HỒI THỨ MƯỜIPhố cổ Đồng Văn sắp thành phế tíchĐịa đầu Lũng Cú muôn năm vững bềnRa khỏi trạm dừng chân đỉnh Mã Pí Lèng thì trời lất phất mưa. Chúng tôi nhanh chóng lên xe để chạy tiếp. Cậu lái xe bảo: “Các cô, các chú may thật đấy! Từ sáng đến giờ tạnh ráo, tha hồ ngắm cảnh, chụp ảnh và bây giờ đã vượt qua đèo Mã Pí Lèng rồi trời mới mưa”. Ừ thì Trời cũng phải chiều người có tâm một tý chứ. Chẳng mấy chốc xe đã tới thị trấn Đồng Văn và mưa thì càng lúc càng to. Nhìn đồng hồ thấy đã hơn 12h. Kể ra lúc này dừng lại ăn uống cũng là phải song tôi thấy lo lo thế nào ấy. Quỹ thời gian chỉ còn 8 tiếng mà chúng tôi còn bao nhiêu đường đất phải đi. Nhớ rằng tay Thảo Dê đã mua 1 kg thịt lợn, tôi bàn: “Ta nmua thêm một ít đồ ăn sẵn và bánh trái rồi lên Lũng Cú ăn cũng được”. Mọi người đều nhất trí. Tôi bảo cậu lái xe chạy qua chỗ phố cổ Đồng Văn để mọi người ngắm một tý, đồng thời mua bán luôn.
Thật không ngờ cái phổ cổ Đồng Văn lại tiều tụy đến thế. Nét tiều tụy lại được tô đậm thêm bởi cơn mưa tầm tã đang trút xuống. Phần bên ngoài phố cổ chắc người ta sợ nó đổ mất nên đang dỡ ra để làm lại. Không biết liệu có cho ra lò một cái lò gạch mới như ở Tuyên Quang không đây. Còn một ngôi nhà cổ nữa và dãy quán chợ lợp ngói âm dương thì trông cũng sập sệ lắm rồi, chắc rồi cũng sẽ phải trùng tu thôi. Chẳng có chỗ để mà tham quan, chúng tôi dừng lại mua mấy cái bánh mỳ rồi lên xe đi tiếp.
Từ TT Đồng Văn lên cột cờ Lũng Cú là 26 km. Đường thì tương đối tốt. Và cũng may cho chúng tôi là vừa ra khỏi TT Đồng Văn hơn chục km thì trời ngớt mưa và quang đãng dần. Khi chúng tôi còn cách Lũng Cú khoảng 3- 4 km thì trời tạnh hẳn và le lói nắng. Tôi mừng thầm, Trời đang phù hộ chúng tôi.
Quả vậy, khi còn cách cột cờ tầm 3 km chúng tôi đã phát hiện ra nó. Ngọn núi mà ở trên đó đặt cột cờ nằm độc lập và có hình dáng rất đẹp. Khoảng cách nhanh chóng rút ngắn lại và chúng tôi đã nhìn rõ hơn lá cờ. Nhìn lá quốc kỳ tung bay trong gió nơi địa đầu Tổ quốc lòng tôi nao nao xúc động. Mỗi một quốc gia đều phải thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phần lãnh thổ và lãnh hải. Tuy nhiên, mảnh đất này vô cùng khác biệt- đây là mảnh đất địa đầu, mảnh đất cực bắc của Tổ Quốc. Lá quốc kỳ kiêu hãnh tung bay ở đây như một lời nhắn nhủ với anh bạn lớn xấu bụng bên kia biên giới câu: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư; Tiệt nhiên định phận tại thiên thư; Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm; Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Ngắm nghía, chụp ảnh một lúc lâu chúng tôi bắt đầu trèo lên cột cờ. Đường lên đỉnh núi đặt cột cờ bây giờ đã có bậc thang đá xẻ và lan can i- nox rồi nên đi lại khá thuận tiện. Tiếp đó chúng tôi chui vào trong lòng cột cờ để trèo lên tháp quan sát ở trên. Cầu thang trong lòng tháp cột cờ là cầu thang xoắn bằng thép, chiều cao khoảng 20 mét thì đến tháp quan sát và cũng là nơi thực hiện nghi thức kéo cờ. Từ đây, phóng tầm mắt ra xung quanh thấy quang cảnh tuyệt đẹp. Đồi núi nhấp nhô. Những bản làng xinh xắn. Những thửa ruộng bậc thang lúa chin vàng… Trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Chế: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt. Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng. Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết. Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con song…”. Vâng! Vì Tổ quốc, tôi, Thảo, ba của các em MH, TH và biết bao người nữa đã xả thân không hề tiếc nuối. Chỉ tiếc rằng những khát vọng của Người sáng lập nhà nước này cũng như của lũ chúng tôi vẫn chưa thể thành hiện thực.
Trên đỉnh tháp cột cờ gió thổi rất mạnh song cũng có một lúc gió ngừng. Hay là Trời giúp chúng tôi đây? Vào lúc đó, lá cờ rộng 54 mét vuông lại rủ xuống đến tận chỗ chúng tôi đứng. Tôi bất giác đưa tay ôm quốc kỳ vào lòng mà nôn nao xúc động. Tôi muốn thực hiện nghi lễ hôn quốc kỳ song không thể làm đúng được vì gió lại mạnh lên buộc tôi phải ôm chặt vào lòng (nghi thức hôn quốc kỳ chỉ cầm một góc thôi nhưng ở đây cầm 1 góc sẽ bị bay ngay).
Đã từ lâu, tôi vẫn tự tưởng tượng ra hình dáng Tổ Quốc Việt Nam ta như một cô gái có dáng thắt đáy lưng ong, đầu đội chiếc nón bài thơ, mình mặc bộ tứ thân mớ ba, mớ bảy… Đỉnh của cái chóp nón đó chính là nơi tôi đang đứng đây- Lũng Cú. Còn mũi chân cái chưa khô bùn vạn dặm của cô ở tận mũi Cà Mau. Vậy là tôi đã thực hiện được mơ ước được đến 2 điểm cực Nam- Cà Mau và cực Bắc- chop nón Lũng Cú của Tổ Quốc. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc!
Xuống đến Trạm đón tiếp dưới chân núi thì một đoàn khách nữa vừa tới. Có vẻ như khi ở những địa điểm đặc biệt này con người ta dễ gần gũi nhau hơn hẳn. Chỉ qua vài câu chào hỏi, giới thiệu tất cả đã trở nên thân mật rồi chụp ảnh chung.
Trong lúc đó, cậu lái xe đã xả miếng thịt lợn luộc và bày bánh mỳ ra đâu vào đấy. Chúng tôi tiến hành bữa ăn dã ngoại ngay dưới chân cột cờ lúc 13 h. Không biết do đói ngấu hay do quá vui mà bữa ăn thật là ngon. Và mấy chai rượu ngô bây giờ mới phát huy tác dụng.
Ngắm nghía, chụp ảnh một lúc lâu chúng tôi bắt đầu trèo lên cột cờ. Đường lên đỉnh núi đặt cột cờ bây giờ đã có bậc thang đá xẻ và lan can i- nox rồi nên đi lại khá thuận tiện. Tiếp đó chúng tôi chui vào trong lòng cột cờ để trèo lên tháp quan sát ở trên. Cầu thang trong lòng tháp cột cờ là cầu thang xoắn bằng thép, chiều cao khoảng 20 mét thì đến tháp quan sát và cũng là nơi thực hiện nghi thức kéo cờ. Từ đây, phóng tầm mắt ra xung quanh thấy quang cảnh tuyệt đẹp. Đồi núi nhấp nhô. Những bản làng xinh xắn. Những thửa ruộng bậc thang lúa chin vàng… Trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Chế: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt. Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng. Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết. Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con song…”. Vâng! Vì Tổ quốc, tôi, Thảo, ba của các em MH, TH và biết bao người nữa đã xả thân không hề tiếc nuối. Chỉ tiếc rằng những khát vọng của Người sáng lập nhà nước này cũng như của lũ chúng tôi vẫn chưa thể thành hiện thực.
Trên đỉnh tháp cột cờ gió thổi rất mạnh song cũng có một lúc gió ngừng. Hay là Trời giúp chúng tôi đây? Vào lúc đó, lá cờ rộng 54 mét vuông lại rủ xuống đến tận chỗ chúng tôi đứng. Tôi bất giác đưa tay ôm quốc kỳ vào lòng mà nôn nao xúc động. Tôi muốn thực hiện nghi lễ hôn quốc kỳ song không thể làm đúng được vì gió lại mạnh lên buộc tôi phải ôm chặt vào lòng (nghi thức hôn quốc kỳ chỉ cầm một góc thôi nhưng ở đây cầm 1 góc sẽ bị bay ngay).
Đã từ lâu, tôi vẫn tự tưởng tượng ra hình dáng Tổ Quốc Việt Nam ta như một cô gái có dáng thắt đáy lưng ong, đầu đội chiếc nón bài thơ, mình mặc bộ tứ thân mớ ba, mớ bảy… Đỉnh của cái chóp nón đó chính là nơi tôi đang đứng đây- Lũng Cú. Còn mũi chân cái chưa khô bùn vạn dặm của cô ở tận mũi Cà Mau. Vậy là tôi đã thực hiện được mơ ước được đến 2 điểm cực Nam- Cà Mau và cực Bắc- chop nón Lũng Cú của Tổ Quốc. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc!
Xuống đến Trạm đón tiếp dưới chân núi thì một đoàn khách nữa vừa tới. Có vẻ như khi ở những địa điểm đặc biệt này con người ta dễ gần gũi nhau hơn hẳn. Chỉ qua vài câu chào hỏi, giới thiệu tất cả đã trở nên thân mật rồi chụp ảnh chung.
Trong lúc đó, cậu lái xe đã xả miếng thịt lợn luộc và bày bánh mỳ ra đâu vào đấy. Chúng tôi tiến hành bữa ăn dã ngoại ngay dưới chân cột cờ lúc 13 h. Không biết do đói ngấu hay do quá vui mà bữa ăn thật là ngon. Và mấy chai rượu ngô bây giờ mới phát huy tác dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét