Cao Bá Quát
(Tiếp và hết)
Nhà tưởng niệm nhà Văn hóa Cao Bá Quát tại làng Phú Thị
4-與詩友番龍珍遊昆山因作昆山行云
Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn nhân tác Côn Sơn hành vân
春天何溟蒙
Xuân thiên hà minh mông!
春山連萬重
Xuân sơn liên vạn trùng!
遊子晚携瓠
Du tử vãn huề hồ,
豪興淩長空
Hào hứng lăng trường không.
客導昆山之上青且幽
Khách đạo Côn Sơn chi thượng thanh thả u,
與子相相訪故遊
Dữ tử tương tương phỏng cố du.
挎高渡險繞羅徑
Khóa cao độ hiểm nhiễu la kính,
遙支蔭蔭遙樹頭
Dao chỉ âm âm dao thụ đầu.
解衣分手散步行
Giải y phân thủ tản bộ hành,
松咷為我儲遠情
Tùng đào vị ngã trữ viễn tình.
三聲八景如追隨
Tam thanh bát cảnh như truy tùy,
洞新太白紛送迎
Đỗng Tân Thái Bạch phân tống nghinh.
仰面高青向太古
Ngưỡng diện cao thanh hướng thái cổ,
寒吵颯颯風泠泠
Hàn sao táp táp phong linh linh.
氐聲伏吟紫府章
Đê thanh phục ngâm Tử phủ chương,
番然飛髮豋山坰
Phiên nhiên phi phát đăng sơn quynh.
山坰上有范王臺
Sơn quynh thượng hữu Phạm vương đài,
古积倉倉曀綠苔
Cổ tích thương thương ế lục đài.
見說陳公舊遊赏
Kiến thuyết Trần Công cựu du thưởng,
至今山氣依然皆
Chí kim sơn khí y nhiên giai.
透玉橋邊野花小
Thấu Ngọc kiều biên dã hoa tiểu,
清虚洞里聲啼鳥
Thanh Hư động lý thanh đề điểu.
億齋賦在與谁倫
Ưc Trai phú tại dữ thùy luân?
天古高名付晴顥
Thiên cổ cao danh phó tình hiệu
維有陳朝禪者不坏身
Duy hữu trần triều thiền giả bất hoại thân
依依彗眼照今人
Y y tuệ nhãn chiếu kim nhân
浪傳世諦皆火宅
Lãng truyền thế đế giai hỏa trạch
更有何人探榻倫
Cánh hữu hà nhân thám tháp luân
行客不知遊子意
Hành khách bất tri du tử ý.
漫向山曾說禪里
Mạn hướng sơn tăng thuyết thiền lý,
樽前有酒君且飲
Tôn tiền hữu tửu quân thả ẩm.
為君一歌寒山寺
Vị quân nhất ca Hàn sơn tỷ(tự).
古拋城下六頭津
Cổ Phao thành hạ Lục Đầu tân,
請君北望看昔人
Thỉnh quân bắc vọng khan tích nhân.
百戰江山乘漁艇
Bách chiến giang sơn thặng ngư đĩnh.
萬古英雄一岫塵
Vạn cổ anh hùng nhất tụ trần.
酌酌君莫辭
Chước chước quân mạc tì ! (từ)
人世悲歡不同時
Nhân thế bi hoan bất đồng thì.
今人遊赏後人悲
Kim nhân du thưởng hậu nhân bi,
息心了義真如癡
Tức tâm liễu nghĩa chân như si.
兀坐窮單兮以為
Ngột tọa cùng thiền hề dĩ vi?
酌酌君莫辭
Chước chước quân mạc tì!(từ)
山標復有高松三两支
Sơn tiêu phục hữu cao tùng tam lưỡng chi.
番陟渺八荒
Phan trắc diếu bát hoang,
明雲天外飛
Minh vân thiên ngoại phi.
征鳥相已還
Chinh điểu tương dữ hoàn,
洛葉紛紛而
Lạc diệp phân phân nhi.
遊人歸不歸
Du nhân quy bất quy?
Dịch nghĩa:
Bài hành Côn Sơn
(Làm khi lên chơi núi Côn Sơn với ông bạn thơ Phan Long Trân) 1
Trời xuân sao mà mịt mùng!
Núi xuân liên tiếp muôn trùng!
Khách chơi,buổi chiều xách bầu rượu,
Hào hứng vượt lên khoảng trời xa.
Khách nói: “Trên núi Côn Sơn vừa mát mẻ vừa tĩnh mịch
Chúng ta hãy cùng nhau lên thăm những dấu tích xưa”.
Trèo cao vượt hiểm vòng theo lối đi rậm rạp,
xa xa kìa những ngọn cây xanh um.
Phanh áo dang tay bước đi thong thả,
Tiếng thông reo làm khuây cả nỗi lòng xa xôi.
Tưởng như Tam Thanh, Bát cảnh cũng theo mình đến,2
Và các ông Đỗng Tân, Lý Bạch đang rộn rã đón đưa, 3
Ngẩng mặt lên cất cao tiếng gọi về thời thái cổ, 4
Chỉ thấy ngọn cây dào dạt gió thổi lạnh lùng.
Thấp giọng xuống ngâm bài Tử phủ,
Thoắt lại xõa tóc bước lên cửa chùa trên núi.
Trong chùa có đài Phạm vương, 5
Dấu cổ lờ mờ rêu phủ xanh biếc.
Nghe nói đây là nơi du ngoạn của Trần Công xưa, 6
Đến nay khí núi vẫn còn sầm uất.
Bên cầu Thấu Ngọc hoa dại lăn tăn, 7
Trong động Thanh Hư tiếng chim ríu rít. 8
Bài phú của Ưc Trai còn đó nhưng biết đem bàn nóicùng ai? 9
Danh cao tự ngàn xưa phó mặc cho vòm trời xanh ngắt.淩
Chỉ có tấm thân không nát của vị sư đời Trần, 10
Đôi tuệ nhỡn vẫn sáng ngời nhìn người đương thế. 11
Còn đồn phiếm rằng Phật bảo cõi đời là cái nhà lửa, 12
Thì còn ai tìm hiểu đến pháp luân làm gì ! 13
Khách đi đường không hiểu ý người du tử,
Cứ đem mãi đạo lý nhà Phật ra mà nói với ông sư.
Trước mặt có vò rượu anh hãy uống đi,
Tôi sẽ vì anh mà hát bài “Hàn Sơn tử” 14
Dưới thành Cổ Phao trên sông Lục Đầu, 15
Anh hãy quay về phía bắc mà nhìn người thuở trước!
Trên khoảng non sông từng qua trăm trận đánh nay chỉ thấy một chiếc thuyền câu,
Bao khách anh hùng muôn thuở nay chỉ là một đám bụi!
Rót đi! rót nữa đi! xin đừng từ chối!
Cõi đời buồn hay vui từng lúc khác nhau.
Nơi người nay vui ngắm lại là nơi người sau ngậm ngùi.
Tắt hết tâm cơ hiểu làu nghĩa lý thật chỉ là ngây
Ngồi thừ ra để suy cùng đạo Phật hỏi để làm gì?
Rót đi! rót nữa đi! xin đừng từ chối!
Kia trên đỉnh núi còn có đôi ba cành tùng cao,
Trèo lên đến nơi nhìn ra tám cõi,
Chỉ thấy những đám mây lờ mờ bay tận ngoài trời,
Chim đi xa đã rủ nhau về,
Lá cây rụng đang bay phấp phới.
Khách du tử về hay không đây?
Dịch thơ:
Trời xuân sao mịt mùng
Núi xuân liền trập trùng
Du khách mang bầu rượu
Hăm hở vượt lên không
Đỉnh Côn Sơn im mát
Thăm dấu vết xưa cùng
Trèo cao và vượt hiểm
Những ngọn cây xanh um
Phanh áo dang tay bước
Thông reo khuây nỗi lòng
Tam Thanh, Bát Cảnh theo mình đến
Đỗng Tân, Lý Bạch ra đón mừng
Cất cao tiếng gọi về thái cổ
Chỉ nghe ngọn thông gió lạnh lùng
Thấp giọng xuống ngâm bài Tử phủ
Thoắt lại xõa tóc lên chùa am
Trong chùa đài Phạm Vương
Lờ mờ rêu xanh biếc
Nơi đây Trần Công xưa dạo bước
Đến nay khí núi vẫn sầm uất
Bên cầu Thấu Ngọc hoa nhỏ ly ti
Trong động Thanh Hư tiếng chim ríu rít
Phú Ức Trai biết bàn cùng ai
Danh cao phó mặc trời xanh ngắt
Chỉ vị sư Trần tấm thân không nát
Tuệ nhãn sáng ngời vẫn chiếu nhân gian
Phật bảo cõi đời là “nhà lửa”
Hỏi ai còn tìm hiểu pháp luân
Khách trên đường không hiểu ý du nhân
Cứ giảng mãi cho sư về Phật
Đây vò rượu uống cho say ngất
Tôi sẽ vì anh ngâm khúc “Hàn sơn”
Dưới thành Cổ Phao trên Lục Đầu Giang
Quay hướng Bắc mà nhìn người thuở trước
Núi sông trăm trận nay chiếc thuyền con
Bao khách anh hùng chỉ còn đám bụi
Rót đi!Rót đi! Xin đừng từ chối
Cõi đời buồn vui từng lúc khác nhau
Nơi người nay vui buồn để người sau
Tắt lửa lòng, thông làu nghĩa lý
Ngồi thừ theo Phật cũng là vô nghĩa
Rót đi! Rót đi! Đừng từ chối nữa
Kìa trên đỉnh núi mấy ngọn tùng cao
Hãy trèo tận nơi nhìn ra tám cõi
Bay tận bên trời lờ mờ sương khói
Chim đi xa đã rủ nhau về
Lá cây lìa cành phấp phới lê thê
Người du chơi hời đi hay không đi ?
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú:
1-Phan Long Trân: không rõ là ai, chắc chỉ là người bạn thơ của Cao Bá Quát nhưng không có tiếng nên người sau quên lãng.
2-Tam thanh, bát cảnh:
-Tam thanh: ba cái động là Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, ở phía bắc thị xã Lạng Sơn. .
-Bát cảnh: tám cảnh đẹp quanh hồ Tây: (1).Bến trúc Nghi Tàm: bến tắm của chúa Trịnh Giang; (2).Rừng bàng Yên Thái: do Trịnh Giang bắt trồng; (3).Đàn thề Đồng Cổ: do vua Lý Thái Tông(1028-1054) xây để hàng năm quần thần đến thề tỏ lòng trung hiếu;(4).Phật say làng Thụy: pho tượng phật chống gậy, có dáng đi như người say rượu,ở một nhôi chùa Làng Thụy Chương ngày xưa; (5).Sâm cầm rợp bóng: nghề săn chim sâm cầm ở các làng quanh hồ Tây; (6).Đồng bông Nghi Tàm: làng Nghi Tàm xưa có nghề trồng hoa, có những vườn hoa rất đẹp; (7).Chợ đêm Khán Xuân: chúa Trịnh thường họp các cung nữ mở chợ đêm tại phường Khán Xuân để mua vui; (8).Tiếng đàn hành cung: sau khi họ Trịnh đổ, những cung nữ còn sót lại trong các hành cung, vẫn gảy những điệu đàn rất du dương.
3-Đỗng Tân và Lý Bạch:
-Đỗng Tân, tức là Lữ Đỗng Tân, còn gọi là Lữ Tổ, một trong các vị được gọi là “bát tiên”.
-Lý Bạch, tức là Lý Thái Bạch, còn gọi là Trích Tiên(ông tiên bị giáng xuống trần.
Đỗng Tân và Lý Bạch đều là những nhà thơ nổi tiếng đời Đường.
4-Gọi về thái cổ: ý nói cất tiếng ngâm, tưởng tượng về đời thái cổ.
5-Đài Phạn vương: Chùa thờ phật ở suờn núi Côn Sơn.
6-Trần Công: tức Trần Nguyên Đán, người tôn thất đời Trần, làm quan đến chức Nhập nội kiểm hiệu tư đồ, bình chương sự, quốc thượng hầu, lúc về già nghỉ ở Côn Sơn.
7-Cầu Thấu Ngọc: cây cầu bắc qua suối Côn Sơn, một hạ mục công trình của Thanh Hư động, do Trần Nguyên Đán xây đựng khi ông về hưu ẩn tại đây.
8-Thanh Hư : tên động , do vua Duệ Tông ngự bút viét tặng.
9-Ức Trai: tên hiệu của Nguyễn Trãi.
10-Thân không nát của vị sư đời Trần: chỉ sư Huyền Quang, có xá lỵ đặt trong Minh Đăng bảo tháp, trên sườn núi sau chùa Côn Sơn.
11-Tuệ nhỡn: tức mắt phật, có thể nhìn thấy được thực tướng của sự vật.
12-Nhà lửa: dịch chữ “hỏa trạch”, thuyết nhà Phật cho cõi đời phiền não như cái “nhà lửa”.
13-Pháp luân: bánh xe phép,đạo Phật nói: Phật chuyển vận “bánh xe phép” để cứu khắp mọi loài.
14-Hàn Sơn Tử, tên một cao tăng đời Đường(Trung Quốc), tu trong động Hàn Nham, trên núi Thiên Thai, không ai rõ tung tích. Lư Chỉ Dận làm quan ở Đan Khâu, nghe tiếng đến tìm, nhưng Hàn Sơn Tử không tiếp, lánh chạy vào trong động, cửa động tự nhiên đóng lại.
15-Thành Cổ Phao: tức Phả Lại ngày nay. bến sông Lục Đầu trong câu thơ này chắc chỉ bến Phả Lại, câu thơ tiếp sau làm rõ ý này.
12/10/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét