13/6/2010
Thày trò mình đàm đạo văn chương với nhau cũng là để "vỡ lẽ" thêm ra những vấn đề trong văn chương cũng như trong cuộc sống. Và cũng muốn nó có thể phần nào giúp cho cây bút Minh Hương có thể vươn lên được những tác phẩm toàn bích hơn thôi. Chứ văn cũng như người, "nhân vô thập toàn" cả thôi mà. Riêng truyện Vườn mai thày rất thích cái vấn đề của nó. Cái bi kịch của lòng tốt này phổ biến lắm, thường gặp lắm. Lần trước thày chỉ đọc truyện thày đã khen "viết giỏi" nhưng tiếc là thuyết giáo hơi nhiều. Lần này được nghe Hương kể qua về "nguyên mẫu" của truyện, thày lại càng tiếc hơn. Chính cuộc sống đã sáng tạo ra một cách thức giải quyết vấn rồi đấy chứ. "Tự mình gánh chịu, không muốn làm vướng bận đến ngừời thân..." đó là một gương mẫu quá tuyệt vời. Giá như Hương cứ ép mình lại, chỉ làm người thư ký trung thành của cuộc đời như ghi lại một cách khách quan"nguyên mẫu" ấy thôi. Rồi để cho nhiều năm sau có người tâm sự với Hương rằng...Mọi người lúc ấy mới chợt nhận ra, sẽ càng cảm phục nhân vật hơn, hiệu quả "dạy đời" mới văn chương và sâu sắc hơn. Từ nguyên mẫu này người đọc sẽ ngộ ra rằng "sự hy sinh" cần có ngay cả trong cuộc đời thường nhật chứ đâu cứ phải ở những nơi có công to việc lớn...Có đúng không nào?
Hương này! thày chưa rõ lý do vì sao mà ở cái truyện này Hương lại đòi thày trừ nợ cho Hương những hai năm? Hay thấy "thày bở" thì đào mãi. Nhưng thôi trò đã xin thì thày cũng cho. "Đếm củ dưa hành, đo chai nước mắm" với trò Hương làm gì? Không khéo "trò Hương" lại đánh giá là "không Người" thì sợ lắm.
Còn về vai vế thì danh chính trong đời "Thầy Tuân" là Thày, "Trò Hương" là trò. Nhưng trong các lĩnh vực cụ thể thì nên tôn trọng nguyên tắc ai giỏi hơn cái gì sẽ là thày cái ấy. Chẳng hạn như trong lĩnh vực viết truyện ngắn thì "trò Hương" lại giỏi hơn "thày Tuân" thế thì khi bàn về truyện ngắn thày Tuân phải tự xưng mình là "trò Tuân" và gọi "trò Hương" là "Cô giáo Hương". Có đúng không nào? Đó là "thật" hay là "đùa" đố "cô giáo Hương" biết đấy? Lần này Thày Tuân lại gửi cho trò Hương thêm một bài thơ nữa, bài "Cùng em về thăm Côn Sơn" sáng tác tháng 1/1980
Hương này! thày chưa rõ lý do vì sao mà ở cái truyện này Hương lại đòi thày trừ nợ cho Hương những hai năm? Hay thấy "thày bở" thì đào mãi. Nhưng thôi trò đã xin thì thày cũng cho. "Đếm củ dưa hành, đo chai nước mắm" với trò Hương làm gì? Không khéo "trò Hương" lại đánh giá là "không Người" thì sợ lắm.
Còn về vai vế thì danh chính trong đời "Thầy Tuân" là Thày, "Trò Hương" là trò. Nhưng trong các lĩnh vực cụ thể thì nên tôn trọng nguyên tắc ai giỏi hơn cái gì sẽ là thày cái ấy. Chẳng hạn như trong lĩnh vực viết truyện ngắn thì "trò Hương" lại giỏi hơn "thày Tuân" thế thì khi bàn về truyện ngắn thày Tuân phải tự xưng mình là "trò Tuân" và gọi "trò Hương" là "Cô giáo Hương". Có đúng không nào? Đó là "thật" hay là "đùa" đố "cô giáo Hương" biết đấy? Lần này Thày Tuân lại gửi cho trò Hương thêm một bài thơ nữa, bài "Cùng em về thăm Côn Sơn" sáng tác tháng 1/1980
14/6/2010
Thày ơi! hi hi... Vui vui quá, ấy vui thật vui!...
Thứ nhất, được thày tính trừ nợ 2 năm, cộng với thư trước 1 năm, thế là em đã trả nợ được 3 năm, còn 7 năm nữa. Em không cần biết thày đùa hay thật, trò hương vẫn thường học mà chơi, chơi mà học, nên thày đã bày trò thì trò Hương phải chơi và học hết mình. Còn tất nhiên là khi thấy "bở" thì nhất định trò Hương phải "đào" rồi ạ. Thày hay thích đùa nên hỏi em sao thư này lại đòi thày trả nợ 2 năm? Thày biết thừa đi rồi chứ ạ! Thế này nhé: chuyện Cha và Dì, thày khen và chỉ ra có một lỗi nhỏ do đánh máy sai, thày trừ nợ cho em 1 năm. Truyện Vườn Mai, thày khen ý hay, nhưng diễn hơi "kịch" và trò Hương đã rút ra bài học: Nói ít hiểu nhiều. Như vậy đương nhiên là trò Hương phải xin thày trừ nợ cho 2 năm chứ. Thày có đồng ý là trò Hương tính rất hiệu quả không ạ? Nếu thày không đồng ý thì trò Hương "ứ chơi" nữa, mà không được chơi trò này nữa thì trò Hương sẽ khóc hu hu hu, sẽ bắt đền thầy đấy ạ.
Thứ hai, không biết thày thử trò Hương hay sao mà cứ gửi nhầm mãi thế. Hôm trước, mải trả nợ, trò Hương quên chưa đòi thày gửi lại bài, hôm nay lại gửi nhầm nữa. Hi Hi, trò Hương cười tít mắt đấy. Từ khi được trò chuyện với thày, trò Hương thấy hốt quá vẫn thường nghĩ: "Ông giáo già này đã 70 tuổi rồi mà còn minh mẫn quá, còn mình mới ngoài 50 mà quên ngược quên xuôi...". Hôm nay, phát hiện ra, thày cũng có lúc nhầm. Khi chấm bài cho các trò, thày vẫn trừ điểm nếu các trò bị nhầm, đúng không ạ? vì đáp án không có điểm cho cái sự nhầm. Vậy nên, trò sẽ đòi thày trừ nợ 1/2 năm, trò cũng không chỉ ra cái nhầm, để tự thày tìm, nếu thày không tìm ra, trò Hương sẽ đòi thày trừ nợ 1/2 năm nữa. hi hi hi... Thày có thấy vui không ạ?
Dạ thưa thày! Thư này, em có gửi kèm truyện ngắn Hồng Nhung, thày đọc và thẩm định cho em. Về truyện Nỗi đau, em xin có một vài tâm sự với thày thế này ạ:
Khi em đến thăm ba má thằng Chiến Thắng (Tên thật của nó là gì, em không dám hỏi), khoảng năm 1995, họ cho biết: ròng rã ngần ấy năm, từ sau giải phóng, họ đã có đơn xin được nhà nước xét trường hợp hy sinh của con trai họ, mãi đến ngày 27/7 vừa rồi, họ mới nhận được ý kiến trả lời của bộ, không công nhận Nó là liệt sĩ vì chưa đến tuổi thành niên và được UBND phường đưa vào danh sách gia đình có công với cách mạng, tức là thuộc diện Gia đình chính sách, hàng năm sẽ được Chính quyền thăm và tặng quà vào các dịp lễ, tết… Nhìn hai vợ chồng, nhất là người vợ héo hon, gầy guộc, đôi mắt vô hồn, lòng em tê buốt. Dù đã sinh thêm hai người con, nhưng nỗi đau của họ về đứa con trai chết ngạt không thể nào quên. Sau những năm tháng mưu sinh trong giai đoạn đất nước khốn khó của thời bao cấp, họ đã dìu nhau về căn cứ xưa để tìm lại vong linh của bé, nhưng tất cả đã thay đổi, họ lại trở về đắm chìn trong nỗi đau đớn, đêm ngày vò võ nhìn lên bàn thờ nhỏ xíu của Nó mà lòng không dứt nỗi ám ảnh… Suốt mấy tháng trời, sau khi gặp họ, em bị ám ảnh day dứt, trong người cứ nôn nao, vột vạt. Thế là em phải viết. Tất cả hầu như là thật, chỉ có sự giằn vặt, vật vã, luôn gặp ác mộng và căn bệnh ung thư gan của người chỉ huy (em đặt tên là ông Tư) là do em hư cấu, không biết có thật đến đâu, nhưng em tin chắc chắn là có. Khi đó, em được biết người chỉ huy đó đã chết rồi. Thực ra, chính là nỗi ám ảnh dằn vặt của ông Tư đã bị chết ngạt cùng với sự ra đi của ông ta (đúng như thày mong muốn). Nhưng em nghĩ, nghĩa tử là nghĩa tận, cũng là để giải thoát cho chính mình. Sự tàn bạo, nghiệt ngã của chiến tranh tự nó đã nói lên tất cả. Còn những đồng phạm của nó phải được xám hối. Dù em biết, mình hơi quá vì cho rằng người chỉ huy kia là đại diện của đồng phạm chiến tranh. Em nghĩ, nếu em là chỉ huy, là những người trong đoàn người ấy, em sẽ đón nhận tất cả, nếu chết thì cùng chết, sao lại dành mạng sống với một đứa trẻ vô tội chứ. Truyện viết xong, em cảm thấy nhẹ được phần nhỏ trong lòng, và ngần ấy năm, em vẫn luôn bị dằn vặt, tức giận vì không hiểu tại sao người ta lại xử sự như vậy ? … Không báo nào đăng truyện này của em. Đây là truyện ngắn duy nhất của em không được đăng (Mới đây, Chim Việt Cành Nam đã cho lên mạng rồi). Qua phần góp ý của thày, em đã có bài học cho mình: phải đi đến tận cùng của sự xung đột. Khi bình tâm nhìn lại, em biết mình đã thiếu khách quan, hơi chủ quan trong cách xử lý vấn đề. Nhưng thật lòng, mỗi lần nghĩ về ba, má của thằnng Chiến Thắng, tim em luôn nhói buốt. Họ cứ phải đằng đẵng tồn tại trên đời này như thế, thật khủng khiếp quá… Cần phải có sự ăn năn kia của người chỉ huy trước khi chết để xoa dịu một phần nỗi đau của họ dù rất nhỏ. Người chết là hết… Chính cái tình này của người viết đã làm cho sức tố cáo của truyện bị giảm đi. Em biết thế rồi ạ.
Thư này, thày trừ nợ bao nhiêu, trò Hương cũng nhận, không dám mặc cả với thày. Em chào thày ạ!
3/9/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét