“GIAO THỪA”
Đã biết bao nhiêu Nhà thơ, Nhà văn đã viết như thế và còn viết như thế về thân phận những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ không cửa không nhà, không ai cưu mang giúp đỡ vào giữa đêm giao thừa mưa gió thét gào bụng đói cật rét. Nhưng đó vẫn là câu thơ Trần Nhuận Minh phải viết. Còn câu thơ Trần Nhuận Minh muốn viết lại rất nhẹ nhàng:
“Nhưng đừng nói là anh bảo nhé
Họ sẽ mắng anh
không biết giữ môi trường”
Đó mới là những gì lớn lao mà Trần Nhuận Minh muốn gửi gắm. Ở thời này nỗi niềm trắc ẩn, lòng nhân ái mà còn bị rầy la chửi mắng thì có lẽ chẳng biết nói gì hơn nữa. Lại phải mượn đấng thần linh “Như thế là như thế” . Môi trường ở đây là gì ? Thật quá mỉa mai cho cái môi trường của những kẻ đang quản lý xã hội. Môi trường xã hội sạch đẹp chính là nơi không còn người nghèo đói và vô gia cư.
“CON CHÓ CỦA BẠN TÔI”
Đọc bài thơ tôi lại nhớ đến truyện ngắn của Nhà văn Kim Lân trong thời kỳ chống Pháp: “Con chó xấu xí”. Đúng là khuyển mã chí tình. Tình cảm của con chó đối với chủ còn tốt hơn cả con người. Đây là một thông điệp đau xót mà Trần Nhuận Minh không muốn gửi nhưng rồi vẫn phải gửi đến cõi người. Nhưng đó vẫn chỉ là tình cảm của những con chó. Con chó nghiệp vụ ở một mặt nào đó nó cũng vô cảm như con người:
“Không động lòng bạn tình ve vãn
Chẳng vẫy đuôi, chủ vuốt sống lưng
Nó bình thản chồm lên kẻ địch
Vẻ âm thầm cô độc dửng dưng”.
Nó cũng tham lam, cũng vì miếng ăn nên phải đổi mạng:
“Vậy mà vẫn bị ai đánh bả
Lê tấm thân tê dại về nhà
Nó cố kìm cơn đau xé ruột
Ngước chào ông, hai giọt lệ sa”
“BÀI THƠ KHÔNG ĐỊNH VIẾT”
“Không ai vô can, khi một em bé
Đến ngày hôm nay vẫn còn đói bánh mì”
Đó là những câu thơ như muối, như trống, như lửa không chỉ chảy xót xa, không chỉ đánh liên hồi, không chỉ cháy không nguôi trong máu, trong tim, trong xương của Trần Nhuận Minh mà trong tất cả những ai còn có lương tâm ở cõi người.
Ngày xưa cứ tưởng ở dưới chế độ phong kiến tư bản bên nước Pháp xa xôi mới có chuyện này. Chuyện về một Giăng Văn Giăng ăn cắp một chiếc bánh mì cho đứa cháu ốm đau đói khát mà bị phạt tù khổ sai chung thân. Phạt tù khổ sai chung thân Giăng Văn Giăng còn có cơ hội vượt ngục để trở thành người lương thiện vĩ đại. Còn ở đây sự tàn nhẫn thật vô độ:
“Mặt nó sưng vêu tím như vỏ ốc nhồi
Răng nó lung lay. Mép ứa dòng máu đỏ
Có thể nó không còn mẹ, còn bố”
Và Trần Nhuận Minh phải kêu lên:
“Giành một miếng ăn mà bị xử đến mức này
Với trẻ con sao các người ác thế”
Lũ trẻ ra đường sợ nhất đòn hội đồng. Mà cũng lạ người Việt Nam trước mọi kẻ thù thì dũng cảm mà trước đồng loại thì lại hèn nhát và độc ác, chỉ dám đánh kẻ yếu, chỉ dám đánh trẻ con. Nhiều người đánh một mới độc ác chứ. Chẳng hiểu sau trận đòn thù ấy đứa bé có thể sống được không hay phải dặt dẹo bên lề đường xó chợ và biết đâu cũng chính trận đòn thù tàn nhẫn ấy đã đốt lên trong lòng nó ngọn lửa của hận thù đồng loại và biết đâu nó sẽ trở thành một tên cướp khét tiếng. Xin đừng cho tôi là suy diễn lắm điều. Tôi không muốn thế mà thơ Trần Nhuận Minh bắt tôi phải nghĩ thế.
Ở nước nhà đã vậy còn ở nước ngoài – trên một đất nước vẫn được coi là anh em, là cùng phe phái Xã hội chủ nghĩa, thân phận của những người Việt Nam ở đó cũng chẳng khác gì con giun cái kiến, lòng nhân ái của Trần Nhuận Minh vẫn khát khao bao trùm lên những thân phận đó qua những bài thơ: “Tình cờ gặp người quen trên tàu Xêvaxtôpôn – Matxcơva”, “Trên sân bay quốc tế Seremechevô”, “Chú sang Liên Xô có gặp cháu”… con người Việt ở xứ sở xã hội chủ nghĩa ấy cũng bị ngược đãi tàn nhẫn không khác gì ở quê nhà.
“HỌP CHI BỘ”:
Bài thơ đề cập đến một vấn đề quá nhạy cảm, quá lớn lao. Một hiện thực không thể chối cãi. Đó là sự phân chia sâu sắc giầu và nghèo, chủ và tớ - cơ chế rõ rệt của thời kinh tế thị trường. Ở đây Trần Nhuận Minh đã đưa ra chính kiến của mình quá thẳng thắn và đúng mực.
“Lý do gì để giận
Nỗi niềm nào để thương
Một mai Nước có giặc
Biết ai ra chiến trường...”
Trước khi giã từ Văn chiêu hồn của thời hiện đại tôi muốn nói rằng vẫn còn rất nhiều điều muốn cảm nhận, muốn ghi lại về “Nhà thơ và hoa cỏ”. Trong cõi người còn rất nhiều những mất mát thương đau, ngang trái dối lừa nhưng trong sâu thẳm của nó vẫn còn tồn tại những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của lòng nhân ái mà Trần Nhuận Minh đã gửi gẳm rất nhiều vào đây. Nhưng đã đến lúc dừng lại.
Biết bao nhiêu Nhà thơ, Nhà văn vĩ đại của nhân loại đã phải khóc thương trước những số phận nghiệt ngã của các nhân vật do mình sáng tạo ra. Chắc chắn khi viết “Nhà thơ và hoa cỏ” nước mắt của Trần Nhuận Minh đã thấm ướt những trang thơ khi phải khóc thương những số phận ngang qua thế kỷ đã hội tụ đủ đầy vào thơ ông.
Để khép lại “Nhà thơ và hoa cỏ” Trần Nhuận Minh đã có những bài thơ mà ngẫm nghĩ ta thấy xót xa đến vô cùng. “Tạ ơn dân” là bài thơ như thế. Xót đau lắm chính là lòng dân quá nhân hậu nhưng Trần Nhuận Minh vẫn cảnh báo, vẫn nhắc nhở:
“Chí nhỏ mưu việc lớn
Tài thấp ở ngôi cao
Thời trước ắt mang vạ
Thời này thì chẳng sao”
Dù:
“Cuộc đời nhân hậu thế
Thôi mà buồn làm chi”
Thì thuyết nhân quả, vòng sinh diệt vẫn không loại trừ.
“Trăng tròn rồi sẽ khuyết
Quan sang cũng có thì”
Hình như linh cảm đã mách bảo ông một điều gì đó có phải vậy chăng mà khi ông đang hiện hữu trong cõi người Trần Nhuận Minh đã viết “Lời từ biệt” thật xót xa và thống thiết:
“Tập thơ khép, nửa mái đầu xổ bạc”
Bởi vì ông đã viết:
“Những câu thơ dằn vặt một đời người
Chẳng cần biết có ai còn nhớ nữa
Cuộc sống này với bao nhiêu trắc trở
Anh có thể đi mà chả kịp chào...
Tìm anh ư ? Ở bất cứ nơi nào
Khi chợt thấy run run bông cỏ nở
Lúc thoáng gặp một bóng người đau khổ
Tay chìa ra… sâu như cõi thế gian”
Nhưng rồi ông lại tự thắp lên trong tim ngọn lửa của khát vọng:
“Gió đã xanh thổi lên từ hoa cỏ
Nở bời bời những khát vọng muôn sau”
Khát vọng của ông đã trở thành hiện thực. Thơ ông đã được tái bản nhiều lần, được nhiều người biết đến, được nhiều người nhớ - trong đó có tôi. Sách ông đã có mặt trong những thư viện lớn và có uy tín trên thế giới, đó là hạnh phúc lớn lao mà Trần Nhuận Minh có được.
Đúng như linh cảm của ông, Trần Nhuận Minh đã ĐI. Ông bị tai nạn giao thông và chết lâm sàng trong nhiều giờ. Nhưng rất may cho đời, rất may cho cõi người vì “Nợ đời chưa trả được ông vẫn còn đa mang”. Ông còn quá nặng nợ với đời, nên ông chỉ đi một nửa, một nửa còn nằm lại ở chốn nhân gian. Tâm hồn ông đã lãng du trong miền “Dân gian mây trắng” ở cõi cao xanh và ở đó ông đã gặp những chuyện bất bình, đã gặp đấng Mê Tơi, Đáng Âm U và đã đối thoại. Cõi người nhờ thế mà có được những tác phẩm vĩ đại như: “Bản sô nát hoang dã”, “Bốn mươi lăm khúc đàn bầu của kẻ vô danh”, “Miền dân gian mây trắng” mà tôi cho là được ông sáng tạo ra từ trong cõi chết.
Đã biết bao nhiêu Nhà thơ, Nhà văn đã viết như thế và còn viết như thế về thân phận những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ không cửa không nhà, không ai cưu mang giúp đỡ vào giữa đêm giao thừa mưa gió thét gào bụng đói cật rét. Nhưng đó vẫn là câu thơ Trần Nhuận Minh phải viết. Còn câu thơ Trần Nhuận Minh muốn viết lại rất nhẹ nhàng:
“Nhưng đừng nói là anh bảo nhé
Họ sẽ mắng anh
không biết giữ môi trường”
Đó mới là những gì lớn lao mà Trần Nhuận Minh muốn gửi gắm. Ở thời này nỗi niềm trắc ẩn, lòng nhân ái mà còn bị rầy la chửi mắng thì có lẽ chẳng biết nói gì hơn nữa. Lại phải mượn đấng thần linh “Như thế là như thế” . Môi trường ở đây là gì ? Thật quá mỉa mai cho cái môi trường của những kẻ đang quản lý xã hội. Môi trường xã hội sạch đẹp chính là nơi không còn người nghèo đói và vô gia cư.
“CON CHÓ CỦA BẠN TÔI”
Đọc bài thơ tôi lại nhớ đến truyện ngắn của Nhà văn Kim Lân trong thời kỳ chống Pháp: “Con chó xấu xí”. Đúng là khuyển mã chí tình. Tình cảm của con chó đối với chủ còn tốt hơn cả con người. Đây là một thông điệp đau xót mà Trần Nhuận Minh không muốn gửi nhưng rồi vẫn phải gửi đến cõi người. Nhưng đó vẫn chỉ là tình cảm của những con chó. Con chó nghiệp vụ ở một mặt nào đó nó cũng vô cảm như con người:
“Không động lòng bạn tình ve vãn
Chẳng vẫy đuôi, chủ vuốt sống lưng
Nó bình thản chồm lên kẻ địch
Vẻ âm thầm cô độc dửng dưng”.
Nó cũng tham lam, cũng vì miếng ăn nên phải đổi mạng:
“Vậy mà vẫn bị ai đánh bả
Lê tấm thân tê dại về nhà
Nó cố kìm cơn đau xé ruột
Ngước chào ông, hai giọt lệ sa”
“BÀI THƠ KHÔNG ĐỊNH VIẾT”
“Không ai vô can, khi một em bé
Đến ngày hôm nay vẫn còn đói bánh mì”
Đó là những câu thơ như muối, như trống, như lửa không chỉ chảy xót xa, không chỉ đánh liên hồi, không chỉ cháy không nguôi trong máu, trong tim, trong xương của Trần Nhuận Minh mà trong tất cả những ai còn có lương tâm ở cõi người.
Ngày xưa cứ tưởng ở dưới chế độ phong kiến tư bản bên nước Pháp xa xôi mới có chuyện này. Chuyện về một Giăng Văn Giăng ăn cắp một chiếc bánh mì cho đứa cháu ốm đau đói khát mà bị phạt tù khổ sai chung thân. Phạt tù khổ sai chung thân Giăng Văn Giăng còn có cơ hội vượt ngục để trở thành người lương thiện vĩ đại. Còn ở đây sự tàn nhẫn thật vô độ:
“Mặt nó sưng vêu tím như vỏ ốc nhồi
Răng nó lung lay. Mép ứa dòng máu đỏ
Có thể nó không còn mẹ, còn bố”
Và Trần Nhuận Minh phải kêu lên:
“Giành một miếng ăn mà bị xử đến mức này
Với trẻ con sao các người ác thế”
Lũ trẻ ra đường sợ nhất đòn hội đồng. Mà cũng lạ người Việt Nam trước mọi kẻ thù thì dũng cảm mà trước đồng loại thì lại hèn nhát và độc ác, chỉ dám đánh kẻ yếu, chỉ dám đánh trẻ con. Nhiều người đánh một mới độc ác chứ. Chẳng hiểu sau trận đòn thù ấy đứa bé có thể sống được không hay phải dặt dẹo bên lề đường xó chợ và biết đâu cũng chính trận đòn thù tàn nhẫn ấy đã đốt lên trong lòng nó ngọn lửa của hận thù đồng loại và biết đâu nó sẽ trở thành một tên cướp khét tiếng. Xin đừng cho tôi là suy diễn lắm điều. Tôi không muốn thế mà thơ Trần Nhuận Minh bắt tôi phải nghĩ thế.
Ở nước nhà đã vậy còn ở nước ngoài – trên một đất nước vẫn được coi là anh em, là cùng phe phái Xã hội chủ nghĩa, thân phận của những người Việt Nam ở đó cũng chẳng khác gì con giun cái kiến, lòng nhân ái của Trần Nhuận Minh vẫn khát khao bao trùm lên những thân phận đó qua những bài thơ: “Tình cờ gặp người quen trên tàu Xêvaxtôpôn – Matxcơva”, “Trên sân bay quốc tế Seremechevô”, “Chú sang Liên Xô có gặp cháu”… con người Việt ở xứ sở xã hội chủ nghĩa ấy cũng bị ngược đãi tàn nhẫn không khác gì ở quê nhà.
“HỌP CHI BỘ”:
Bài thơ đề cập đến một vấn đề quá nhạy cảm, quá lớn lao. Một hiện thực không thể chối cãi. Đó là sự phân chia sâu sắc giầu và nghèo, chủ và tớ - cơ chế rõ rệt của thời kinh tế thị trường. Ở đây Trần Nhuận Minh đã đưa ra chính kiến của mình quá thẳng thắn và đúng mực.
“Lý do gì để giận
Nỗi niềm nào để thương
Một mai Nước có giặc
Biết ai ra chiến trường...”
Trước khi giã từ Văn chiêu hồn của thời hiện đại tôi muốn nói rằng vẫn còn rất nhiều điều muốn cảm nhận, muốn ghi lại về “Nhà thơ và hoa cỏ”. Trong cõi người còn rất nhiều những mất mát thương đau, ngang trái dối lừa nhưng trong sâu thẳm của nó vẫn còn tồn tại những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của lòng nhân ái mà Trần Nhuận Minh đã gửi gẳm rất nhiều vào đây. Nhưng đã đến lúc dừng lại.
Biết bao nhiêu Nhà thơ, Nhà văn vĩ đại của nhân loại đã phải khóc thương trước những số phận nghiệt ngã của các nhân vật do mình sáng tạo ra. Chắc chắn khi viết “Nhà thơ và hoa cỏ” nước mắt của Trần Nhuận Minh đã thấm ướt những trang thơ khi phải khóc thương những số phận ngang qua thế kỷ đã hội tụ đủ đầy vào thơ ông.
Để khép lại “Nhà thơ và hoa cỏ” Trần Nhuận Minh đã có những bài thơ mà ngẫm nghĩ ta thấy xót xa đến vô cùng. “Tạ ơn dân” là bài thơ như thế. Xót đau lắm chính là lòng dân quá nhân hậu nhưng Trần Nhuận Minh vẫn cảnh báo, vẫn nhắc nhở:
“Chí nhỏ mưu việc lớn
Tài thấp ở ngôi cao
Thời trước ắt mang vạ
Thời này thì chẳng sao”
Dù:
“Cuộc đời nhân hậu thế
Thôi mà buồn làm chi”
Thì thuyết nhân quả, vòng sinh diệt vẫn không loại trừ.
“Trăng tròn rồi sẽ khuyết
Quan sang cũng có thì”
Hình như linh cảm đã mách bảo ông một điều gì đó có phải vậy chăng mà khi ông đang hiện hữu trong cõi người Trần Nhuận Minh đã viết “Lời từ biệt” thật xót xa và thống thiết:
“Tập thơ khép, nửa mái đầu xổ bạc”
Bởi vì ông đã viết:
“Những câu thơ dằn vặt một đời người
Chẳng cần biết có ai còn nhớ nữa
Cuộc sống này với bao nhiêu trắc trở
Anh có thể đi mà chả kịp chào...
Tìm anh ư ? Ở bất cứ nơi nào
Khi chợt thấy run run bông cỏ nở
Lúc thoáng gặp một bóng người đau khổ
Tay chìa ra… sâu như cõi thế gian”
Nhưng rồi ông lại tự thắp lên trong tim ngọn lửa của khát vọng:
“Gió đã xanh thổi lên từ hoa cỏ
Nở bời bời những khát vọng muôn sau”
Khát vọng của ông đã trở thành hiện thực. Thơ ông đã được tái bản nhiều lần, được nhiều người biết đến, được nhiều người nhớ - trong đó có tôi. Sách ông đã có mặt trong những thư viện lớn và có uy tín trên thế giới, đó là hạnh phúc lớn lao mà Trần Nhuận Minh có được.
Đúng như linh cảm của ông, Trần Nhuận Minh đã ĐI. Ông bị tai nạn giao thông và chết lâm sàng trong nhiều giờ. Nhưng rất may cho đời, rất may cho cõi người vì “Nợ đời chưa trả được ông vẫn còn đa mang”. Ông còn quá nặng nợ với đời, nên ông chỉ đi một nửa, một nửa còn nằm lại ở chốn nhân gian. Tâm hồn ông đã lãng du trong miền “Dân gian mây trắng” ở cõi cao xanh và ở đó ông đã gặp những chuyện bất bình, đã gặp đấng Mê Tơi, Đáng Âm U và đã đối thoại. Cõi người nhờ thế mà có được những tác phẩm vĩ đại như: “Bản sô nát hoang dã”, “Bốn mươi lăm khúc đàn bầu của kẻ vô danh”, “Miền dân gian mây trắng” mà tôi cho là được ông sáng tạo ra từ trong cõi chết.
“SÁNG TẠO TỪ TRONG CÕI CHẾT”
Tôi được biết thông tin Trần Nhuận Minh bị chết lâm sàng nhiều giờ do tai nạn giao thông qua lời kể của Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong buổi phát thanh VOV giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi đọc “Bốn mùa” không hiểu sao thông tin ấy cứ bám chặt lấy tôi như một định mệnh. Linh cảm đã mách bảo tôi có những tác phẩm trong “Bốn mùa” đã được Trần Nhuận Minh sáng tạo từ trong cõi chết. Có thể đó là điều tôi võ đoán nhưng “Trời ơi tách bạch mà chi”.
“Những mảnh hồn xốp nhẹ như bọt biển” sau khi chết lâm sàng của Trần Nhuận Minh đã được:
“Sóng dềnh lên táp vào mỗi lòng người”
Để trở thành:
“Những câu thơ như MUỐI
Chảy xót xa trong máu tôi
Những câu thơ như TRỐNG
Đánh liên hồi trong tim tôi
Những câu thơ như LỬA
Cháy không nguôi trong xương tôi”
Trong cõi chết ấy Trần Nhuận Minh chắc chắn đã được gặp Nhà thơ Khuất Nguyên. (là tôi cứ tưởng tượng ra như thế) – Một người đồng cảm cách đây đã hơn 2000 năm giờ vẫn ôm nặng nỗi oan bơ vơ lưu lạc trong cõi vô thường. Rất may cho đời trước khi ôm đá nhảy xuống sông Mịch La để trẫm mình, Khuất Nguyên đã gặp được người đánh cá và tác phẩm “Ngư phủ từ” ra đời và tồn tại cho đến tận bây giờ, cho đến tận mai sau. Khuất Nguyên đã khuyên Trần Nhuận Minh đi gặp Đấng Mê Tơi, Đấng Âm U hay lang bạt trong miền “Dân gian mây trắng” may ra mới tìm cho mình được những nhận thức mới để giải thích cho được những ngang trái, những đau thương mất mát trong cõi người hiện tại.
“BẢN XÔ NÁT HOANG DÔ
Đúng như cái tên của nó, bản Xô - nát hoang dã được cất lên từ trong thế giới hoang dã, ở đó Trần Nhuận Minh không đề cập đến thế giới con người, thế giới ở đây là thế giới của cỏ cây hoa lá, của sông nước trời mây, của con cua, con cò, con dơi, cái kiến. Một thế giới tạo hóa đã sinh ra và ông đã cố đi tìm một cách nhận thức hoàn toàn mới về thế giới này. Mặc dù ông đã phải dùng đến Kinh thánh:
“Hãy gõ cửa rồi cửa sẽ mở
Hãy tìm rồi người sẽ gặp”
Và mặc dù đã có cả một Đấng Mê Tơi phù trợ, đối thoại nhưng Trần Nhuận Minh vẫn không thể nào nhận thức được thế giới khách quan đang tồn tại. Ông không thể lý giải được vì sao biển nhận nước của hàng triệu con sông mà biển chẳng đầy, biển nhận bao nhiêu ngọt mà vẫn mặn, con cua không thể bò dọc mà chỉ bò ngang, con cò chân dài, con kiến thì bé dù ngàn năm rồi vẫn không thể lớn, con dơi treo ngược mình trên đá 6 tháng không ăn vẫn chẳng chết… cửa vẫn không mở, tìm vẫn không gặp và từ đầu chí cuối Đấng Mê Tơi cũng chỉ trả lời ông một câu nhất quán: “Như thế là như thế”. Vì nó là do tạo hóa sinh ra như thế. Nhưng thực ra nhận thức để làm gì vì mọi cái vẫn tồn tại vượt ra ngoài nhận thức của chúng ta. Đó là điều mà “Bản xô-nát hoang dã muốn gửi gắm”.
Vấn đề ở đây Trần Nhuận Minh muốn gửi gắm thông điệp cho chúng ta qua bản “Xô nát hoang dã”. Câu trả lời của Đấng Mê Tơi hoàn toàn mang tính mặc định, phải chăng đó cũng chính là nhận thức của thế giới đương đại để chối bỏ những trách nhiệm về những đau khổ trái ngang đang từng giờ, từng ngày diễn ra trong cõi người này. Vì sao mợ Hữu, thím Hai Vui, những em bé không cha không mẹ lang thang đói rét trong những đêm giao thừa trên đường phố của Thành phố du lịch vào hàng bậc nhất thế giới. Vì sao một em bé hôm nay vẫn còn thiếu bánh mì ? Vì sao những kiếp người Việt Nam trên thế gian này kể cả những đất nước bạn bè được coi là cùng phe phái XHCN vẫn bị đọa đầy lầm than. Vì sao mà anh công nhân chất phác thật thà mà phải đi bán tín phiếu ở bên đường ? Và đã trở thành biểu tượng một thời của cả nước non. Tất cả đều được trả lời một câu “Như thế là như thế”. Tạo hóa sinh ra những kẻ lầm than thì tạo hóa cũng sinh ra những kẻ độc ác, ngu dốt và vô trách nhiệm. Đó là thông điệp mà Trần Nhuận Minh muốn gửi gắm qua tác phẩm này. Mặc dù trong “Bài thơ không định viết” Trần Nhuận Minh đã có một câu kết đanh thép:
“Không ai vô can khi một em bé
Đến ngày hôm nay vẫn còn đói bánh mì”
Nhưng tất cả đều vô can không chỉ với một em bé mà với tất cả khổ đau ngang trái của cuộc đời.
Tôi xin đi dọc hành trình của “Bản xô-nát hoang dã” với sự nương nhờ tâm thế của Trần Nhuận Minh mà cảm nhận và cố thu hái một vài chùm quả tri thức mà ông muốn trao gửi qua từng chương một. Tôi cũng nguyện là, dù chỉ rất mong manh nhỏ bé:
“Là tình nhân ba trăm sắc thu buồn
Mọi yêu ghét ta chẳng cần nhớ nữa
Vĩnh biệt nhé, ráng chiều côi cút gió
Ta một mình với một Đấng Mê Tơi...”
Và một câu hỏi lớn: “TA LÀ AI THĂM THẲM CÓ TA KHÔNG ?”
Cảm giác ban đầu của Trần Nhuận Minh trong cõi vô thường đó là trăng. Ánh trăng ở đây đã hoàn toàn khác, nó chỉ có màu sắc của trăng nhưng không trong suốt mà đậm đặc. Nhiều trăng thế mà vợ chồng ông chẳng thể nhìn thấy nhau. Ở đây là rất cụ thể “vợ” chứ không phải là đại từ “em” mà sau này Trần Nhuận Minh thường sử dụng. Cũng từ đây mọi nhận thức của Trần Nhuận Minh đều hướng vào thế giới hoang dã. Ánh trăng không chỉ che phủ hình bóng của vợ ta, chính ta mà che phủ cả mọi nỗi khổ đau, hạnh phúc, che phủ cõi người.
Trần Nhuận Minh đã đối thoại với con ve sầu. Như con ve sầu mà cũng phủ nhận tất cả, nó chỉ biết có mùa hè, mùa hè mang đến cho nó tiếng kêu rỉ rả khắp đất trời, nó không biết sự tồn tại của nó, tiếng kêu của nó được thẩm thấu từ đất, được mùa thu ủ mát, được cái rét của mùa đông tôi luyện, được cái tươi mát của mùa xuân thấm nhuần để nó hiện hữu trong mùa hè. Nó không cần biết, nó chỉ biết nó đang tồn tại.
Trần Nhuận Minh đã gặp những câu thơ và ông lại muốn tìm ra một cách nhận thức mới vì sao, mà câu thơ cũng mỏng tựa cánh chuồn ấy lại “Thắng được cả sắt thép”, và “Bền vững đến muôn đời” và Trần Nhuận Minh lại hỏi: “Cánh chuồn thơ lấy ở đâu ra ? Từ hồn nhiên khí trời chăng ? ” Trần Nhuận Minh như muốn nhắn gửi để có những câu thơ mỏng như cánh chuồn, cứng như sắt thép, sắc hơn gươm đao và tồn tại đến muôn đời. Đó chính là linh khí, là hồn thiêng của cha ông, của Nguyễn Trãi mặc dù Nguyễn Trãi:
“Cụ đâu biết sớm mai
cùng với mặt trời lên
Câu thơ phải rơi đầu”
Đó cũng là hồn thiêng của cụ Nguyễn Du vẫn còn lẫn trong “Thập loại chúng sinh”. Muốn giải thích được thế giới phải hòa mình vào thế giới, vào vũ trụ. Trần Nhuận Minh nhắc nhở ta điều đó:
“Bản thân tôi
không biết mình là ai
Khi tôi đứng một mình”
Cũng có khi Trần Nhuận Minh ngần ngại xót đau, muốn tẩy rửa, tẩy rửa cái gì đây Trần Nhuận Minh không nói, ta phải tìm hiểu và tìm cho mình một lời giải đáp:
“Sau mỗi bước đi
Tôi lại tự xóa dấu chân mình
Những cay đắng dập vùi
yêu ghét và đau khổ
Dằn vặt một đời người
Phảng phất in trên gương mặt tôi
Trong cả nụ cười tôi
Tôi cũng tự xóa đi”
Và:
“Bao khát vọng từng giày vò tôi
Những đêm mất ngủ
Nay chẳng còn có ý nghĩa...”
Sao lại có sự chối bỏ phụ phàng như thế ? Vẫn là dấu hỏi lớn lao cho cõi người. Có lẽ chính vì những đổi dời dâu bể khôn lường:
“Nhìn kỹ cá hóa chim
Lại nhìn kỹ hơn chim hóa cá”
Để đến nỗi:
“Sáu mươi năm bò toài trên mặt đất
Vẫn không hiểu lẽ đời”
Vì trong cõi người này:
“Buồn và vui làm sao phân biệt được...
Vây và cánh làm sao phân biệt được...
Có và không làm sao phân biệt được...”
Trần Nhuận Minh đã hỏi Đấng Mê Tơi, vẫn chỉ nhận được câu trả lời “Như thế là như thế”. Trần Nhuận Minh lại nghĩ về thơ, vì thơ là báu vật, là lẽ sống của đời ông. Ông vẫn hỏi thơ là gì, thơ của ai, phải chăng đó là:
“Tiếng run rẩy của giống nòi hoang dại
Âm thầm reo trong ngực các thai nhi”
Còn thơ của Đấng Mê Tơi thì:
“Muốn nhìn ư ?
Phải nhắm mắt lại”
Có lẽ là với Đấng Mê Tơi thơ không hiện hữu. Trần Nhuận Minh đã trở thành một kẻ lang thang trong cái nơi âm thanh mà không có âm thanh, màu sắc mà không có màu sắc, nghĩ suy không có nghĩ suy, chuyển động mà không có chuyển động – đó chính là thơ.
Ta bắt gặp ở đây một chương của bản “Xô-nát hoang dã” vừa cô đơn, vừa hẫng hụt:
“Có cơn gió
Chết ở lưng chừng trời
Chẳng bao giờ tới được cánh rừng xưa...
Có ánh trăng
Tìm về khung cửa cũ
Chỉ gặp màu hoa dại dửng dưng...
Mây trắng đi lấy chồng
Màu thu thêm một đời
Cô đơn …”
Đúng là những câu thơ chỉ được viết ra từ trong cõi chết.
Sự so sánh giữa cái cao cả với cái thấp hèn ở đây có điều gì như sự hài hước nhưng là sự hài hước đau đớn, một nghịch lý đắng cay. Những câu thơ ở đây có chất hiện thực đến gan ruột.
“Đức vua rất khổ (Thời này làm gì còn vua)
Vì bị cầm tù trên ngai vàng
Và ngày nào cũng ghê sợ rượu thịt...
Kẻ hành khất rất khổ
Vì được tự do đói rét”
Có gì mỉa mai và đau xót khi ta có cái quyền tự do đói rét. Trần Nhuận Minh đưa ra một giả định:
“Họ có cớ để cùng thương nhau”
Nhưng rồi ông lại phủ định:
“Nhưng chẳng bao giờ họ thương nhau”
Rồi đưa ra một câu hỏi tưởng như bâng quơ:
“Là bởi vì sao ?”
Đó là loài người, còn loài vật vẫn là cái nghịch cảnh đau đớn đó và vẫn câu trả lời đó. Trong cõi đời này không có cái gì là không thể. Có mà không, không mà có. Cái vòng của sinh diệt cứ đổi thay, thay đổi khôn lường và nó cứ bám riết lấy “cõi người quẩn quanh nhợt nhạt”. Cuối cùng thì câm lặng vô cảm như những bức tường mà cũng phải lên tiếng:
“Những Bức Tường
Truyền nhau câu hỏi ấy
Đời nọ sang đời kia
Nhưng chẳng bao giờ có câu trả lời
Đến nỗi những cái tai của chúng
Đã mọc đầy rêu xanh...”
Nhà thơ cứ đi từ huyễn hoặc này đến huyễn hoặc khác, có có, không không, sinh sinh, diệt diệt. Đến như “em” cũng chỉ là một loài vật một cái gì đó không tưởng:
“Ô kìa
Em vừa chui qua
Một tảng đá...”
Tất cả thế giới hoang dã mà Trần Nhuận Minh không thể giải thích vì sao.
Cứ thế từ giả định đến mặc định, từng chương của “Bản Xô-nát hoang dã” cứ dội vào lòng ta khi ai oán, khi nặng nề, khi âm u như mê sảng. Cuối cùng thoát ra để có thể tìm cho mình một điều gì đó gọi là nhận thức, muốn tìm Đấng Mê Tơi thì: “Đấng cũng tít tắp xa…” rõ ràng thế giới ở đây của Trần Nhuận Minh đã được ông sáng tạo ra từ cõi chết. Khổ thơ dưới đây lý giải cho tôi một phần điều đó và điều tôi giả thiết cứ dần dần sáng rõ:
“Chính tôi cũng không rõ hình hài
Biết đâu vào một đêm mộng mị
Tôi cũng được tái sinh (có nghĩa ông đã chết)
Có thể là trong những con đom đóm
Vụt bay ra từ tối sẫm ao bèo...”
Chỉ trong cõi chết Trần Nhuận Minh mới có thể gặp được Nguyễn Trãi và tôi thử hình dung ông đã trở thành khách của Nguyễn Trãi:
“Khách khứa hai ngàn núi xanh”
Và cũng chỉ trong cõi chết ấy, Trần Nhuận Minh mới gặp được Nguyễn Du để nghe:
“Tiếng vời vợi những chiều thu tha phương
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...”
Trần Nhuận Minh đang đi trong miền hoang dã của vũ trụ để lắng nghe những âm thanh hoang dã vọng vang của nó mong tìm thấy, sàng lọc một điều gì đó giúp cho ông nhận thức được một phần những gì đang diễn ra, đến nỗi chỉ vì cái hiện tại đã nằm ra ngoài khát vọng tốt đẹp mà ông đã học được trong một thời đã đổ vỡ. Ông đau đớn từ bỏ những đứa con tinh thần của một thời mang nặng đẻ đau để bây giờ ông tự hành xử mình:
“Bây giờ tôi
Tự treo ngược mình lên câu thơ đây
Chân tôi giần giật suy nghĩ
Tóc tôi chạm cỏ xanh
nhàu nát như cỏ xanh
Và tôi thấy quê hương tôi
Là ở trên trời”
Trần Nhuận Minh lại nghĩ về vòng sinh diệt. Nghĩ đến cái chết, từ “đi” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong “Bản xô-nát hoang dã”. Đừng vội “đi” như thế, cõi người này đang cần những người như ông lắm lắm.
“Tôi không biết mình “đi”
Vào một ngày nào
Nhưng tôi biết ngày ấy
Ngôi sao kia rực sáng
Rơi khôn cùng trong đêm đen thăm thẳm
Và sóng nhạc lặng thầm
Lần cuối phát ra
Làm tất cả trẻ sơ sinh
Đều lặng lẽ
Nhoẻn cười...
Và góc vườn khuya
Nơi lần đầu tôi đứng hôn em
Vang vang nở
Một nụ tầm xuân
Biêng biếng tím
Nhỏ và run
như
Cúc áo em rơi...”
Ông nghĩ ông sống đã không làm được gì cho đời và ông hy vọng sau sự ra đi mọi điều với ông mới tồn tại, mới có ích cho cõi người và hơn nữa mới là một điều gì đó cho “Em”. Ở trong cõi chết mà Trần Nhuận Minh vẫn viết những câu thơ “Thổi nao lòng từ tuổi chớm hoa bay”, những câu thơ sẽ làm dột lòng bao kẻ lang thang lưu đầy trong cả cõi người và trong cả cõi âm u. Đã đến lúc tôi phải giã từ “Bản xô nát hoang dã” mặc dù tôi rất muốn lãng du mãi trong âm thanh hoang dã ấy suốt cả 36 chương. Nhưng đã đến lúc tôi phải đến với những âm thanh của chiếc đàn bầu đang ngân vang, đang réo rắt trong tâm hồn ông. Phải từ biệt Đấng Mê Tơi vì Đấng Mê Tơi chỉ trả lời một câu nhất quán “Như thế là như thế”. Và Trần Nhuận Minh đang:
“Tôi đứng chờ tôi
Miền dân gian mây trắng bay”(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét