12/7/2010
Em chào thày ạ!
Dù thày không biết dỗ thì trò Hương vẫn cứ ăn vạ nếu thấy không được như ý. Đó là cái mánh của trò Hương từ nhỏ rồi ạ. Hễ ai lớn tuổi hơn, được trò Hương yêu mến, kính nể thì bao giờ trò cũng vậy đấy . Thế nên thày thôi, không đùa dai với trò Hương là thượng sách rồi, trò Hương cảm ơn "Lão Tuân” nhiều lắm ạ. Nói vậy chứ, được mãi làm trò nhỏ của thày Tuân là hạnh phúc của trò Hương. Trò không ngờ sau gần 40 năm, thày trò ta lại có ngày được đàm đạo chuyện văn, chuyện người trên cái mạng internet hiên đại như thế này. Cái mà trò hương thấy thú vị nhất là thày vẫn rất tỉnh, rất hoạt, rất hóm... và sống rất "đời". Hạnh phúc của thày và cô Thu đẹp như "một bài thơ”(chứ không phải chỉ có truyện Cha và Dì của trò mới đẹp như Thơ đâu ạ).
Còn trò tôn văn phong của thày ngang tầm Nam Cao, chứ đâu có nói là giống ạ. Trò thích cái cách nói tỉnh queo trong văn thày, cách dùng từ rất linh hoạt, hóm hỉnh, rất thực với cuộc sống dân dã... Vì vậy mà đọc cứ thấy ngọt - lọt tận xương, thế mới kinh chứ!
Trò Hương chào thày ạ! Chúc thày ngủ ngon.
13/7/2010
Phải cám ơn các nhà khoa học phát minh ra máy tính điện tử với những tiện ích vô cùng lớn lao, rồi tiếp theo lại phát minh ra các cách liên kết các máy tính lại với nhau thành mạng...mà quan trọng nhất là mạng toàn cầu intenet. Nhờ được thừa hưởng những thành quả của công nghệ cao ấy mà thày trò ta mới có cuộc gặp lại ngoạn mục như ngày hôm nay. Chỉ cần 20 năm trước đây thôi thày trò ta có nằm mơ cũng không thấy. Nếu không có mạng thày trò ta giỏi lắm trong đời cũng chỉ gặp nhau được một đôi lần vội vã trong những ngày hội trường, chào hỏi nhau mấy câu rồi lại vội vã chia tay, chứ làm sao mà đàm dạo văn chương như hai người bạn làng giềng thế này được. Nhưng tại sao "Thày Tuân" lại chỉ trò chuyện được với "Trò Hương” mà không trò chuyện với những trò khác? Đó chắc lại là do "duyên trời" rồi. Thế là ngoài "cái duyên ông trời xe, cái que ông trời buộc" (Câu này cô Thu hay dùng để giải thích vì sao "O ấy lại theo Thày Tuân” với mọi người đấy) giữa "thày Tuân" với "O Thu" để có một mối tình mà "Trò Hương" đánh giá là "đẹp như thơ”, "Thày Tuân” lại còn có một "duyên trờì” nữa với "Trò Hương” để có một tình "THÀY-TRÒ-TRÒ-THÀY" ..."đẹp như truyện ngắn” chăng? Thầy Tuân đã yêu cái thể tài truyện ngắn này từ rất lâu rồi mà không sao viết được. Rất nhiều truyện chỉ viết ngang chừng đã bỏ dở. Một vài truyện cố hĩ viết cho xong thì khi đọc lại lại thấy nó nhạt phèo. Thế là lại vứt đi hoặc bỏ xó. Thế nên Thày Tuân nghĩ mình vô duyên với thể truyện ngắn này và bỏ không viết truyện ngắn nữa. Bỏ thể truyện ngắn thì cũng chả nghĩ đến việc làm văn chương làm gì. Nhưng đã dính đến nghiệp bút nghiên rồi thành thử cứ phải viết, nhưng chỉ còn viết để vui chơi và cho người thân thôi. Cái quan niệm thơ văn này của Thày Tuân ra đời trong hoàn cảnh đó và được gói trong bài thơ "Tự bạch” như sau:
Tôi tuy nặng gánh phó thường dân
Không dám làm thơ chỉ ghép vần
Tiếng trắc tiếng bằng theo phép cũ
Câu đùa câu thật bỡn người thân
Văn chương dẫu chẳng nên cơm cháo
Nghiên bút còn vương chút nợ nần
Xướng họa đôi vần vui chúng bạn
Cũng là ôn cố để tri tân.
Vậy mà sau một dạo "Trò chuyện với Minh Hương” Thày Tuân lại "nối máu" viết truyện ngắn” và viết có vẻ như cũng được. Cái truyện "Vào một đêm mùa hè mất điện”, nó ra đời sau một lần Thày Tuân nằm mơ bị xử bắn. Cái đoạn đầu của truyện là tái hiện lại giấc mơ thôi. Nhưng ba người dẫn đi là ba công an áo vàng cơ. Sau những lần sửa Thày Tuân mới bịa thành "ba thợ điện” đấy. Thế rồi bồi đắp thêm vào bằng những chi tiết thực của cuộc đời và những chi tiết bịa của trí tưởng tượng nó ra một cái truyện như thế. Rất mừng là cô Thu đọc cũng bảo hay, và Minh Hương một "Cây truyện ngắn có nghề” thì còn "bái phục” tôn thành “ bậc sư phụ” thì quả là thành công ngoài mong đợi đối với Thày Tuân rồi.Thế là ba bốn chục năm trước Thày Tuân cho Trò Hương "vay vốn", đến bây giờ Thày Tuân mới "lấy được lãi” từ Trò Hương đấy. Bây giờ thì nợ nần của đôi bên đã thanh toán sòng phằng rồi. Từ giờ thì "Thày Tuân” cứ là "Thày Tuân” mà "Trò Hương" cứ là Trò Hương”. Nhưng hướng đi tiếp sẽ là thế nào thì sẽ nghĩ và bàn tiếp sau nhé.
Tôi tuy nặng gánh phó thường dân
Không dám làm thơ chỉ ghép vần
Tiếng trắc tiếng bằng theo phép cũ
Câu đùa câu thật bỡn người thân
Văn chương dẫu chẳng nên cơm cháo
Nghiên bút còn vương chút nợ nần
Xướng họa đôi vần vui chúng bạn
Cũng là ôn cố để tri tân.
Vậy mà sau một dạo "Trò chuyện với Minh Hương” Thày Tuân lại "nối máu" viết truyện ngắn” và viết có vẻ như cũng được. Cái truyện "Vào một đêm mùa hè mất điện”, nó ra đời sau một lần Thày Tuân nằm mơ bị xử bắn. Cái đoạn đầu của truyện là tái hiện lại giấc mơ thôi. Nhưng ba người dẫn đi là ba công an áo vàng cơ. Sau những lần sửa Thày Tuân mới bịa thành "ba thợ điện” đấy. Thế rồi bồi đắp thêm vào bằng những chi tiết thực của cuộc đời và những chi tiết bịa của trí tưởng tượng nó ra một cái truyện như thế. Rất mừng là cô Thu đọc cũng bảo hay, và Minh Hương một "Cây truyện ngắn có nghề” thì còn "bái phục” tôn thành “ bậc sư phụ” thì quả là thành công ngoài mong đợi đối với Thày Tuân rồi.Thế là ba bốn chục năm trước Thày Tuân cho Trò Hương "vay vốn", đến bây giờ Thày Tuân mới "lấy được lãi” từ Trò Hương đấy. Bây giờ thì nợ nần của đôi bên đã thanh toán sòng phằng rồi. Từ giờ thì "Thày Tuân” cứ là "Thày Tuân” mà "Trò Hương" cứ là Trò Hương”. Nhưng hướng đi tiếp sẽ là thế nào thì sẽ nghĩ và bàn tiếp sau nhé.
11/9/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét