Bài 35(018 NTTN)
Tặng nhân
贈人 | Tặng nhân |
盈盈一水對孤村 | Doanh doanh nhất thủy đối cô thôn |
中有高人不出門 | Trung hữu cao nhân bất xuất môn |
蕉鹿夢場心不競 | Tiêu lộc (1) mộng trường tâm bất cạnh |
秦隋往事口能言 | Tần Tùy (2) vãng sự khẩu năng ngôn |
春雲滿徑群麋鹿 | Xuân vân mãn kính quần mi lộc |
秋稻豋場督子孫 | Thu đạo đăng trường đốc tử tôn |
我欲掛冠從此逝 | Ngã dục quải quan tòng thử thệ |
與翁壽歲樂琴樽 | Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn |
Dịch nghĩa: Tặng người
Một dòng sông đầy ngăn một xóm hẻo lánh
Trong đó có một cao sĩ không ra khỏi cửa
Giấc mộng "lá chuối dấu hươu" lòng không tranh đua
Chuyện cũ đời tần đời Tùy miệng vẫn kể lại được
Mây mùa xuân phủ đầy lối đi, làm bạn cùng hươu nai
Lúa mùa thu đầy đồng, lo đôn đốc con cháu
Ta muốn treo mũ ra về theo ý nguyện
Để cùng ông gảy đàn uống rượu vui hưởng tuổi già
Dịch thơ: Tặng người
Dòng sông nước lớn một làng xa
Như một cao nhân chỉ ở nhà
“Lá chuối giấu hươu” không nghĩ đến
Tần Tùy chuyện cũ chẳng tham gia
Lối xuân bạn với bầy nai hoãng
Đồng lúa vui cùng con cháu ta
Vẫn muốn từ quan theo ý nguyện
Cùng ông đàn rượu dưỡng tâm già.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích:(1) Tiêu lộc: Lá chuối và con nai. Sách Liệt Tử chép: Có người tiều phu thấy một con nai bị thợ săn đuổi chạy hoảng, bèn đón đường đánh chết. Vì mắc đi đốn củi chưa đem về được, phải đem dấu một nơi kín đáo và lấy lá chuối phủ kín. Lúc trở về quên lửng không biết dấu nơi nào, bèn cho là chuyện chiêm bao, vừa đi vừa lẩm bẩm kể câu chuyện. Một người đi đàng nghe kể lể, theo lối đó mà đi tìm thì thấy một con nai dấu dưới lá chuối. Về nhà bảo vợ: "Lúc nãy anh kiếm củi mộng bắt được con nai mà không biết ở chỗ nào. Bây giờ ta tìm được nai thì kẻ kia là mộng thật". Vợ đáp: "Hay là chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được nai, chớ làm gì có người kiếm củi thật. Thế là anh mộng thật chăng?". Chồng nói: "Đây ta cứ biết được nai là được nai cần gì phải biết rõ rằng ta mộng hay hắn mộng". Người kiếm củi về nhà đêm mộng thấy chỗ mình dấu nai và người đến lấy nai mình dấu. Theo mộng tìm được người và nai. Bèn kiện đòi nai lại. Quan không biết xử sao cho phải bèn truyền chia đôi con nai, mỗi người lấy một nửa.
(2) Tần Tùy: Chuyện đời Tần Tùy. Có lẽ do tích trong bài "Đào hoa nguyên kí" của Đào Tiềm: Những người trong núi không biết chuyện bên ngoài thời họ đang sống, nhưng nhớ chuyện đời xưa nhà Tần nhà Tùy.
(2) Tần Tùy: Chuyện đời Tần Tùy. Có lẽ do tích trong bài "Đào hoa nguyên kí" của Đào Tiềm: Những người trong núi không biết chuyện bên ngoài thời họ đang sống, nhưng nhớ chuyện đời xưa nhà Tần nhà Tùy.
26/5/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét