nghỉ hè. Nghỉ hè không phải thức khuya dậy sớm. Không phải cố thụt cổ thấp đầu để thầy không thấy mặt gọi đọc bài. Nghỉ hè được thỏa thích câu cá, đá bóng mà không phải trả lời câu hỏi đã “cài sẵn” của người lớn “Học xong chưa?”. Nghỉ hè được thoải mái dầm mình trong dòng sông nước mát, lặn ngụp chơi đùa. Anh nào chưa biết bơi thì ôm cọc cầu ao, chân đập nước ào ào loạn xạ để tập. Có anh xuống nước sợ chìm, nghiến răng tái mặt cố chịu đau để con chuồn chuồn ngô cắn rốn cho chóng biết bơi...
Những cảm nhận mông lung về mùa hạ này chỉ định hình rõ nét khi đã thành dĩ vãng. Khoảnh khắc chợt ùa về trong ký ức của lũ trẻ xưa giờ đã trưởng thành đang ngược xuôi góc bể chân trời. Lâu lâu có việc nhà về thăm quê vào mùa hạ, nhưng dáng hạ quê xưa nay chỉ còn là hoài niệm.
Dòng sông quê xinh vài sải quai chèo giờ đã tóp teo như con mương thiếu nước. Tiếng ve rời rạc như dàn nhạc đang so dây thử tiếng. Rặng vải cuối làng, nơi con tu hú về báo mùa quả chín nay đã mọc kín nhà, tầng thấp tầng cao. Không còn bờ bụi hồ ao để cuốc ẩn thân khản tiếng gọi hè về...
Có phải tu hú đã chán mùa vải chín? Có phải chim Đỗ Quyên đã quên khắc khoải “Nhớ nước đau lòng...”? Có phải ve sầu đã giã nghiệp “cầm ca”, thôi sầu nhân thế? Hay vì quê xưa giờ đã hết... đất lành?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét