Từng nghe người xưa dạy rằng: "Trung ngôn nghịch nhĩ" hoặc: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng". Khi đó, kẻ nông cạn này chỉ nghĩ những lời dạy trên muốn truyền rằng: những lời nói thẳng nói thật về khiếm khuyết, nhược điểm của ai đó đều khó nghe và không dễ gì tiêu hóa nổi. Thì đấy, đến như các bậc quân vương từ xưa tới nay đã mấy ai nghe theo lời can dán của trung thần? Xa hơn thì có Ngô Phù Sai vì chẳng nghe lời nói thẳng của Ngũ Tử Tư nên mới mắc phải mỹ nhân kế và khổ nhục kế của Việt Vương Câu Tiễn mà rước về thất bại thảm thương. Gần hơn thì có vua Càn Long, dẫu biết Hòa Thân su nịnh vẫn thấy lời nói của y dễ nghe. Dẫu biết Lưu Dung trung thành thẳng thắn nhưng lại không thể dễ dàng tiếp thu lời nói của vị trung thần này. Ở nước ta, lời tấu trung thực của thầy Chu Văn An cũng có được vị vua vốn là học trò của ông nghe theo đâu. Khiến ông buồn lòng mà trả mũ áo về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng của vùng đất Chí Linh. Rồi trung thần Nguyễn Trãi đâu có được nhà vua tin dùng. Thậm chí còn bị bọn gian thần dèm pha, hãm hại đến mức phải nhận thảm cảnh chu di tam tộc đấy thôi
Tuy biết vậy nhưng chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng khi kể một câu chuyện thật thì lại không được người nghe tiếp thu, thậm chí họ còn phản đối rần rần (dẫu rằng câu chuyện ấy chẳng làm ảnh hưởng đến ai, chẳng nhằm hướng tới điều gì, chỉ là kể cho biết vậy thôi).
Số là thế này, ông xã tôi hay bị sút lưng. Chẳng biết do dãn dây chằng hay thoát vị đĩa đệm cột sống. Chỉ biết rằng mỗi lần bị thì đau lắm. Nằm đau, ngồi cũng đau, đi đứng thì càng đau hơn. Nên mặt mũi thì nhăn nhó, lưng thì khòng khòng trông già đi đến hàng chục tuổi. Đến tội. Mà cái sự sút lưng ấy cũng diễn ra bất ưng lắm. Có khi ra thăm vườn, thấy cây cỏ nhổ lên rồi nghe nhoằng một cái ở lưng thế là sút lưng, là đau đớn. Có khi ném một hòn đá nhỏ cũng sút lưng. Lại có khi với tay vào chum, bốc nắm thóc cho gà ăn cũng sút lưng đến nỗi phải chống gậy đi mà vẫn đau không chịu nổi. Bực mình, chàng mới làm một bài thơ kể về nông nỗi ấy. Thơ rằng:
Ốm đau bệnh tật thật vô chừng
Bốc thóc cho gà cũng sút lưng
Đi đứng nằm ngồi ra ngượng ngập
Cúi quay nghiêng ngửa hóa lừng khừng
Chạy vung xích chó, thôi đành chịu
Nằm cạnh nhân tình cũng dửng dưng
Mong ước chừng nào lưng dẻo lại
Chẳng dê thì chó cũng ăn mừng
( Đỗ Đình Tuân)
Khi bầu bạn đến thăm,chàng mới kể lại sự tình, rồi đọc bài thơ đó lên. Ai ai cũng nhao nhao phản đối: " Ông nói thế nào ấy chứ, làm gì có chuyện bốc thóc cho gà cũng sút lưng"? Có người còn nửa đùa nửa thật mà rằng: "Chắc bố lại ham hố quá chứ gì"? Mọi người cười ồ và đều quả quyết nhất định là do ham hố quá. Thấy vậy, tôi mới làm một bài thơ rồi mang trình làng bầu bạn. Thơ rằng:
Bệnh tật tai mi chẳng có chừng
Máu dê hơi quá hóa đau lưng
Đêm dăm bảy trận la đà lả
Ngày một vài ca lửng lửng khừng
Lưng sún đâu chừa tình tính tính
Gối long nào chịu dửng dừng dưng
Này này tớ bảo cho mà biết
Bỏ tính kia đi tớ sẽ mừng
( Song Thu họa nguyên vận bài thơ trên)
Trình làng xong, tôi nín thở chờ sự phản đối, rằng thì là đàn bà chi mà bạo mồm bạo miệng mà ngoa ngoắt đáo để thế không biết. Hoặc chí ít cũng là: bà cứ hay nói quá lên chứ làm gì đến nỗi thế? Nhưng tuyệt nhiên không một ai phản đối mà mọi người cùng vỗ tay bôm bốp rồi ồ lên mà rằng : " Đấy, bà ấy mới nói thật. Ông chỉ ngụy biện" rồi cười sảng khoái tỏ ra vui vẻ lắm, tin tưởng lắm vào cái bài thơ hoàn toàn bịa của tôi. Thế thì còn trời đất nào nữa. Tôi chỉ biết mắt chữ a mồm chữ o mà ngơ ngác thôi chứ biết làm sao bây giờ? Từ đó, mỗi lần ông xã tôi bị sút lưng, bầu bạn lại nháy mắt cười và nói: " Ham hố lắm vào! Đêm dăm bảy trận nữa vào"...
Thế thì có oan uổng cho ông xã tôi không cơ chứ? Trời ơi là trời! Liệu trên đời này còn bao nhiêu trường hợp " NÓI THẬT BỊ PHẢN ĐỐI - NÓI DỐI ĐƯỢC HOAN HÔ " nữa đây?!
Tuy biết vậy nhưng chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng khi kể một câu chuyện thật thì lại không được người nghe tiếp thu, thậm chí họ còn phản đối rần rần (dẫu rằng câu chuyện ấy chẳng làm ảnh hưởng đến ai, chẳng nhằm hướng tới điều gì, chỉ là kể cho biết vậy thôi).
Số là thế này, ông xã tôi hay bị sút lưng. Chẳng biết do dãn dây chằng hay thoát vị đĩa đệm cột sống. Chỉ biết rằng mỗi lần bị thì đau lắm. Nằm đau, ngồi cũng đau, đi đứng thì càng đau hơn. Nên mặt mũi thì nhăn nhó, lưng thì khòng khòng trông già đi đến hàng chục tuổi. Đến tội. Mà cái sự sút lưng ấy cũng diễn ra bất ưng lắm. Có khi ra thăm vườn, thấy cây cỏ nhổ lên rồi nghe nhoằng một cái ở lưng thế là sút lưng, là đau đớn. Có khi ném một hòn đá nhỏ cũng sút lưng. Lại có khi với tay vào chum, bốc nắm thóc cho gà ăn cũng sút lưng đến nỗi phải chống gậy đi mà vẫn đau không chịu nổi. Bực mình, chàng mới làm một bài thơ kể về nông nỗi ấy. Thơ rằng:
Ốm đau bệnh tật thật vô chừng
Bốc thóc cho gà cũng sút lưng
Đi đứng nằm ngồi ra ngượng ngập
Cúi quay nghiêng ngửa hóa lừng khừng
Chạy vung xích chó, thôi đành chịu
Nằm cạnh nhân tình cũng dửng dưng
Mong ước chừng nào lưng dẻo lại
Chẳng dê thì chó cũng ăn mừng
( Đỗ Đình Tuân)
Khi bầu bạn đến thăm,chàng mới kể lại sự tình, rồi đọc bài thơ đó lên. Ai ai cũng nhao nhao phản đối: " Ông nói thế nào ấy chứ, làm gì có chuyện bốc thóc cho gà cũng sút lưng"? Có người còn nửa đùa nửa thật mà rằng: "Chắc bố lại ham hố quá chứ gì"? Mọi người cười ồ và đều quả quyết nhất định là do ham hố quá. Thấy vậy, tôi mới làm một bài thơ rồi mang trình làng bầu bạn. Thơ rằng:
Bệnh tật tai mi chẳng có chừng
Máu dê hơi quá hóa đau lưng
Đêm dăm bảy trận la đà lả
Ngày một vài ca lửng lửng khừng
Lưng sún đâu chừa tình tính tính
Gối long nào chịu dửng dừng dưng
Này này tớ bảo cho mà biết
Bỏ tính kia đi tớ sẽ mừng
( Song Thu họa nguyên vận bài thơ trên)
Trình làng xong, tôi nín thở chờ sự phản đối, rằng thì là đàn bà chi mà bạo mồm bạo miệng mà ngoa ngoắt đáo để thế không biết. Hoặc chí ít cũng là: bà cứ hay nói quá lên chứ làm gì đến nỗi thế? Nhưng tuyệt nhiên không một ai phản đối mà mọi người cùng vỗ tay bôm bốp rồi ồ lên mà rằng : " Đấy, bà ấy mới nói thật. Ông chỉ ngụy biện" rồi cười sảng khoái tỏ ra vui vẻ lắm, tin tưởng lắm vào cái bài thơ hoàn toàn bịa của tôi. Thế thì còn trời đất nào nữa. Tôi chỉ biết mắt chữ a mồm chữ o mà ngơ ngác thôi chứ biết làm sao bây giờ? Từ đó, mỗi lần ông xã tôi bị sút lưng, bầu bạn lại nháy mắt cười và nói: " Ham hố lắm vào! Đêm dăm bảy trận nữa vào"...
Thế thì có oan uổng cho ông xã tôi không cơ chứ? Trời ơi là trời! Liệu trên đời này còn bao nhiêu trường hợp " NÓI THẬT BỊ PHẢN ĐỐI - NÓI DỐI ĐƯỢC HOAN HÔ " nữa đây?!
5-9-2014
Song Thu
Song Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét