Bài 23 (064 )
Xuân tiêu lữ thứ
春宵旅次 | Xuân tiêu lữ thứ (1) |
蕭蕭蓬鬢老風塵 | Tiêu tiêu bồng mấn (2) lão phong trần |
暗裡偏驚物候新 | Ám lí thiên kinh vật hậu tân |
池草未闌千里夢 | Trì thảo (3) vị lan thiên lí mộng |
庭梅已換一年春 | Đình mai dĩ hoán nhất niên xuân (4) |
英雄心事荒馳騁 | Anh hùng tâm sự hoang trì sính (5) |
名利營場累笑顰 | Danh lợi doanh trường lụy tiếu tần (6) |
人事蕭條春自好 | Nhân sự tiêu điều xuân tự hảo |
團城城下一沾巾 | Đoàn thành (7) thành hạ nhất triêm cân |
Dịch nghĩa: Đêm xuân quán khách
Bời bời mái tóc bồng già cùng gió bụi
Trong thầm lặng riêng sợ khi nhìn thấy cảnh vật đổi mới
Ngoài nghìn dặm chưa tan giấc mộng "cỏ bờ ao"
Cây mai ở trước sân đã đổi một năm xuân
Tâm sự anh hùng đã nguội, không còn nghĩ đến chuyện dong ruổi
Trên trường danh lợi những kẻ lụy về vẻ khóc cười
Người buồn bã xuân riêng đẹp
Đứng dưới chân thành Đoàn, một mình, lệ thấm khăn
Dịch thơ: Đêm xuân quán khách
Già theo gió bụi tóc bời bời
Tâm sự anh hùng đã nguội, không còn nghĩ đến chuyện dong ruổi
Trên trường danh lợi những kẻ lụy về vẻ khóc cười
Người buồn bã xuân riêng đẹp
Đứng dưới chân thành Đoàn, một mình, lệ thấm khăn
Dịch thơ: Đêm xuân quán khách
Già theo gió bụi tóc bời bời
Lòng vẫn sợ sau vật đổi dời
“Ao cỏ” chưa quên nghìn dặm mộng
Cây mai đã đổi một xuân thời
Anh hùng tâm sự quên dong ruổi
Danh lợi trường buôn lụy khóc cười
Buòn bã người thôi xuân vẫn đẹp
Dưới chân thành Lạng lệ thầm rơi.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích:
(1) Lữ thứ: Tác giả làm bài này khi lên Lạng Sơn để đón sứ thần nhà Thanh năm Giáp Tí (1805).
(2) Bồng mấn: Mái tóc rối bời như cỏ bồng.
(3) Trì thảo: Chữ lấy trong câu thơ của Tạ Linh Vận đời Tấn: "Trì đường sanh xuân thảo". Nguyên Tạ Linh Vận có người em học tên là Tạ Huệ Liên mới 10 tuổi đã biết làm thơ. Linh Vận thường tán thán và nói rằng khi ngồi cùng Huệ Liên thì thế nào cũng nghĩ
được thơ hay. Một hôm Linh Vận ngồi nơi bờ ao nghĩ thơ, nhưng không tìm ra tứ. Về nhà
nằm ngủ chiêm bao thấy Huệ Liên, thức dậy làm được câu "Trì đường sanh xuân thảo",
rất lấy làm đắc ý. Câu chuyện này truyền ra trở thành một giai thoại trong làng thơ.
(4) Đình mai: Dùng mai trong thơ, một là để tả xuân, hai là để ngụ ý ở nơi trạm để đợi sứ, mươn ý câu thơ Đường: "Chiết mai phùng dịch sứ". Nguyễn Du đến Lạng Sơn mùa Đông năm Quý Hợi (1804) và làm bài "Xuân tiêu" năm Giáp Tí (1805), nên mới nói là "Dĩ hoán nhất niên xuân".
(5) Trì sính: Trì là ngựa chạy mau. Sính cũng là ngựa chạy mau. Hai chữ ghép lại thành nghĩa là dong ruổi.
(6) Tiếu tần: "Tiếu" là cười. "Tần" là nhăn mày.
(7) Đoàn thành: Tên riêng của thành Lạng Sơn. Có tên như vậy vì góc Tây Bắc của thành
hình vòng tròn.
(1) Lữ thứ: Tác giả làm bài này khi lên Lạng Sơn để đón sứ thần nhà Thanh năm Giáp Tí (1805).
(2) Bồng mấn: Mái tóc rối bời như cỏ bồng.
(3) Trì thảo: Chữ lấy trong câu thơ của Tạ Linh Vận đời Tấn: "Trì đường sanh xuân thảo". Nguyên Tạ Linh Vận có người em học tên là Tạ Huệ Liên mới 10 tuổi đã biết làm thơ. Linh Vận thường tán thán và nói rằng khi ngồi cùng Huệ Liên thì thế nào cũng nghĩ
được thơ hay. Một hôm Linh Vận ngồi nơi bờ ao nghĩ thơ, nhưng không tìm ra tứ. Về nhà
nằm ngủ chiêm bao thấy Huệ Liên, thức dậy làm được câu "Trì đường sanh xuân thảo",
rất lấy làm đắc ý. Câu chuyện này truyền ra trở thành một giai thoại trong làng thơ.
(4) Đình mai: Dùng mai trong thơ, một là để tả xuân, hai là để ngụ ý ở nơi trạm để đợi sứ, mươn ý câu thơ Đường: "Chiết mai phùng dịch sứ". Nguyễn Du đến Lạng Sơn mùa Đông năm Quý Hợi (1804) và làm bài "Xuân tiêu" năm Giáp Tí (1805), nên mới nói là "Dĩ hoán nhất niên xuân".
(5) Trì sính: Trì là ngựa chạy mau. Sính cũng là ngựa chạy mau. Hai chữ ghép lại thành nghĩa là dong ruổi.
(6) Tiếu tần: "Tiếu" là cười. "Tần" là nhăn mày.
(7) Đoàn thành: Tên riêng của thành Lạng Sơn. Có tên như vậy vì góc Tây Bắc của thành
hình vòng tròn.
14/5/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét