Vợ gọi chồng
Tôi không gục ngã, nhưng tôi yếu đuối, vẫn với MQ và chỉ một mình anh. Bây giờ MQ đi xa rồi, tôi gắng tưởng tượng vẫn có anh để tâm tình qua những dòng thư không bao giờ gửi được, những dòng thư khi thì tha thiết, lúc lại đắng cay, nghiệt ngã nữa:
“Từ ngày mai, em sẽ chuyển về nhà mới. Em đã hẹn với anh rằng, khi nào có nhà khác, em sẽ đón anh về với em và các con. Ôi niềm mong ước lớn lao ấy của cả đời anh, bây giờ mới thực hiện được. MQ ơi! hãy tha lỗi cho em, em đã không biết và không có cố gắng gì hơn giúp anh toại nguyện, để đến bây giờ muộn quá mất rồi. Em vẫn khóc hoài, tưởng cạn nhưng rồi vẫn chảy mãi dòng nước mắt của em, của người vợ suốt đời yếu đuối ẩn mình trong một cái vỏ bề ngoài dư thừa sự cứng rắn, mà chỉ có anh mới hiểu nổi và phải chịu đựng để làm chỗ dựa cho em.
Đã có thời gian, em tìm thấy niềm say mê trong công việc để quên đi tất cả, nhưng lúc này đây thì không thể. Em cảm thấy bất lực hoàn toàn. MQ ơi! anh đang sống ở đâu, ở tận nơi nào xa xa lắm chứ có phải Ba Lan đâu phải không? Có cách gì em gọi được anh trở về, có cách gì để sau mỗi buổi đi làm, những niềm vui, nỗi buồn, lo lắng thầm kín sẽ được trút hết sang cho anh, để em có thể vùi đầu vào ngực anh mà khóc, để rồi lại ngủ thiếp đi trong vòng tay và những lời an ủi của anh, và ngày mới lại đến với những lo toan khắc khoải nhưng đầy ý nghĩa khi các con chúng ta lớn dần. Khi xa em, anh lo lắng hỏi rằng em sẽ sống thế nào khi vắng anh? nhưng chẳng bao giờ anh đặt ra câu hỏi rằng em sẽ sống thế nào khi vắng anh mãi mãi phải không?"
Tôi không gục ngã, nhưng tôi yếu đuối, vẫn với MQ và chỉ một mình anh. Bây giờ MQ đi xa rồi, tôi gắng tưởng tượng vẫn có anh để tâm tình qua những dòng thư không bao giờ gửi được, những dòng thư khi thì tha thiết, lúc lại đắng cay, nghiệt ngã nữa:
“Từ ngày mai, em sẽ chuyển về nhà mới. Em đã hẹn với anh rằng, khi nào có nhà khác, em sẽ đón anh về với em và các con. Ôi niềm mong ước lớn lao ấy của cả đời anh, bây giờ mới thực hiện được. MQ ơi! hãy tha lỗi cho em, em đã không biết và không có cố gắng gì hơn giúp anh toại nguyện, để đến bây giờ muộn quá mất rồi. Em vẫn khóc hoài, tưởng cạn nhưng rồi vẫn chảy mãi dòng nước mắt của em, của người vợ suốt đời yếu đuối ẩn mình trong một cái vỏ bề ngoài dư thừa sự cứng rắn, mà chỉ có anh mới hiểu nổi và phải chịu đựng để làm chỗ dựa cho em.
Đã có thời gian, em tìm thấy niềm say mê trong công việc để quên đi tất cả, nhưng lúc này đây thì không thể. Em cảm thấy bất lực hoàn toàn. MQ ơi! anh đang sống ở đâu, ở tận nơi nào xa xa lắm chứ có phải Ba Lan đâu phải không? Có cách gì em gọi được anh trở về, có cách gì để sau mỗi buổi đi làm, những niềm vui, nỗi buồn, lo lắng thầm kín sẽ được trút hết sang cho anh, để em có thể vùi đầu vào ngực anh mà khóc, để rồi lại ngủ thiếp đi trong vòng tay và những lời an ủi của anh, và ngày mới lại đến với những lo toan khắc khoải nhưng đầy ý nghĩa khi các con chúng ta lớn dần. Khi xa em, anh lo lắng hỏi rằng em sẽ sống thế nào khi vắng anh? nhưng chẳng bao giờ anh đặt ra câu hỏi rằng em sẽ sống thế nào khi vắng anh mãi mãi phải không?"
“ Em đang về chợ Trời đây, dọn mang đi một số thứ, đâu đó vẫn đầy rẫy những kỉ niệm về anh. Em không thoát đi đâu được những mặc cảm về hiện tại, về một cuộc sống mà em càng gắng hòa nhập bao nhiêu thì càng cảm thấy xa cách và xa lạ bấy nhiêu. Tình cảm bạn bè thân thiết, tình thương sâu sắc chân thành - phút chốc - đã trở nên vô nghĩa! Chúng luôn “nhảy múa” và “giễu cợt” em mà không còn là cái gì lắng đọng nơi sâu kín nhất của tâm hồn…MQ ơi! xa anh rồi, em đã sống và sẽ còn sống tiếp cuộc sống giả tạo này đến bao giờ nữa? Anh hãy trở về với em đi, không phải trong thực tại, nhưng hãy về trong những giấc mơ ngắn ngủi để em được là em với nguyên vẹn lòng tin và tình yêu gửi gắm nơi anh. Nó mãi mãi là những gì sâu sắc nhất, chân thành nhất, và tha thiết nhất, mà em biết chắc rằng em không thể có và không thể nào tìm thấy trong đời.”
“MQ thân yêu! Em đã hiểu rất rõ rằng, dù anh còn hay mất, anh vẫn luôn là người chồng yêu quí nâng đỡ em trong từng bước em đi. MQ ơi! Em xin cảm ơn anh nhiều lắm, cảm ơn tình yêu của chúng ta đã để lại cho em những đứa con yêu thương em hết mực, nhưng em cũng tự biết rằng, em vẫn phải dựa vào anh là chính để sống được và nuôi dạy các con nên người. Anh không còn nhưng tình yêu của anh vẫn còn nguyên vẹn, đó chẳng phải là chỗ dựa của em đó sao?”
“MQ ơi! em gọi anh hoài mà có thấy gì đâu? Anh, và cả các con của chúng ta nữa, đều lạnh lùng và cứng rắn một cách đáng sợ! chỉ có em, sống lạc loài trong một thế giới không phải dành cho mình, mà vẫn cứ cố sống, vẫn cứ đóng kịch suốt đời để lấp đi những gì mất mát, những gì khát khao mà không bao giờ được thỏa mãn bởi nó xa lạ với mọi người, có phải vậy không???”
Rồi hai tuần của mùa xuân 1993, tôi được đi Indonesia khảo sát về xây dựng Cơ sở dữ liệu. Khác những chuyến đi nước ngoài trước, lần này tôi không có gì hứng thú để nhớ và ghi lại nhiều, ngoài đôi điều đơn giản là: Jakarta đẹp lắm và hiện đại, nhưng càng đi về vùng Sứ quán mình, càng nghèo nàn và bẩn thỉu hơn, có cái gì nhang nhác như phố nhỏ của Dehli (Ấn độ) vậy. Hàng ngày tôi đến cơ quan nghe trình bày, thảo luận, đi một vài cơ sở địa phương, và dù đến đâu, tôi cũng được ở một khách sạn đầy đủ tiện nghi -điều hòa, tủ lạnh, ti vi màu, nước nóng lạnh và bể bơi. Tôi chỉ im lặng, ủ rũ nhớ đến MQ, thầm trách ông Trời thật ác nghiệt đã chỉ cho chúng tôi sống với nhau khi còn nghèo khổ. Có lẽ ông thấy vợ chồng tôi quá hạnh phúc, nên khi được sung sướng thì không thể cho tiếp tục sống với nhau nữa, kẻo chúng lại đạt đến “tận cùng của hạnh phúc” theo nghĩa thông thường. Hay nói cách khác, như triết lí của Xuân Hùng (bạn thân MQ), chúng tôi đang đi đến tận cùng của hạnh phúc, theo nghĩa đặc biệt, đó là bất hạnh!!! (đã “tận cùng” rồi thì làm gì còn hạnh phúc nữa?). Nhớ lại, bạn ở xa không tiễn đưa MQ được, đã đến thắp nhang sau và rót rượu hai chén để cùng uống với MQ khiến tôi không cầm được nước mắt.
“MQ thân yêu! Em đã hiểu rất rõ rằng, dù anh còn hay mất, anh vẫn luôn là người chồng yêu quí nâng đỡ em trong từng bước em đi. MQ ơi! Em xin cảm ơn anh nhiều lắm, cảm ơn tình yêu của chúng ta đã để lại cho em những đứa con yêu thương em hết mực, nhưng em cũng tự biết rằng, em vẫn phải dựa vào anh là chính để sống được và nuôi dạy các con nên người. Anh không còn nhưng tình yêu của anh vẫn còn nguyên vẹn, đó chẳng phải là chỗ dựa của em đó sao?”
“MQ ơi! em gọi anh hoài mà có thấy gì đâu? Anh, và cả các con của chúng ta nữa, đều lạnh lùng và cứng rắn một cách đáng sợ! chỉ có em, sống lạc loài trong một thế giới không phải dành cho mình, mà vẫn cứ cố sống, vẫn cứ đóng kịch suốt đời để lấp đi những gì mất mát, những gì khát khao mà không bao giờ được thỏa mãn bởi nó xa lạ với mọi người, có phải vậy không???”
Rồi hai tuần của mùa xuân 1993, tôi được đi Indonesia khảo sát về xây dựng Cơ sở dữ liệu. Khác những chuyến đi nước ngoài trước, lần này tôi không có gì hứng thú để nhớ và ghi lại nhiều, ngoài đôi điều đơn giản là: Jakarta đẹp lắm và hiện đại, nhưng càng đi về vùng Sứ quán mình, càng nghèo nàn và bẩn thỉu hơn, có cái gì nhang nhác như phố nhỏ của Dehli (Ấn độ) vậy. Hàng ngày tôi đến cơ quan nghe trình bày, thảo luận, đi một vài cơ sở địa phương, và dù đến đâu, tôi cũng được ở một khách sạn đầy đủ tiện nghi -điều hòa, tủ lạnh, ti vi màu, nước nóng lạnh và bể bơi. Tôi chỉ im lặng, ủ rũ nhớ đến MQ, thầm trách ông Trời thật ác nghiệt đã chỉ cho chúng tôi sống với nhau khi còn nghèo khổ. Có lẽ ông thấy vợ chồng tôi quá hạnh phúc, nên khi được sung sướng thì không thể cho tiếp tục sống với nhau nữa, kẻo chúng lại đạt đến “tận cùng của hạnh phúc” theo nghĩa thông thường. Hay nói cách khác, như triết lí của Xuân Hùng (bạn thân MQ), chúng tôi đang đi đến tận cùng của hạnh phúc, theo nghĩa đặc biệt, đó là bất hạnh!!! (đã “tận cùng” rồi thì làm gì còn hạnh phúc nữa?). Nhớ lại, bạn ở xa không tiễn đưa MQ được, đã đến thắp nhang sau và rót rượu hai chén để cùng uống với MQ khiến tôi không cầm được nước mắt.
Giỗ đầu
Thấm thoắt một năm trôi qua. Giỗ đầu của MQ vào một ngày đầu thu năm 1993. Ba mẹ con tôi chuyển về nhà tập thể trước. Me tôi tạm ở với vợ chồng chị Hiền Trang, có lúc thì ở một mình tại chợ Trời và anh chị ở gần sang thăm nom. Nhà tập thể gần trường chuyên, gần cả chỗ tôi làm việc, Hương đã thi đậu vào chuyên Toán cấp 2, nhà gần trường nên đi lại đỡ vất vả.
Ngày MQ mất và ngày giỗ đầu, trong Nam có anh Thơ, anh Quảng ra, còn anh Hồng thì không, chỉ có cháu Duy ra thay. Hồi ấy, tôi hơi lạ về việc anh Hồng không ra, Sau này, nghe cháu Duy kể lại, lí do chính anh Hồng không ra vì trong chuyến đi Nam của MQ trước khi sang Liên Xô (lúc này tôi đi Ấn độ học), MQ có trao đổi với các anh về việc mình đi làm kinh tế. Trong cuộc họp bàn ấy, anh Hồng là người duy nhất cực lực phản đối ý định của MQ. Giữa mấy anh em xảy ra bất đồng ý kiến, nên sau này xảy ra chuyện chẳng lành, anh Hồng quá đau sót và không dự đám tang MQ, không muốn ba anh em còn lại gặp nhau khi chẳng còn gì để tranh luận như ngày nào năm trước. Thôi thì chuyện lỡ rồi, ai đúng ai sai thì MQ xấu số cũng đã mất. Tôi nghe chuyện mà thở dài, lại chợt nghĩ tình cảnh của mình, nếu như tôi khích lệ MQ đi, nhất lại là thúc giục MQ phải đi để đổi đời thì không hiểu ngoài nỗi đau khủng khiếp vì MQ ra đi, tôi còn thêm nỗi day dứt ân hận thế nào nữa. Có lẽ linh tính đặc biệt của tôi cũng chỉ tạm dừng ở mức phản đối “cùn” vô lí sự mà thôi, và đứng trước mộ ba hôm nào tôi chợt khóc thảm thiết vì tưởng tượng đến ngày không còn MQ nữa trong khi MQ đang khấn ba bên cạnh tôi.
Những bài thơ MQ tặng tôi từ ngày đầu mới yêu nhau, khi đã lấy nhau và ngược lại, thơ của tôi tặng MQ, đều được ghi âm trong một cuốn băng, và tôi mở trong ngày giỗ để tưởng như MQ sẽ trở về, chia sẻ. Tôi không khóc nữa, nhưng lòng tôi trĩu nặng. Anh Quảng, đã bảo rằng, tôi có một cái lỗi lớn nhất, đó là dựa vào MQ và chỉ một mình MQ thôi, nên bây giờ MQ mất, tôi mới khổ thế này.Tôi mời khách không quá nhiều, nhưng người thân trong đại gia đình cũng đông nên đủ để chật ních căn hộ bé nhỏ suốt từ sáng tới chiều ngày giỗ. Cuốn băng ngâm thơ, đọc thơ cũng được chạy suốt ngày hôm đó, mà tôi không cảm thấy dị dị.
Xong việc giỗ, tôi gặp riêng mấy anh. Tôi rơm rơm nước mắt thuật lại trước khi đi, MQ nói với tôi về một nguyện ước nho nhỏ, là khi về có ít tiền sẽ biếu được mỗi anh 100 đô la Mỹ, gọi là một chút tình quan tâm đến nhau, thương nhau ai cũng nghèo quá. Nhưng nói trước không qua được, bây giờ không may MQ ra đi rồi, bỏ lại các anh. Tôi là vợ anh, vợ chồng là một, tôi không có gì nhưng tôi gắng thu xếp được rồi, tôi xin gửi lại các anh mỗi người một chiếc nhẫn hai chỉ vàng để làm kỉ niệm, mong các anh nhận cho bởi đó là thể hiện tình cảm của MQ đối với các anh còn ở lại.
Thấm thoắt một năm trôi qua. Giỗ đầu của MQ vào một ngày đầu thu năm 1993. Ba mẹ con tôi chuyển về nhà tập thể trước. Me tôi tạm ở với vợ chồng chị Hiền Trang, có lúc thì ở một mình tại chợ Trời và anh chị ở gần sang thăm nom. Nhà tập thể gần trường chuyên, gần cả chỗ tôi làm việc, Hương đã thi đậu vào chuyên Toán cấp 2, nhà gần trường nên đi lại đỡ vất vả.
Ngày MQ mất và ngày giỗ đầu, trong Nam có anh Thơ, anh Quảng ra, còn anh Hồng thì không, chỉ có cháu Duy ra thay. Hồi ấy, tôi hơi lạ về việc anh Hồng không ra, Sau này, nghe cháu Duy kể lại, lí do chính anh Hồng không ra vì trong chuyến đi Nam của MQ trước khi sang Liên Xô (lúc này tôi đi Ấn độ học), MQ có trao đổi với các anh về việc mình đi làm kinh tế. Trong cuộc họp bàn ấy, anh Hồng là người duy nhất cực lực phản đối ý định của MQ. Giữa mấy anh em xảy ra bất đồng ý kiến, nên sau này xảy ra chuyện chẳng lành, anh Hồng quá đau sót và không dự đám tang MQ, không muốn ba anh em còn lại gặp nhau khi chẳng còn gì để tranh luận như ngày nào năm trước. Thôi thì chuyện lỡ rồi, ai đúng ai sai thì MQ xấu số cũng đã mất. Tôi nghe chuyện mà thở dài, lại chợt nghĩ tình cảnh của mình, nếu như tôi khích lệ MQ đi, nhất lại là thúc giục MQ phải đi để đổi đời thì không hiểu ngoài nỗi đau khủng khiếp vì MQ ra đi, tôi còn thêm nỗi day dứt ân hận thế nào nữa. Có lẽ linh tính đặc biệt của tôi cũng chỉ tạm dừng ở mức phản đối “cùn” vô lí sự mà thôi, và đứng trước mộ ba hôm nào tôi chợt khóc thảm thiết vì tưởng tượng đến ngày không còn MQ nữa trong khi MQ đang khấn ba bên cạnh tôi.
Những bài thơ MQ tặng tôi từ ngày đầu mới yêu nhau, khi đã lấy nhau và ngược lại, thơ của tôi tặng MQ, đều được ghi âm trong một cuốn băng, và tôi mở trong ngày giỗ để tưởng như MQ sẽ trở về, chia sẻ. Tôi không khóc nữa, nhưng lòng tôi trĩu nặng. Anh Quảng, đã bảo rằng, tôi có một cái lỗi lớn nhất, đó là dựa vào MQ và chỉ một mình MQ thôi, nên bây giờ MQ mất, tôi mới khổ thế này.Tôi mời khách không quá nhiều, nhưng người thân trong đại gia đình cũng đông nên đủ để chật ních căn hộ bé nhỏ suốt từ sáng tới chiều ngày giỗ. Cuốn băng ngâm thơ, đọc thơ cũng được chạy suốt ngày hôm đó, mà tôi không cảm thấy dị dị.
Xong việc giỗ, tôi gặp riêng mấy anh. Tôi rơm rơm nước mắt thuật lại trước khi đi, MQ nói với tôi về một nguyện ước nho nhỏ, là khi về có ít tiền sẽ biếu được mỗi anh 100 đô la Mỹ, gọi là một chút tình quan tâm đến nhau, thương nhau ai cũng nghèo quá. Nhưng nói trước không qua được, bây giờ không may MQ ra đi rồi, bỏ lại các anh. Tôi là vợ anh, vợ chồng là một, tôi không có gì nhưng tôi gắng thu xếp được rồi, tôi xin gửi lại các anh mỗi người một chiếc nhẫn hai chỉ vàng để làm kỉ niệm, mong các anh nhận cho bởi đó là thể hiện tình cảm của MQ đối với các anh còn ở lại.
Chuyển mộ ba
Cũng nhân dịp giỗ MQ, hai anh ra, có kế hoạch chuyển mộ ba về Nha Trang cho gần với má nên phân công nhau đi mua tiểu, chuẩn bị này khác. Nhưng việc liên hệ với gia đình đã cho má đưa mộ ba về ruộng của người ta từ ngày xưa, rồi nhờ người bốc mộ, xin phép, cảm ơn, cúng bái…cho đúng tập tục nơi sở tại, thì hai anh nhường nhau! vì đến mộ của ba, hai anh còn không nhớ (có quá ít lần ra Bắc và thăm lại mộ ba), nữa là tìm nhà dân giúp đỡ. Thực ra, chỉ có má và MQ biết gia đình cần tìm, vì MQ đã theo má đến chơi thăm họ mấy lần. Nhưng bây giờ má và MQ đều không còn nữa. Tôi chỉ biết mộ ba, chưa đến nhà ai bao giờ, cũng không biết địa chỉ xóm thôn nào. Ra khu ruộng thì vắng tanh vắng ngắt, không có ai mà hỏi. Ruộng lại cách xa nhà dân. Cuối cùng, hai anh chẳng biết làm thế nào, đành giao cho cô em dâu là tôi, tự tìm ra để trưa hoặc chiều bốc mộ, rồi tối đưa hài cốt ba ra tầu về Nha Trang. Tôi nghe hai anh giao nhiệm vụ mà ngẩn cả người, nhưng không thể từ chối.Thôi thì cũng đành liều, ra đi, mà không biết đi đâu.
Tôi đi xe máy vào Hà Đông, tới một trong nhiều xóm làng gần đó thật hú họa. Rẽ vào làng, thấy một cái đền, chả hiểu thờ ai, mà dân chúng đang đi lễ đông lắm. Tôi lang thang vào đó, thắp một nén hương, lòng thành công đức như lệ thường mỗi khi qua đền chùa, rồi khấn xin đấng bề trên phù hộ cho tôi tìm ân nhân giúp ba má ngày xưa. Tôi trở ra, lững thững dắt xe theo đường làng, rồi dừng bên một quán nước nhỏ. Tôi hỏi vu vơ, chứ chả hi vọng gì. Tôi kể, ngày xưa má chồng tôi có nhờ đặt mộ ba ở một mảnh ruộng chỗ ấy chỗ nọ, gần “bia bà”, nhưng má tôi mất rồi. Bây giờ tôi muốn tìm gặp bà chủ ruộng mà không biết địa chỉ, nên tôi muốn hỏi thăm. Nào ngờ, một người trong quán nước chỉ ngay: “Kia kìa, chị đi theo đường này, tới ngã ba thì rẽ, gặp vườn có cây ổi thật to bên cạnh nhà mái ngói ba gian, chị hỏi người ta sẽ chỉ”. Tôi không tin ở tai mình, nhưng vẫn cảm ơn và lật đật đi theo chỉ dẫn. Tới nhà có cây ổi, có một vườn ổi lớn thì đúng hơn, tôi gặp một bà trạc trẻ hơn má nhiều. Tôi hỏi thăm, thì bà ấy cười rất tươi, vồn vã bảo, “chính tôi đây, tôi cho bà má nhờ đấy.Thế chị là con dâu của bà má à? Bà mất từ bao giờ vậy?” Rồi bà rót nước mời tôi thân tình. Trời ơi, tôi ngẩn ra nhìn bà, không biết tỉnh hay mơ, đến thế này thì không tin vào tâm linh còn tin gì nữa? Ai đã đưa đường chỉ lối cho tôi đến nơi này, để chỉ thoáng một cái, mọi việc đã đâu vào đấy? Này nhé, sau khi tôi trình bày ý định bốc mộ ba, nhờ bà tìm ai làm giúp và mọi thủ tục xem giờ, cúng khấn ngay trong chiều nay, để tối chuyển đi, thì bà rất nhiệt tình bảo một cháu nhỏ đi xe đạp ra xóm bên mời một ông chuyên làm công việc mồ mả. Chỉ 20 phút sau, ông ấy về. Tôi trao đổi, và thỏa thuận xong hết, thủ tục, lễ lạt, chi phí, giờ giấc, duy chỉ có việc rửa hài cốt, tráng nước thơm và lau khô xếp lại bỏ vào trong tiểu hay vào đâu thì gia đình tự làm lấy.
Tôi cảm ơn rối rít, và không quên để lại một chút quà biếu bà chủ nhà đã chuẩn bị sẵn từ trước. Nhưng có điều quan trọng hơn tôi lại không nhớ, đó là ghi địa chỉ cụ thể nơi này. Thật là tệ, nhưng chả biết sao, lúc ấy cứ mừng rơn nên chỉ làm được có thế, rồi tức tốc về báo lại các anh, đi mua giấy vàng, giấy bản, nước thơm, rượu…để buổi chiều theo giờ hẹn mà đi cùng tôi tới khu mộ ba. Anh Thơ rủ thêm một người bạn cũ cùng vào. Chị ấy là bác sĩ Hằng. Vậy là chúng tôi có bốn người.
Trời nắng to, công việc trôi chảy như đã thống nhất. Hài cốt của ba được đưa lên. Có sẵn mấy thùng nước to người đàn ông bốc mộ để sẵn. Nhưng chả ai làm những việc mà người thân cần làm, ngoài tôi. Hai anh và một chị ngồi “xem” tôi rửa, tráng, lau, từng mảnh xương và xếp lại cho đúng trật tự một bộ hài cốt, đặt trong một cái túi du lịch khá to. Tôi không thấy ngại, chỉ cảm thấy thương, rất thương ba dù chưa một lần gặp mặt. Tôi trở thành con dâu của ba khi ba mất trước đó 24 năm rồi. Tôi làm cẩn thận, ba nằm gọn trong túi, và phéc mơ tuya được kéo lại. Tôi ngồi sau anh Thơ, ôm ba và nhắc anh đi từ từ khỏi sóc. Đến Khâm Thiên, anh cùng chị Hằng đưa ba về trạm xá nơi chị làm việc để tối ra tầu về Nha Trang. Còn tôi về nhà mình, chuẩn bị ít đồ ăn, cơm nếp muối vừng, trái cây cho hai anh. Mấy anh em đã thống nhất, anh Quảng lo mang tiểu, anh Thơ mang ba, tôi mang đồ ăn rồi tự mỗi người ra thẳng ga Hà Nội gặp nhau ở đó. Vì không được phép mang hài cốt công khai nên mới phải để ba nằm trong túi du lịch, tiểu thì để trong hộp to dài vốn đựng đồ điện tử đắt tiền, rồi mang lên tầu cứ như hai anh em đi chơi từ Hà Nội vào Nam.
Kế hoạch là thế, nhưng chuẩn bị xong đồ ăn, còn sớm ít phút tôi bỗng thấy sốt ruột, xếp đồ ăn trái cây vào mấy cái túi nhỏ, rồi phi xe máy đến trạm y tế xem anh Thơ thế nào. Chưa đến cổng, tôi gặp ngay anh đang bơ phờ hớt hải. Anh bảo anh đưa chị Hằng cất ba ở đâu, anh không biết, anh ra ngoài có chút việc bây giờ chị ấy tan làm đi về nhà rồi. Anh chả biết hỏi ai bây giờ, vào trạm xá thấy vắng tanh vắng ngắt. Ôi trời, tôi muốn rụng rời tay chân. “Thế anh mang ba vào gửi chị ấy, mà anh không đến tận nơi xem ba nằm ở đâu à? Chị Hằng không biết tối nay anh đi tầu Thống nhất mang ba vào à???” Tôi hỏi. Anh lắc đầu. “Thế anh biết nhà chị Hằng chứ, có điện thoại không anh?” - tôi tiếp tục. Anh im lặng. Biết thế này chẳng nghe các anh kiêng, chẳng để anh gửi bạn bè chi cả, cứ mang ba về nhà tôi cho rồi. Tôi nghĩ vậy. Nhưng “biết thế” cũng chẳng để làm gì, bây giờ phải vào trạm xá tìm thôi. Tôi bỏ mặc anh đứng đó. Chẳng thấy ai thật. Nhưng rồi lùng sục mãi cũng thấy thấp thoáng bóng áo trắng, một cô gái. Có thế chứ. Tôi mừng quá đến hỏi líu cả lưỡi, “…em ơi…cho chị hỏi thăm, em thấy bác sĩ Hằng về lâu chưa? Anh của chị có gửi chị Hằng một túi du lịch, chị Hằng có dặn gì không?”.“Vâng, có chị ạ. Anh chị đâu? Chị vào đây, túi để trong tủ này”. Cô gái mở tủ, ba nằm đó, tất nhiên vô tình, cô gái không biết túi đựng gì. Tôi cuống lên xin lỗi ra gọi anh Thơ vào, cảm ơn cô gái, và mang ba đi. Tôi hoảng hồn rồi thở phào vì còn may là trên đường từ mộ về tôi đã hỏi chị Hằng địa chỉ trạm y tế mà tìm đến. Thú thật từ lúc này, tôi không tin ông anh chồng nữa. Tôi bảo anh chở tôi và ba ra ngay ga thôi, sắp tới giờ tầu chạy rồi còn gì.
Ra ga, anh Quảng đến lâu rồi. Chúng tôi vào phòng chờ. Tôi đặt ba xuống ghế và ngồi cạnh, tay còn cẩn thận khoác vào cái quai túi. Tôi dứt khoát không cho anh Thơ “quản lí” ba, lỡ ra anh bỏ đâu chạy đi kẻ trộm lại xách thì thôi rồi, tìm đâu ra Giàng mà hỏi. Tôi chỉ nhắc anh mua dùm tôi cái vé đi tiễn. Anh Quảng tính cẩn thận, và luôn chăm chút “đồ điện tử” dễ vỡ rồi, khỏi cần lo.
Tôi tự tay nâng ba lên tầu, tới giường nằm (giường tầng 2 và giường tầng 3), tôi leo lên tầng 3, đặt túi du lịch vào khoang lớn đầu giường, rồi mới dặn anh đồ ăn thức uống sau. Và tất nhiên là nhắc khẽ anh trông nom, bảo vệ ba cẩn thận, không được ngủ quên để kẻ gian nào lục lọi. Gớm quá, tôi không cần để ý anh có tự ái không. May mà ông anh chồng vốn rất vô tư, vô tâm nữa, nên không chấp cô em dâu làm gì. Xong tôi thầm nói với mình chứ không thể thốt thành lời giữa nơi công cộng ấy, “Ba ơi, tầu sắp chạy rồi, con về nhé ba. Ba vào trong ấy với Má yên lành. Con thương Ba và lo lắm. Ba phù hộ các anh một chuyến đi may mắn ạ. Vậy là từ nay, 30 tết con không còn được vào mộ ba cùng với anh MQ khấn ba về nhà chúng con nữa rồi. Hôm nay không biết chồng con có về với Ba không” Tôi rơm rớm nước mắt, chào hai anh rồi xuống, và đứng lại sân ga vẫy khi tầu chuyển bánh.
Trước kia, vì có Niệu liệu pháp nên tôi hết đau đầu chóng mặt, nhưng giờ đây khi không còn MQ, bệnh của tôi quay trở lại, mặc cho “nước thần” tác động. Tôi không còn cách nào để chữa, đành chịu đựng như 20 năm trước đây đã từng như thế. Chỉ khác là, chỗ lõm trên đỉnh đầu tôi không sâu thêm nữa, vì MQ không đấm đầu day huyệt bách hội cho tôi nữa. Anh đang bận nơi bên kia thế giới, tự sắp xếp cho cuộc sống mới của mình. Tôi tưởng tượng thế, vì có lần, ông chuyên gia Liên hiệp quốc người Ấn độ, trong bữa ăn trưa cùng tôi, khi hỏi thăm chồng tôi và tôi nói anh mất rồi, thì ông ấy xin lỗi là không biết nên hỏi. Sau rồi, ông nói tiếp: “Không phải vì định an ủi chị, mà tôi chỉ muốn nói chị nghe quan niệm của chúng tôi, cái chết là bắt đầu của một sự sống mới, nên không có gì phải sợ hãi, phải quá đau khổ. Cuộc sống mới biết đâu sẽ chẳng tốt đẹp hơn cuộc sống này, mà mỗi người đang gánh chịu những cực khổ của riêng mình. Tôi xin chia sẻ nỗi đau buồn của chị, nhưng mong rằng chị hãy vui hơn”. Tôi cảm ơn ông ấy, và ghi nhớ mãi.
Cũng nhân dịp giỗ MQ, hai anh ra, có kế hoạch chuyển mộ ba về Nha Trang cho gần với má nên phân công nhau đi mua tiểu, chuẩn bị này khác. Nhưng việc liên hệ với gia đình đã cho má đưa mộ ba về ruộng của người ta từ ngày xưa, rồi nhờ người bốc mộ, xin phép, cảm ơn, cúng bái…cho đúng tập tục nơi sở tại, thì hai anh nhường nhau! vì đến mộ của ba, hai anh còn không nhớ (có quá ít lần ra Bắc và thăm lại mộ ba), nữa là tìm nhà dân giúp đỡ. Thực ra, chỉ có má và MQ biết gia đình cần tìm, vì MQ đã theo má đến chơi thăm họ mấy lần. Nhưng bây giờ má và MQ đều không còn nữa. Tôi chỉ biết mộ ba, chưa đến nhà ai bao giờ, cũng không biết địa chỉ xóm thôn nào. Ra khu ruộng thì vắng tanh vắng ngắt, không có ai mà hỏi. Ruộng lại cách xa nhà dân. Cuối cùng, hai anh chẳng biết làm thế nào, đành giao cho cô em dâu là tôi, tự tìm ra để trưa hoặc chiều bốc mộ, rồi tối đưa hài cốt ba ra tầu về Nha Trang. Tôi nghe hai anh giao nhiệm vụ mà ngẩn cả người, nhưng không thể từ chối.Thôi thì cũng đành liều, ra đi, mà không biết đi đâu.
Tôi đi xe máy vào Hà Đông, tới một trong nhiều xóm làng gần đó thật hú họa. Rẽ vào làng, thấy một cái đền, chả hiểu thờ ai, mà dân chúng đang đi lễ đông lắm. Tôi lang thang vào đó, thắp một nén hương, lòng thành công đức như lệ thường mỗi khi qua đền chùa, rồi khấn xin đấng bề trên phù hộ cho tôi tìm ân nhân giúp ba má ngày xưa. Tôi trở ra, lững thững dắt xe theo đường làng, rồi dừng bên một quán nước nhỏ. Tôi hỏi vu vơ, chứ chả hi vọng gì. Tôi kể, ngày xưa má chồng tôi có nhờ đặt mộ ba ở một mảnh ruộng chỗ ấy chỗ nọ, gần “bia bà”, nhưng má tôi mất rồi. Bây giờ tôi muốn tìm gặp bà chủ ruộng mà không biết địa chỉ, nên tôi muốn hỏi thăm. Nào ngờ, một người trong quán nước chỉ ngay: “Kia kìa, chị đi theo đường này, tới ngã ba thì rẽ, gặp vườn có cây ổi thật to bên cạnh nhà mái ngói ba gian, chị hỏi người ta sẽ chỉ”. Tôi không tin ở tai mình, nhưng vẫn cảm ơn và lật đật đi theo chỉ dẫn. Tới nhà có cây ổi, có một vườn ổi lớn thì đúng hơn, tôi gặp một bà trạc trẻ hơn má nhiều. Tôi hỏi thăm, thì bà ấy cười rất tươi, vồn vã bảo, “chính tôi đây, tôi cho bà má nhờ đấy.Thế chị là con dâu của bà má à? Bà mất từ bao giờ vậy?” Rồi bà rót nước mời tôi thân tình. Trời ơi, tôi ngẩn ra nhìn bà, không biết tỉnh hay mơ, đến thế này thì không tin vào tâm linh còn tin gì nữa? Ai đã đưa đường chỉ lối cho tôi đến nơi này, để chỉ thoáng một cái, mọi việc đã đâu vào đấy? Này nhé, sau khi tôi trình bày ý định bốc mộ ba, nhờ bà tìm ai làm giúp và mọi thủ tục xem giờ, cúng khấn ngay trong chiều nay, để tối chuyển đi, thì bà rất nhiệt tình bảo một cháu nhỏ đi xe đạp ra xóm bên mời một ông chuyên làm công việc mồ mả. Chỉ 20 phút sau, ông ấy về. Tôi trao đổi, và thỏa thuận xong hết, thủ tục, lễ lạt, chi phí, giờ giấc, duy chỉ có việc rửa hài cốt, tráng nước thơm và lau khô xếp lại bỏ vào trong tiểu hay vào đâu thì gia đình tự làm lấy.
Tôi cảm ơn rối rít, và không quên để lại một chút quà biếu bà chủ nhà đã chuẩn bị sẵn từ trước. Nhưng có điều quan trọng hơn tôi lại không nhớ, đó là ghi địa chỉ cụ thể nơi này. Thật là tệ, nhưng chả biết sao, lúc ấy cứ mừng rơn nên chỉ làm được có thế, rồi tức tốc về báo lại các anh, đi mua giấy vàng, giấy bản, nước thơm, rượu…để buổi chiều theo giờ hẹn mà đi cùng tôi tới khu mộ ba. Anh Thơ rủ thêm một người bạn cũ cùng vào. Chị ấy là bác sĩ Hằng. Vậy là chúng tôi có bốn người.
Trời nắng to, công việc trôi chảy như đã thống nhất. Hài cốt của ba được đưa lên. Có sẵn mấy thùng nước to người đàn ông bốc mộ để sẵn. Nhưng chả ai làm những việc mà người thân cần làm, ngoài tôi. Hai anh và một chị ngồi “xem” tôi rửa, tráng, lau, từng mảnh xương và xếp lại cho đúng trật tự một bộ hài cốt, đặt trong một cái túi du lịch khá to. Tôi không thấy ngại, chỉ cảm thấy thương, rất thương ba dù chưa một lần gặp mặt. Tôi trở thành con dâu của ba khi ba mất trước đó 24 năm rồi. Tôi làm cẩn thận, ba nằm gọn trong túi, và phéc mơ tuya được kéo lại. Tôi ngồi sau anh Thơ, ôm ba và nhắc anh đi từ từ khỏi sóc. Đến Khâm Thiên, anh cùng chị Hằng đưa ba về trạm xá nơi chị làm việc để tối ra tầu về Nha Trang. Còn tôi về nhà mình, chuẩn bị ít đồ ăn, cơm nếp muối vừng, trái cây cho hai anh. Mấy anh em đã thống nhất, anh Quảng lo mang tiểu, anh Thơ mang ba, tôi mang đồ ăn rồi tự mỗi người ra thẳng ga Hà Nội gặp nhau ở đó. Vì không được phép mang hài cốt công khai nên mới phải để ba nằm trong túi du lịch, tiểu thì để trong hộp to dài vốn đựng đồ điện tử đắt tiền, rồi mang lên tầu cứ như hai anh em đi chơi từ Hà Nội vào Nam.
Kế hoạch là thế, nhưng chuẩn bị xong đồ ăn, còn sớm ít phút tôi bỗng thấy sốt ruột, xếp đồ ăn trái cây vào mấy cái túi nhỏ, rồi phi xe máy đến trạm y tế xem anh Thơ thế nào. Chưa đến cổng, tôi gặp ngay anh đang bơ phờ hớt hải. Anh bảo anh đưa chị Hằng cất ba ở đâu, anh không biết, anh ra ngoài có chút việc bây giờ chị ấy tan làm đi về nhà rồi. Anh chả biết hỏi ai bây giờ, vào trạm xá thấy vắng tanh vắng ngắt. Ôi trời, tôi muốn rụng rời tay chân. “Thế anh mang ba vào gửi chị ấy, mà anh không đến tận nơi xem ba nằm ở đâu à? Chị Hằng không biết tối nay anh đi tầu Thống nhất mang ba vào à???” Tôi hỏi. Anh lắc đầu. “Thế anh biết nhà chị Hằng chứ, có điện thoại không anh?” - tôi tiếp tục. Anh im lặng. Biết thế này chẳng nghe các anh kiêng, chẳng để anh gửi bạn bè chi cả, cứ mang ba về nhà tôi cho rồi. Tôi nghĩ vậy. Nhưng “biết thế” cũng chẳng để làm gì, bây giờ phải vào trạm xá tìm thôi. Tôi bỏ mặc anh đứng đó. Chẳng thấy ai thật. Nhưng rồi lùng sục mãi cũng thấy thấp thoáng bóng áo trắng, một cô gái. Có thế chứ. Tôi mừng quá đến hỏi líu cả lưỡi, “…em ơi…cho chị hỏi thăm, em thấy bác sĩ Hằng về lâu chưa? Anh của chị có gửi chị Hằng một túi du lịch, chị Hằng có dặn gì không?”.“Vâng, có chị ạ. Anh chị đâu? Chị vào đây, túi để trong tủ này”. Cô gái mở tủ, ba nằm đó, tất nhiên vô tình, cô gái không biết túi đựng gì. Tôi cuống lên xin lỗi ra gọi anh Thơ vào, cảm ơn cô gái, và mang ba đi. Tôi hoảng hồn rồi thở phào vì còn may là trên đường từ mộ về tôi đã hỏi chị Hằng địa chỉ trạm y tế mà tìm đến. Thú thật từ lúc này, tôi không tin ông anh chồng nữa. Tôi bảo anh chở tôi và ba ra ngay ga thôi, sắp tới giờ tầu chạy rồi còn gì.
Ra ga, anh Quảng đến lâu rồi. Chúng tôi vào phòng chờ. Tôi đặt ba xuống ghế và ngồi cạnh, tay còn cẩn thận khoác vào cái quai túi. Tôi dứt khoát không cho anh Thơ “quản lí” ba, lỡ ra anh bỏ đâu chạy đi kẻ trộm lại xách thì thôi rồi, tìm đâu ra Giàng mà hỏi. Tôi chỉ nhắc anh mua dùm tôi cái vé đi tiễn. Anh Quảng tính cẩn thận, và luôn chăm chút “đồ điện tử” dễ vỡ rồi, khỏi cần lo.
Tôi tự tay nâng ba lên tầu, tới giường nằm (giường tầng 2 và giường tầng 3), tôi leo lên tầng 3, đặt túi du lịch vào khoang lớn đầu giường, rồi mới dặn anh đồ ăn thức uống sau. Và tất nhiên là nhắc khẽ anh trông nom, bảo vệ ba cẩn thận, không được ngủ quên để kẻ gian nào lục lọi. Gớm quá, tôi không cần để ý anh có tự ái không. May mà ông anh chồng vốn rất vô tư, vô tâm nữa, nên không chấp cô em dâu làm gì. Xong tôi thầm nói với mình chứ không thể thốt thành lời giữa nơi công cộng ấy, “Ba ơi, tầu sắp chạy rồi, con về nhé ba. Ba vào trong ấy với Má yên lành. Con thương Ba và lo lắm. Ba phù hộ các anh một chuyến đi may mắn ạ. Vậy là từ nay, 30 tết con không còn được vào mộ ba cùng với anh MQ khấn ba về nhà chúng con nữa rồi. Hôm nay không biết chồng con có về với Ba không” Tôi rơm rớm nước mắt, chào hai anh rồi xuống, và đứng lại sân ga vẫy khi tầu chuyển bánh.
Trước kia, vì có Niệu liệu pháp nên tôi hết đau đầu chóng mặt, nhưng giờ đây khi không còn MQ, bệnh của tôi quay trở lại, mặc cho “nước thần” tác động. Tôi không còn cách nào để chữa, đành chịu đựng như 20 năm trước đây đã từng như thế. Chỉ khác là, chỗ lõm trên đỉnh đầu tôi không sâu thêm nữa, vì MQ không đấm đầu day huyệt bách hội cho tôi nữa. Anh đang bận nơi bên kia thế giới, tự sắp xếp cho cuộc sống mới của mình. Tôi tưởng tượng thế, vì có lần, ông chuyên gia Liên hiệp quốc người Ấn độ, trong bữa ăn trưa cùng tôi, khi hỏi thăm chồng tôi và tôi nói anh mất rồi, thì ông ấy xin lỗi là không biết nên hỏi. Sau rồi, ông nói tiếp: “Không phải vì định an ủi chị, mà tôi chỉ muốn nói chị nghe quan niệm của chúng tôi, cái chết là bắt đầu của một sự sống mới, nên không có gì phải sợ hãi, phải quá đau khổ. Cuộc sống mới biết đâu sẽ chẳng tốt đẹp hơn cuộc sống này, mà mỗi người đang gánh chịu những cực khổ của riêng mình. Tôi xin chia sẻ nỗi đau buồn của chị, nhưng mong rằng chị hãy vui hơn”. Tôi cảm ơn ông ấy, và ghi nhớ mãi.
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét