Bác sĩ yêu cháu
Vài năm đầu còn nhỏ, ngoại trừ trận lồng ruột, Tuấn, con trai tôi khỏe mạnh, bụ bẫm, hồng hào trắng trẻo. Nhưng sang năm thứ ba thì bắt đầu lở ghẻ mụn nhọt, như chị cháu hồi trước, và hơn thế bởi đau liên miên đợt này đợt khác. Đi phép miền Nam ra, tôi thấy cháu càng bị nặng hơn. Suốt ngày thôi thì bôi đủ thứ, Xanh-mê-ty-len, rồi cạo bột kháng sinh Tetracycline rắc vào đau thót ruột gan mà chẳng khỏi, cho đến một ngày, cháu bị đi tiểu ra máu. Lần này thì không thích cũng phải vào bệnh viện 108 thôi, và nhập viện hẳn hoi, chứ không sang bệnh viện Việt Đức cấp cứu được. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu bị viêm cầu thận cấp, cho chỉ định tiêm kháng sinh Peniciline liều cao 35 ngày liền. Mới 30 tháng tuổi, nhưng Tuấn đã nói sõi lắm, và “khôn” ra trò. Khi phải tiêm chích hay rút máu gì ấy ở cổ, các cô yêu cầu tôi ra ngoài, thoạt đầu cháu khóc thét gọi theo mẹ, nhưng thấy mẹ không thể vào được, bé liền thôi khóc, chỉ hơi nấc lên và bảo “cô ơi cô yêu cháu nhé”. Các cô dỗ cháu “ừ ừ, cháu ngoan các cô yêu cháu, các cô chỉ làm một tí là xong ngay” Tôi đứng nép bên ngoài, nghe và thương con quá chừng, thương chỉ chảy nước mắt chứ không dám khóc to.
Rồi cháu được một bác sĩ Nhi theo dõi điều trị. Nghe mọi người kháo nhau, bác sĩ này giỏi nhất nên tôi thấy bớt lo phần nào. Cháu bị tiêm đau quá, và kháng sinh lâu tan, nên cứ phải đổi chỗ luôn, tay bên này tay bên kia chân này chân nọ, càng ngày càng đau cứng hết cả. Bác sĩ giải thích là phải điều trị thật tích cực, hi vọng cháu còn bé sẽ phục hồi sau này đỡ tái phát. Cứ chịu đựng mãi, bé thì chịu tiêm đau, chịu sốt, còn mẹ cháu thì chịu đựng thương con đau đến não lòng. Tôi đành xua tan căng thẳng đó bằng cách cho cháu “biểu diễn” đọc thơ để bác sĩ, các cô y tá, và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nghe. Chả là cháu có khả năng thuộc rất nhanh, nhớ chính xác, nên tôi hay đọc cho nghe thơ bác Trần Đăng Khoa. Mặc dù cháu không hiểu nhưng cái giọng ngòng ngọng đọc lên sao mà dễ thương quá chừng, khiến cho mọi người say sưa và luôn yêu cầu cháu đọc đi đọc lại. Cả bác sĩ điều trị cho cháu mặc dù bận nhưng cùng nghe rất chăm chú, không mấy khi bỏ đi làm việc khác:
”Tôi chưa gặp bạn lần nào
Mà nghe thư bạn lòng sao bồi hồi
Bạn yêu đất nước của tôi
Trong trong dòng suối MẤY trời xanh xanh
Yêu bao bạn NHẺ hiền lành
Nụ cười hé nở mắt xanh ánh trời
Thằng Mỹ nó đến nước tôi
Búp bê nó giết bao người nó tra
Nó bắn cả cụ mù lòa
Nó THIẾU cả bé chưa và được cơm
Bạn ơi ai chẳng căm hờn
Làng tôi thêm lượt lên đường tòng quân
Miền Nam thắng trận đông xuân
Miền Bắc bắn LỤNG hàng ngàn máy bay
Chúng tôi đến lớp ngày ngày
Mũ LƠM tôi đội túi đầy thuốc men
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ đê vẫn chú dế mèn vuốt LÂU
Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu
Vẫn cười vẫn hát những câu LỘN LÀNG
Bao giờ bạn đến Việt Nam
Mà xem Mỹ chết mà thăm Bác Hồ….”
Cháu đọc hàng chục bài thơ mà tôi nhớ nhất là bài thơ trên đây. Những chữ viết in là chữ đọc ngọng (đáng lẽ là “mây, nhỏ, thiêu, rụng, rơm, râu, rộn ràng”) còn lại rất rõ ràng mạch lạc. Mấy chục năm qua rồi, tôi giữ nguyên trong tâm trí, mà không bao giờ tra tìm xem bài thơ này có chính xác không. Nếu bị nhầm lẫn chữ nào từ nào thì mong tác giả bài thơ và bạn đọc bỏ quá cho.
Qua hơn một tháng điều trị, cháu khỏi và ra viện. Tôi tìm gặp bác sĩ để nói lời cảm ơn, rằng nhờ có bác sĩ điều trị thật cẩn thận, kịp thời, chính xác nên cháu đã lành bệnh (tôi nói thôi chứ chẳng có quà gì đem biếu). Bác sĩ ngắt lời nhìn tôi rất hiền từ: “Không có gì đâu chị ạ, nhiệm vụ của chúng tôi mà. Thực ra, đã nhiều lần tôi giải thích với người nhà bệnh nhân rồi, hôm nay cũng xin nói với chị như thế, rằng ngoại trừ những bệnh cấp tính phải can thiệp bằng phẫu thuật, các cháu khỏi bệnh đa phần là do cơ thể, do cơ địa, do sức đề kháng, do nội tạng với sự tự chiến đấu không mệt mỏi. Cơ thể con người ta phức tạp lắm mà. Bác sĩ chỉ là người hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân những việc làm, cách chăm sóc trong khi chữa bệnh, rồi cho những chỉ định cần thiết tác động thêm bằng thuốc men, chứ bác sĩ không phải là thần thánh gì. Ở đây, mọi người hay truyền nhau khen tôi chữa bệnh giỏi, tôi biết, tôi cảm ơn các vị, nhưng tôi không nghĩ thế, không phải vì tôi khiêm tốn hay gì gì cả. Bệnh nhân khỏi bệnh chủ yếu là do chính họ đấy thôi. Chị cho cháu về đi và theo dõi sát sao, thấy có gì khác thường thì khám lại, đặc biệt không được để cháu bị mụn nhọt kéo dài, bằng cách giữ vệ sinh, ăn uống đủ chất. Tôi khuyên chị làm được thế là khó, nhưng chị phải cố gắng nhé.” Một lần nữa trong đời, những tâm tình giản dị cởi mở đầy tâm đức của một “thiên thần áo trắng” cứ ngân vang, vang mãi trong tôi, không thể nào quên.
18 đêm thức trắng
Vài năm đầu còn nhỏ, ngoại trừ trận lồng ruột, Tuấn, con trai tôi khỏe mạnh, bụ bẫm, hồng hào trắng trẻo. Nhưng sang năm thứ ba thì bắt đầu lở ghẻ mụn nhọt, như chị cháu hồi trước, và hơn thế bởi đau liên miên đợt này đợt khác. Đi phép miền Nam ra, tôi thấy cháu càng bị nặng hơn. Suốt ngày thôi thì bôi đủ thứ, Xanh-mê-ty-len, rồi cạo bột kháng sinh Tetracycline rắc vào đau thót ruột gan mà chẳng khỏi, cho đến một ngày, cháu bị đi tiểu ra máu. Lần này thì không thích cũng phải vào bệnh viện 108 thôi, và nhập viện hẳn hoi, chứ không sang bệnh viện Việt Đức cấp cứu được. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu bị viêm cầu thận cấp, cho chỉ định tiêm kháng sinh Peniciline liều cao 35 ngày liền. Mới 30 tháng tuổi, nhưng Tuấn đã nói sõi lắm, và “khôn” ra trò. Khi phải tiêm chích hay rút máu gì ấy ở cổ, các cô yêu cầu tôi ra ngoài, thoạt đầu cháu khóc thét gọi theo mẹ, nhưng thấy mẹ không thể vào được, bé liền thôi khóc, chỉ hơi nấc lên và bảo “cô ơi cô yêu cháu nhé”. Các cô dỗ cháu “ừ ừ, cháu ngoan các cô yêu cháu, các cô chỉ làm một tí là xong ngay” Tôi đứng nép bên ngoài, nghe và thương con quá chừng, thương chỉ chảy nước mắt chứ không dám khóc to.
Rồi cháu được một bác sĩ Nhi theo dõi điều trị. Nghe mọi người kháo nhau, bác sĩ này giỏi nhất nên tôi thấy bớt lo phần nào. Cháu bị tiêm đau quá, và kháng sinh lâu tan, nên cứ phải đổi chỗ luôn, tay bên này tay bên kia chân này chân nọ, càng ngày càng đau cứng hết cả. Bác sĩ giải thích là phải điều trị thật tích cực, hi vọng cháu còn bé sẽ phục hồi sau này đỡ tái phát. Cứ chịu đựng mãi, bé thì chịu tiêm đau, chịu sốt, còn mẹ cháu thì chịu đựng thương con đau đến não lòng. Tôi đành xua tan căng thẳng đó bằng cách cho cháu “biểu diễn” đọc thơ để bác sĩ, các cô y tá, và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nghe. Chả là cháu có khả năng thuộc rất nhanh, nhớ chính xác, nên tôi hay đọc cho nghe thơ bác Trần Đăng Khoa. Mặc dù cháu không hiểu nhưng cái giọng ngòng ngọng đọc lên sao mà dễ thương quá chừng, khiến cho mọi người say sưa và luôn yêu cầu cháu đọc đi đọc lại. Cả bác sĩ điều trị cho cháu mặc dù bận nhưng cùng nghe rất chăm chú, không mấy khi bỏ đi làm việc khác:
”Tôi chưa gặp bạn lần nào
Mà nghe thư bạn lòng sao bồi hồi
Bạn yêu đất nước của tôi
Trong trong dòng suối MẤY trời xanh xanh
Yêu bao bạn NHẺ hiền lành
Nụ cười hé nở mắt xanh ánh trời
Thằng Mỹ nó đến nước tôi
Búp bê nó giết bao người nó tra
Nó bắn cả cụ mù lòa
Nó THIẾU cả bé chưa và được cơm
Bạn ơi ai chẳng căm hờn
Làng tôi thêm lượt lên đường tòng quân
Miền Nam thắng trận đông xuân
Miền Bắc bắn LỤNG hàng ngàn máy bay
Chúng tôi đến lớp ngày ngày
Mũ LƠM tôi đội túi đầy thuốc men
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ đê vẫn chú dế mèn vuốt LÂU
Chúng tôi chẳng sợ Mỹ đâu
Vẫn cười vẫn hát những câu LỘN LÀNG
Bao giờ bạn đến Việt Nam
Mà xem Mỹ chết mà thăm Bác Hồ….”
Cháu đọc hàng chục bài thơ mà tôi nhớ nhất là bài thơ trên đây. Những chữ viết in là chữ đọc ngọng (đáng lẽ là “mây, nhỏ, thiêu, rụng, rơm, râu, rộn ràng”) còn lại rất rõ ràng mạch lạc. Mấy chục năm qua rồi, tôi giữ nguyên trong tâm trí, mà không bao giờ tra tìm xem bài thơ này có chính xác không. Nếu bị nhầm lẫn chữ nào từ nào thì mong tác giả bài thơ và bạn đọc bỏ quá cho.
Qua hơn một tháng điều trị, cháu khỏi và ra viện. Tôi tìm gặp bác sĩ để nói lời cảm ơn, rằng nhờ có bác sĩ điều trị thật cẩn thận, kịp thời, chính xác nên cháu đã lành bệnh (tôi nói thôi chứ chẳng có quà gì đem biếu). Bác sĩ ngắt lời nhìn tôi rất hiền từ: “Không có gì đâu chị ạ, nhiệm vụ của chúng tôi mà. Thực ra, đã nhiều lần tôi giải thích với người nhà bệnh nhân rồi, hôm nay cũng xin nói với chị như thế, rằng ngoại trừ những bệnh cấp tính phải can thiệp bằng phẫu thuật, các cháu khỏi bệnh đa phần là do cơ thể, do cơ địa, do sức đề kháng, do nội tạng với sự tự chiến đấu không mệt mỏi. Cơ thể con người ta phức tạp lắm mà. Bác sĩ chỉ là người hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân những việc làm, cách chăm sóc trong khi chữa bệnh, rồi cho những chỉ định cần thiết tác động thêm bằng thuốc men, chứ bác sĩ không phải là thần thánh gì. Ở đây, mọi người hay truyền nhau khen tôi chữa bệnh giỏi, tôi biết, tôi cảm ơn các vị, nhưng tôi không nghĩ thế, không phải vì tôi khiêm tốn hay gì gì cả. Bệnh nhân khỏi bệnh chủ yếu là do chính họ đấy thôi. Chị cho cháu về đi và theo dõi sát sao, thấy có gì khác thường thì khám lại, đặc biệt không được để cháu bị mụn nhọt kéo dài, bằng cách giữ vệ sinh, ăn uống đủ chất. Tôi khuyên chị làm được thế là khó, nhưng chị phải cố gắng nhé.” Một lần nữa trong đời, những tâm tình giản dị cởi mở đầy tâm đức của một “thiên thần áo trắng” cứ ngân vang, vang mãi trong tôi, không thể nào quên.
18 đêm thức trắng
Ngày tháng cứ thế trôi đi, con rồi đến mẹ qua cơn bệnh thì mẹ lại say sưa lên đường đi công tác, bỏ lại vất vả cho bà me. Tất nhiên là tôi đi nhanh rồi về ngay. Đêm nào ngủ lại ở tỉnh, thì tôi thức trắng luôn, vừa nghĩ về công việc vừa tưởng tượng hai con mình ở nhà ra sao, có quấy bà nhiều không, có bệnh gì nữa không. Rồi đến cao điểm của chuyện đi công tác xa nhà là đợt làm hệ chương trình thống nhất xử lí số liệu một cuộc điều tra năm 1978 trên các phòng máy ở miền Bắc có máy C8205 và C8205 Z.
Chúng tôi chọn một tỉnh để tổ chức hội nghị, tập huấn, trình bày thảo luận xây dựng hệ thống xử lí. Mỗi tỉnh có máy sẽ cử kĩ sư chương trình đến tham gia. Cán bộ trung ương tức là chỗ chúng tôi chủ trì, trong đó tôi lo mảng thiết kế hệ thống và lập chương trình. Ngày ấy, tôi và chúng tôi nói chung đã được đào tạo bài bản gì về thiết kế hệ thống đâu, nên vẽ đại sơ đồ khối, khối vào, khối xử lí, khối ra, rồi chi tiết hóa từng công việc trong các khối ấy, bàn cãi cách tổ chức số liệu, kiểm tra số liệu thế nào, sửa sai ra sao, lỗi số học lỗi logic thôi thì lúc tranh luận lúc cãi nhau như mổ bò. Chả lạ gì mấy ông phần mềm, đủ cách tổ chức, thừa thuật giải, và luôn “văn mình vợ người” nên phản bác bạn dữ dằn lắm. Tuy nhiên, chúng tôi xác định cho anh chị em tinh thần xây dựng vì một hệ thống xử lí chung thống nhất. Chất lượng cao nhất của hệ thống là thước đo lòng tự trọng của mỗi người trong cái tập thể này, nghĩa là hãy thẳng thắn trên tinh thần khoa học, nghiêm túc, thừa nhận những ý kiến nào là hay nhất, mà không phụ thuộc ý kiến ấy là của ai, của người nhiều hay ít kinh nghiệm lập trình trên máy, là cán bộ trung ương hay địa phương., được đào tạo từ trường nào, trong nước hay từ nước ngoài về, bằng cấp trình độ ra sao. Kết quả là tranh luận hết sức sôi nổi, say sưa, nhiều lúc lên “cao trào” nhưng vui vẻ là chính, những tức giận dỗi dằn cá nhân lúc đầu dần dần bị loại bỏ. Phải mất đúng 18 ngày đêm lăn lộn để hoàn thành công việc. Riêng tôi, đó là 18 đêm thức trắng một cách tuyệt đối, đạt kỉ lục cao nhất và duy nhất trong đời tôi cho tới lúc này. Tôi không hiểu sao ngày đó mình có thể làm việc như vậy. Ở cùng phòng với tôi là Đường, một cô gái mới ra trường, chưa chồng, rất thông minh, tiếp thu nhanh chóng những kiến thức về máy qua thực tế và hòa nhập dễ dàng. Tôi rất quí em, hai chị em trở nên thân thiết cũng từ đợt công tác này, lúc nào cũng “dính” bên nhau chỉ ngoại trừ ban đêm, cô gái còn trẻ và rất vô tư nên ngủ thật say sưa, thi thoảng trở dậy hỏi: “Ơ chị vẫn chưa ngủ à?”, rồi lại ngủ tiếp tới sáng. Những lúc căng thẳng như thế, tôi đau đầu, nhưng áp lực của công việc, trách nhiệm, chỗ dựa tinh thần là MQ, cùng với hộp dầu cao sao vàng là những người bạn đồng hành kéo tôi, không phải gượng dậy mà là đứng thẳng để đi một cách dứt khoát, kiên cường. Tôi đảm nhận viết một trong những phần chương trình quan trọng nhất của hệ thống, khoảng 2000 lệnh máy, viết, rồi tự đục trên băng thật cẩn thận, cố gắng chính xác đến từng chi tiết. Dữ liệu thử cho chương trình, tôi cũng tự làm, và kết quả rất bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của chính tôi, đó là chương trình chạy thông một mạch từ đầu đến cuối không bị tắc bất cứ một lỗi nào. Đấy cũng là chương trình duy nhất trong đời tôi không mắc lỗi, còn bình thường thì không kẹt đoạn này lại kẹt phần khác, phải tìm lỗi, phải thử, phải sửa dần để hoàn thiện chứ.
Làm việc thì căng thẳng như thế, nhưng ăn uống thì nghèo nàn. Đương nhiên vậy rồi. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy mình khổ và mệt mỏi. Bữa ăn tập thể vẫn là bát canh rau cải cúc nấu suông nhàn nhạt hay mằn mặn, những miếng đậu phụ kho trăng trắng hơi xam xám. Và chỉ thế thôi, ngày nào cũng như ngày nào, hầu như không thay đổi. Có thể tôi nhớ nhầm, chắc có bữa phải thay đổi đi chứ, nhưng lâu ngày rồi, cái ấn tượng thật mạnh, sâu đậm trong trí nhớ tôi là canh cải cúc, đậu kho suông, đậu kho suông, canh cải cúc thế thôi. Sau khi hoàn tất sản phẩm, chúng tôi hoàn chỉnh tài liệu từ thiết kế hệ thống, mô tả cấu trúc dữ liệu cho tới hướng dẫn sử dụng chương trình, rồi tự tay đánh máy chữ và tự quay máy in Roneo tạo lập nhân bản phát cho mọi người mang về. Tất nhiên toàn bộ chương trình (trên băng đục lỗ) được sao ra để các tỉnh mang về sử dụng thống nhất. Còn trong thực tế, nếu có phát sinh do đặc thù số liệu và yêu cầu thêm đầu ra của địa phương, thì anh em trở về do đã nhúng mình vào tham gia xây dựng hệ thống, sẽ tự sửa cho phù hợp; tỉnh nào mới quá chưa làm tốt thì gọi trung ương về trợ giúp. Ngày cuối cùng, buổi sáng sớm, sớm lắm, chỉ mới 3, 4 giờ gì đấy, tôi bỗng nghe tiếng gà quang quác, sau mới biết là chúng bị cắt tiết. Chả là đoàn cán bộ lãnh đạo lên thăm, nghiệm thu công trình và dặn dò anh chị em trước khi trở về địa phương. Nhà bếp nhận tin các Sếp lên là phải cố gắng cải thiện. Nhưng nói thì to chuyện, vài con gà chứ mấy để mời các Sếp, còn tụi tôi thì vẫn ăn bình thường, mà không cảm thấy có gì “chạnh lòng” hay “thèm muốn”. Nói thế là bởi trong trí nhớ của tôi, tôi không nhớ có bữa liên hoan nào. Thành ra, nếu trong thực tế là có thì tôi thành thật xin lỗi bạn đọc, rằng tôi đã quên chứ không có ý gì gây căng thẳng trong chuyện này.
Các Sếp đến thăm chúng tôi ngay tại hiện trường, chúng tôi đang in tài liệu, sắp xếp đóng tài liệu. Các Sếp ở đây đều là Sếp mới cả, Sếp cũ cấp cao thì chuyển công tác đi xa, Sếp cũ trực tiếp là trưởng phòng Quy thì đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Sếp cấp cao phụ trách mảng máy tính, anh Nguyễn đã kêu lên, kinh ngạc gần như không nhận ra tôi. Sếp bảo tôi gầy sút đi nhiều quá. Tôi thay hình đổi dạng một cách khủng khiếp, chắc thế. Tôi không dám nói với Sếp rằng, tôi đã trải qua 18 đêm thức trắng, mà tôi còn tồn tại, lại vẫn tươi cười chào Sếp, vẫn có thể nói những câu bông đùa mà vẫn tôn trọng và phải phép với Sếp, thì đó là điều hết sức tốt lành, may mắn với tôi rồi. Tôi tiếc không nói được tiếng nói từ tận sâu trong trái tim mình, rằng chúng tôi tuy vất vả nhưng biết ơn các Sếp lắm, đã giao cho chúng tôi một công việc đầy ý nghĩa, đã gắn kết đội ngũ cán bộ với nhau, không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa phương hay trung ương để phát huy trí tuệ tập thể làm nên một hệ thống xử lí dữ liệu thống nhất, tuy chỉ là một bài toán, một vấn đề nhưng đã là cơ hội để mỗi người trưởng thành lên rất nhiều. Tôi rất cảm động và còn khắc ghi mãi ánh mắt của Sếp nhìn tôi đầy thông cảm, có chút gì thân thương, một thứ tình cảm trong sáng đầy nhân nghĩa.Cũng bởi vậy, tôi cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh tuy vô hình nhưng to lớn vô cùng.
Xong việc, chúng tôi chia tay nhau ra về. Tối hôm đó, tôi đang chuẩn bị ba lô túi xách thì cậu kĩ sư Trân ở Thanh Hóa đến tạm biệt tôi:
- Em chào chị. Em ra tàu tối về Hà Nội rồi về Thanh Hóa đây. Chị về sau và mạnh khỏe nhé chị.
- Có gì trục trặc khi chạy chương trình thật, em gọi cho bọn mình nhé. Em đi mạnh giỏi, nhớ giữ đồ kẻo ban đêm thất lạc, - tôi dặn em.
Đến khuya, tôi mới lên giường. Là đêm cuối cùng, càng không ngủ được, cứ loay hoay trằn trọc, tôi mới giật mình nhớ ra, lâu nay mình mải làm, quên cả mấy bà cháu ở nhà. Đang nghĩ miên man hết chuyện này sang chuyện khác, thì lại có tiếng gõ cửa “Chị Thư ơi, em sang chào chị. Chị ngủ được không? Biết là làm phiền chị nhưng không thể nào cứ im lìm mà về cho được. Chị thông cảm cho em nhé".
- (Lục tục trở dạy mời bạn vào phòng) Ôi, chào Công. Chị tưởng hai em đi tàu từ lúc tối rồi, cậu Trân có sang chào chị rồi mà.
- À không,…vâng,…bây giờ em mới đi
- Sao hai em không đi cùng cho vui? (vì làm cùng một phòng của cơ quan ) - Tôi hỏi.
- Em không thích đi cùng, em và cậu ta không thích nhau, không hợp nhau chị ạ.
- Ra thế…(tôi sững sờ buồn buồn khó tả)…Ừ à thế em về nhé, chúc chuyến đi may mắn. Chị mong hai em gần nhau hơn và thông cảm, hợp tác với nhau để xử lí cho tốt nhé.
Cả hai cậu, vào những lúc khác nhau gặp tôi, đều chuyện trò cùng tôi “nở như ngô rang” rồi tần ngần lưu luyến ra tàu, vậy mà chỉ khi nào nhắc đến bạn mình, là câu chuyện trùng hẳn xuống, và im lặng. Thực tình, tôi quí cả hai. Họ đều thông minh, nhiều đóng góp sáng tạo lắm, mỗi người giỏi một kiểu, đều là người tốt, nhưng giữa họ, luôn có hố sâu ngăn cách, tôi không hiểu được, chỉ lẩm bẩm một mình-Vậy mới là cuộc đời, mới là con người, eo ôi phức tạp quá, chứ có phải lâu nay mỗi mình tôi phức tạp đâu?
Chúng tôi chọn một tỉnh để tổ chức hội nghị, tập huấn, trình bày thảo luận xây dựng hệ thống xử lí. Mỗi tỉnh có máy sẽ cử kĩ sư chương trình đến tham gia. Cán bộ trung ương tức là chỗ chúng tôi chủ trì, trong đó tôi lo mảng thiết kế hệ thống và lập chương trình. Ngày ấy, tôi và chúng tôi nói chung đã được đào tạo bài bản gì về thiết kế hệ thống đâu, nên vẽ đại sơ đồ khối, khối vào, khối xử lí, khối ra, rồi chi tiết hóa từng công việc trong các khối ấy, bàn cãi cách tổ chức số liệu, kiểm tra số liệu thế nào, sửa sai ra sao, lỗi số học lỗi logic thôi thì lúc tranh luận lúc cãi nhau như mổ bò. Chả lạ gì mấy ông phần mềm, đủ cách tổ chức, thừa thuật giải, và luôn “văn mình vợ người” nên phản bác bạn dữ dằn lắm. Tuy nhiên, chúng tôi xác định cho anh chị em tinh thần xây dựng vì một hệ thống xử lí chung thống nhất. Chất lượng cao nhất của hệ thống là thước đo lòng tự trọng của mỗi người trong cái tập thể này, nghĩa là hãy thẳng thắn trên tinh thần khoa học, nghiêm túc, thừa nhận những ý kiến nào là hay nhất, mà không phụ thuộc ý kiến ấy là của ai, của người nhiều hay ít kinh nghiệm lập trình trên máy, là cán bộ trung ương hay địa phương., được đào tạo từ trường nào, trong nước hay từ nước ngoài về, bằng cấp trình độ ra sao. Kết quả là tranh luận hết sức sôi nổi, say sưa, nhiều lúc lên “cao trào” nhưng vui vẻ là chính, những tức giận dỗi dằn cá nhân lúc đầu dần dần bị loại bỏ. Phải mất đúng 18 ngày đêm lăn lộn để hoàn thành công việc. Riêng tôi, đó là 18 đêm thức trắng một cách tuyệt đối, đạt kỉ lục cao nhất và duy nhất trong đời tôi cho tới lúc này. Tôi không hiểu sao ngày đó mình có thể làm việc như vậy. Ở cùng phòng với tôi là Đường, một cô gái mới ra trường, chưa chồng, rất thông minh, tiếp thu nhanh chóng những kiến thức về máy qua thực tế và hòa nhập dễ dàng. Tôi rất quí em, hai chị em trở nên thân thiết cũng từ đợt công tác này, lúc nào cũng “dính” bên nhau chỉ ngoại trừ ban đêm, cô gái còn trẻ và rất vô tư nên ngủ thật say sưa, thi thoảng trở dậy hỏi: “Ơ chị vẫn chưa ngủ à?”, rồi lại ngủ tiếp tới sáng. Những lúc căng thẳng như thế, tôi đau đầu, nhưng áp lực của công việc, trách nhiệm, chỗ dựa tinh thần là MQ, cùng với hộp dầu cao sao vàng là những người bạn đồng hành kéo tôi, không phải gượng dậy mà là đứng thẳng để đi một cách dứt khoát, kiên cường. Tôi đảm nhận viết một trong những phần chương trình quan trọng nhất của hệ thống, khoảng 2000 lệnh máy, viết, rồi tự đục trên băng thật cẩn thận, cố gắng chính xác đến từng chi tiết. Dữ liệu thử cho chương trình, tôi cũng tự làm, và kết quả rất bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của chính tôi, đó là chương trình chạy thông một mạch từ đầu đến cuối không bị tắc bất cứ một lỗi nào. Đấy cũng là chương trình duy nhất trong đời tôi không mắc lỗi, còn bình thường thì không kẹt đoạn này lại kẹt phần khác, phải tìm lỗi, phải thử, phải sửa dần để hoàn thiện chứ.
Làm việc thì căng thẳng như thế, nhưng ăn uống thì nghèo nàn. Đương nhiên vậy rồi. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy mình khổ và mệt mỏi. Bữa ăn tập thể vẫn là bát canh rau cải cúc nấu suông nhàn nhạt hay mằn mặn, những miếng đậu phụ kho trăng trắng hơi xam xám. Và chỉ thế thôi, ngày nào cũng như ngày nào, hầu như không thay đổi. Có thể tôi nhớ nhầm, chắc có bữa phải thay đổi đi chứ, nhưng lâu ngày rồi, cái ấn tượng thật mạnh, sâu đậm trong trí nhớ tôi là canh cải cúc, đậu kho suông, đậu kho suông, canh cải cúc thế thôi. Sau khi hoàn tất sản phẩm, chúng tôi hoàn chỉnh tài liệu từ thiết kế hệ thống, mô tả cấu trúc dữ liệu cho tới hướng dẫn sử dụng chương trình, rồi tự tay đánh máy chữ và tự quay máy in Roneo tạo lập nhân bản phát cho mọi người mang về. Tất nhiên toàn bộ chương trình (trên băng đục lỗ) được sao ra để các tỉnh mang về sử dụng thống nhất. Còn trong thực tế, nếu có phát sinh do đặc thù số liệu và yêu cầu thêm đầu ra của địa phương, thì anh em trở về do đã nhúng mình vào tham gia xây dựng hệ thống, sẽ tự sửa cho phù hợp; tỉnh nào mới quá chưa làm tốt thì gọi trung ương về trợ giúp. Ngày cuối cùng, buổi sáng sớm, sớm lắm, chỉ mới 3, 4 giờ gì đấy, tôi bỗng nghe tiếng gà quang quác, sau mới biết là chúng bị cắt tiết. Chả là đoàn cán bộ lãnh đạo lên thăm, nghiệm thu công trình và dặn dò anh chị em trước khi trở về địa phương. Nhà bếp nhận tin các Sếp lên là phải cố gắng cải thiện. Nhưng nói thì to chuyện, vài con gà chứ mấy để mời các Sếp, còn tụi tôi thì vẫn ăn bình thường, mà không cảm thấy có gì “chạnh lòng” hay “thèm muốn”. Nói thế là bởi trong trí nhớ của tôi, tôi không nhớ có bữa liên hoan nào. Thành ra, nếu trong thực tế là có thì tôi thành thật xin lỗi bạn đọc, rằng tôi đã quên chứ không có ý gì gây căng thẳng trong chuyện này.
Các Sếp đến thăm chúng tôi ngay tại hiện trường, chúng tôi đang in tài liệu, sắp xếp đóng tài liệu. Các Sếp ở đây đều là Sếp mới cả, Sếp cũ cấp cao thì chuyển công tác đi xa, Sếp cũ trực tiếp là trưởng phòng Quy thì đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Sếp cấp cao phụ trách mảng máy tính, anh Nguyễn đã kêu lên, kinh ngạc gần như không nhận ra tôi. Sếp bảo tôi gầy sút đi nhiều quá. Tôi thay hình đổi dạng một cách khủng khiếp, chắc thế. Tôi không dám nói với Sếp rằng, tôi đã trải qua 18 đêm thức trắng, mà tôi còn tồn tại, lại vẫn tươi cười chào Sếp, vẫn có thể nói những câu bông đùa mà vẫn tôn trọng và phải phép với Sếp, thì đó là điều hết sức tốt lành, may mắn với tôi rồi. Tôi tiếc không nói được tiếng nói từ tận sâu trong trái tim mình, rằng chúng tôi tuy vất vả nhưng biết ơn các Sếp lắm, đã giao cho chúng tôi một công việc đầy ý nghĩa, đã gắn kết đội ngũ cán bộ với nhau, không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa phương hay trung ương để phát huy trí tuệ tập thể làm nên một hệ thống xử lí dữ liệu thống nhất, tuy chỉ là một bài toán, một vấn đề nhưng đã là cơ hội để mỗi người trưởng thành lên rất nhiều. Tôi rất cảm động và còn khắc ghi mãi ánh mắt của Sếp nhìn tôi đầy thông cảm, có chút gì thân thương, một thứ tình cảm trong sáng đầy nhân nghĩa.Cũng bởi vậy, tôi cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh tuy vô hình nhưng to lớn vô cùng.
Xong việc, chúng tôi chia tay nhau ra về. Tối hôm đó, tôi đang chuẩn bị ba lô túi xách thì cậu kĩ sư Trân ở Thanh Hóa đến tạm biệt tôi:
- Em chào chị. Em ra tàu tối về Hà Nội rồi về Thanh Hóa đây. Chị về sau và mạnh khỏe nhé chị.
- Có gì trục trặc khi chạy chương trình thật, em gọi cho bọn mình nhé. Em đi mạnh giỏi, nhớ giữ đồ kẻo ban đêm thất lạc, - tôi dặn em.
Đến khuya, tôi mới lên giường. Là đêm cuối cùng, càng không ngủ được, cứ loay hoay trằn trọc, tôi mới giật mình nhớ ra, lâu nay mình mải làm, quên cả mấy bà cháu ở nhà. Đang nghĩ miên man hết chuyện này sang chuyện khác, thì lại có tiếng gõ cửa “Chị Thư ơi, em sang chào chị. Chị ngủ được không? Biết là làm phiền chị nhưng không thể nào cứ im lìm mà về cho được. Chị thông cảm cho em nhé".
- (Lục tục trở dạy mời bạn vào phòng) Ôi, chào Công. Chị tưởng hai em đi tàu từ lúc tối rồi, cậu Trân có sang chào chị rồi mà.
- À không,…vâng,…bây giờ em mới đi
- Sao hai em không đi cùng cho vui? (vì làm cùng một phòng của cơ quan ) - Tôi hỏi.
- Em không thích đi cùng, em và cậu ta không thích nhau, không hợp nhau chị ạ.
- Ra thế…(tôi sững sờ buồn buồn khó tả)…Ừ à thế em về nhé, chúc chuyến đi may mắn. Chị mong hai em gần nhau hơn và thông cảm, hợp tác với nhau để xử lí cho tốt nhé.
Cả hai cậu, vào những lúc khác nhau gặp tôi, đều chuyện trò cùng tôi “nở như ngô rang” rồi tần ngần lưu luyến ra tàu, vậy mà chỉ khi nào nhắc đến bạn mình, là câu chuyện trùng hẳn xuống, và im lặng. Thực tình, tôi quí cả hai. Họ đều thông minh, nhiều đóng góp sáng tạo lắm, mỗi người giỏi một kiểu, đều là người tốt, nhưng giữa họ, luôn có hố sâu ngăn cách, tôi không hiểu được, chỉ lẩm bẩm một mình-Vậy mới là cuộc đời, mới là con người, eo ôi phức tạp quá, chứ có phải lâu nay mỗi mình tôi phức tạp đâu?
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi thị kim Thư
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét