Bạn cho đủ thứ
MQ có một người bạn thân, là Chiến. Gọi là bạn nhưng Chiến ít hơn tôi hai tuổi, ít hơn MQ năm tuổi, nên gọi chúng tôi bằng anh chị. Trước kia Chiến học đại học ở Ba Lan, nay thi thoảng có quay lại. Kinh tế Chiến khá hơn, và vì thương vợ chồng tôi nghèo quá, nên cho rất nhiều thứ quí. Này nhé, Chiến tặng cái tủ lạnh Sa ra tốp của Liên xô, có vậy nhà tôi mới biết thế nào là cục đá lấy ra mà pha nước uống mùa hè, cho nhiều áo quần đẹp, nên tôi bắt đầu tung tẩy khối sắc màu. Không những thế, khi có dịp cùng vào Sài Gòn công tác, Chiến còn dắt MQ đến tận hàng quần áo và bắt MQ mua sơ mi mang về cho tôi, một loại áo may giản dị thật đẹp và hợp với tôi. Khi MQ mang về, lúc đầu tôi ngạc nhiên lắm nghĩ bụng sao ông tướng này bỗng nhiên quan tâm mua sắm cho vợ thế nhỉ, nhưng rồi thôi không hỏi gì cả, chỉ mặc thử và đi ra đi vào, hỏi chồng: “Anh thấy em mặc có đẹp không?” Lẽ ra MQ phải chủ động thúc giục và ngắm nghía tôi mặc thử, đằng này chả hỏi gì để tôi tự hỏi, lại còn trả lời lủng củng: “Em thì mặc áo gì lại chả đẹp”. Chết người không chứ, hóa ra sau này tôi mới biết, MQ thấy tôi mặc đẹp thì xinh ra nên chàng không thích. Chàng sợ bóng sợ vía lỡ ra tôi xí xớn với ai!!! Chả là vốn chàng cũng hay ghen. Rồi sau tôi biết bạn xui mua áo cho vợ, nên hay trêu chồng về việc này, MQ tỏ ra ngường ngượng nhưng tôi hiểu nên không nỡ trách móc.
Không chỉ có thế, bạn còn cho quà lớn hơn nữa, một cái xe máy hẳn hoi. Đành rằng là xe cũ thôi, nhưng xe Nhật hồi ấy là quí lắm lắm. Nhớ lần đầu tiên, MQ hướng dẫn tôi đi xe máy chính là lần vợ chồng tôi mang con gái đầu vô Sài Gòn, Nha Trang đó. MQ và con gái ngồi đằng sau, tôi cầm lái, mà là xe máy nam cơ chứ, vi vu suốt dọc bờ biển, rồi đi thẳng trên con đường lớn ra Chợ Đầm. MQ bày cho tôi, lúc thì tăng ga giảm ga lúc phanh lại sang số, tôi vừa sợ vừa thích. Còn bây giờ, tôi được tập chút ít là biết đi dễ dàng, có điều mỗi khi phải sang đường thì đỗ xe rồi dắt bộ hì hục, MQ cứ cười và trêu tôi mãi, ai đến chơi cũng khoe với khách nói xấu vợ rằng đi xe máy mà thi thoảng phải dắt bộ, ghét thế cơ chứ.
Có tủ lạnh rồi, làm mấy cục đá để uống, chứ không có thức ăn dự trữ, thức ăn dư mà cất giữ. Thành ra cái khó ló cái khôn, vợ chồng con cái nhà tôi làm kem túi để bán. Ý tưởng là của MQ, còn cả nhà thì thực hiện say sưa, mê mải. Gọi là kem cho có vẻ chứ nó là những thứ nước ngọt đổ vào túi nilon nhỏ buộc chặt ném vào ngăn đá, thế thôi. Vậy mà trẻ nhỏ quanh đó rất khoái chí đến mua, rẻ tiền mà được mút mút lành lạnh ngọt ngọt. Đến người làm ra là chúng tôi mà còn thấy ngon nữa là! À quên, tủ lạnh còn dùng để sản xuất đá cục phục vụ bà me bán hàng nước nữa chứ. Thời kì đổi mới ngoài xã hội đổi mới luôn cả gia đình tôi đây. Bữa cơm hàng ngày, ngoài đậu phụ mua thoải mái, thi thoảng có đĩa thịt, đĩa cá, nhưng đĩa rau vẫn là to nhất, cao nhất, đầy nhất. Chiến đến chơi nhà tôi đúng vào bữa cơm thì cứ lắc đầu kinh sợ sao cái nhà này nó ngốn được lắm rau đến thế!
Được cái cậu bạn lên làm trưởng phòng tôi ấy, cậu Mai, tính hay thích ăn, đến chơi cứ trò chuyện với hai vợ chồng mà tôi còn nhớ mãi, đó là “anh MQ và Thư ạ, mình thấy là phải ăn thôi, nhất là gan lợn ấy, nó rẻ mà. Ngày 30 tết hai bạn thử ra chợ mà xem, gan lợn ê hề, những lúc này càng phải ăn thật lực vào. Mình mua mỗi lần cả cân luôn, rồi thịt bò nữa, cứ mua ½ kg mà sào, sau này già rồi đau răng đau đủ thứ không thể ăn được đâu. Đấy hai bạn xem, nhà mình chả sắm ti vi tủ lạnh gì hết, đến cả bộ bàn ghế cũng không! Khách vào nhà cứ ngồi xuống chiếu thôi. Bao giờ bọn mình ăn chán ra rồi đã, mình sẽ sắm sau”. Nghe bạn nói, chúng tôi thấy vui vui, thế là lúc nào có ít tiền, là lại mua cái gì nhiều nhiều về ăn giống nhà bạn. Bởi thế nên không còn cái cảnh con trai ăn vụng nồi thịt của bà me nữa. Và 30 tết thì nhà tôi không bắt chước Mai đi mua gan lợn, nhưng để ý mua sắm lắm thứ để làm cơm cúng chiều 30 thật thịnh soạn, và nói như MQ nói, bữa cơm chiều 30 là ngon nhất trong năm.
Đã qua bao nhiêu cái tết rồi, dù MQ ở đơn vị về hay vốn đang ở nhà (thời kì học) thì tết đến với chúng tôi bận rộn tất bật lắm. Bởi vì ngoài cái bận rộn như mọi nhà, sáng 30 nào vợ chồng tôi (ít khi mang con đi) cũng đạp xe vào thăm mộ ông nội các cháu, ở cách xa nhà chừng 15 km. Đây là một làng quê gần Hà Đông mà hồi xưa má chồng tôi có người quen, nên nhờ chuyển hài cốt ba (mất tại Bắc Giang) về. Ngôi mộ là mộ đất, ở giữa một thửa ruộng lúa. Chính tại nơi này, khi tôi sinh con gái đầu lòng, má đã ra thắp hương khóc và bảo “Ông ơi, ngày xưa ông thích con gái quá, mà tôi cứ đẻ mãi con trai, thì bây giờ ông có cháu nội là cháu gái đây. Nó đang ở nhà số 13 phố Trần Cao Vân Chợ Trời …ông về phù hộ cho vợ chồng thằng MQ và cháu gái ông ơi!”. Nhớ lại thương má quá. Rồi như tôi đã kể, giải phóng xong má trở về Nha Trang. Từ đó chỉ còn vợ chồng tôi ra thăm mộ ba mỗi khi xuân về hoặc vào ngày giỗ ba. Hầu như năm nào, tôi cũng tự gói lấy bánh chưng. Bánh chưng có hai loại, bánh mặn gói như thông thường, còn bánh ngọt là bánh mẹ tôi ngày xưa hay gói. Me tôi không gói mà chỉ tường thuật cho chị em tôi về chiếc bánh ngọt này khi thấy mẹ tôi làm: Đỗ xanh sau khi đồ chín bở tơi, đem đảo với những miếng mỡ phần thái bằng nửa ngón tay, với dừa nạo nhỏ và đường, để làm nhân bánh. Có mỡ thì nhân bánh sẽ mềm, không bị cứng. Tôi theo lời tả này, làm luôn. Bánh ngọt ít ai gói, vì thế năm nào tiếp khách bằng bánh chưng ngọt, mọi người đều khen lắm, thích lắm. Chả cứ chuẩn bị cho bánh ngọt, cả với bánh mặn, đều cần nhiều đỗ. Bởi vậy, khi đồ xong nồi đỗ to tướng, lúc tôi hì hục giã và nắm từng nắm thì thể nào cũng có những bàn tay của mấy bố con thò từ trong màn ra để “xin” nếm! đầu têu nhất là bố MQ chứ không phải bé con nào. Rồi “chúng” chờ gói đến cái đoạn bánh chưng con để thi nhau đánh dấu hai lạt ba lạt sau này vớt lên chén trước …các cụ! Lúc gói bánh chưng con thì MQ hay xung phong, để làm ra những cái mà tôi trêu là “đùm mắm tôm” chứ bánh trái gì mà méo xiên méo xẹo, bề mặt trông như hình tứ giác cấm có góc nào là góc vuông. Thường chúng tôi luộc bánh chưng vào đêm 28 tết, bằng củi và mùn cưa. Các con chỉ thích lúc đầu, sau thì buồn ngủ nên vào giường hết, chỉ còn lại hai vợ chồng. Trời rét, lửa cháy bập bùng trong góc bếp nhỏ. Tôi ngồi tựa lưng vào MQ, má đỏ hồng trông chắc hay hay nên MQ thi thoảng lại ôm chặt tôi mà chả nói gì. Tình yêu, không thui chột đi khi năm tháng dần trôi, mà cứ lớn lên, lớn lên mãi. MQ và tôi thường tâm tình trao đổi với nhau, và cùng thống nhất rằng, con người ta, cái bên ngoài thì cũng bình thường thôi, sẽ xấu dần đi. Nhưng cái bên trong, tâm hồn ấy, bản chất là rất đẹp. Cái đẹp ấy phong phú lắm, là vô tận. Khi sống bên nhau, nếu mỗi ngày bạn tìm ra được những nét đẹp mới mẻ ở bạn đời của mình, có thể chỉ qua từng việc làm nho nhỏ, mà ngày hôm qua bạn chưa kịp nhận ra thì bạn sẽ thấy hạnh phúc vô ngần và yêu vợ (chồng) mình tha thiết. Tình yêu không thể tự nhiên cứ rơi sẵn từ trên trời xuống, nó phải được cả hai xây dựng, lao động, vun đắp không biết mệt mỏi.
Khi nấu bánh chưng xong, MQ phải đi cọ rửa thùng, một công việc khá nặng nhọc và mệt mỏi mà tôi luôn tránh né. MQ còn chủ trì thêm một món cơm nếp đỗ đen (thật nhiều đỗ), rồi cho đường hoặc mật oánh vào đun lên xong đổ ra cái mâm nhôm, rắc ít hạt vừng rang trông cũng hấp dẫn, rồi sau cắt từng miếng ra ăn vừa cứng vừa mềm, ngọt ngọt bùi bùi.
Lan man mãi, bây giờ mới trở về chuyện 30 tết. Chúng tôi vào mộ ba, mang theo thuốc lá, rượu, bánh mứt kẹo, bánh chưng và một ít trái cây rồi thắp hương khấn mời ba về ăn tết với con cháu. Vào khoảng thời gian đó, lúa đang lên xanh um, chúng tôi xắn quần lội ra để thắp hương. Mộ có nhiều cỏ thì làm bớt đi, dọn dẹp để chiếc bia rõ lên những dòng chữ. Khi nào tàn tuần hương đầu, thì thắp thêm một tuần nữa rồi khấn ba xin phép đi về. Phải về vội không thể nhẩn nha được vì đường đi lại rất đông xe cộ, mà quan trọng là kịp về để làm cơm cúng chiều 30. Sau khi cúng xong (theo đúng nghi lễ bà me chủ trì, tôi chỉ là người nấu cỗ và giúp me những việc cần thiết chẳng hạn lau dọn ban thờ, lấy nước), cả nhà quây quần bên mâm cơm, và mắt mấy bố con sáng rực như sao (còn mắt tôi và me tôi thì tối chắc???) Gà luộc là món ai cũng thích nhất thì phải. Nồi măng ninh là chủ lực của tết, cũng được ngốn ngấu say sưa. Bánh chưng bóc ra mà chưa kịp ăn hết là để đó, và đêm làm lễ giao thừa, rồi làm cơm cúng những ngày sau đó, phải bóc một loạt chiếc mới. Khi nào có khách đến mà giữ lại mời ăn được thì mới có cơ may giải quyết bánh chưng đã bóc. Măng rồi thì miến, bóng, nem rán, xào giả hạnh nhân, dưa hành, giò thủ, giò lụa là những thứ khó có thể thiếu được, dù cho nghèo đến mấy, cả năm có mấy ngày tết mà. Nói bạn đọc đừng cười, chả cái tết nào tôi thoát khỏi những trận rối loạn tiêu hóa. Đấy là nói tránh đi còn nói thô nữa thì là bị ỉa chảy! thì những thức ăn bỗng nhiên dồn dập nhét vào cái dạ dầy chỉ quen mấy hạt gạo mốc, rau sống cả rổ, rau muống cả bè mà lại! May là bọn trẻ con không việc gì chứ chúng có sao, mình phải phục vụ thì đến chết vì tết.
Nhiều năm, trước giao thừa, vợ chồng tôi còn lẻn đi dạo với nhau, ngồi rét run lập cập bên hồ Hoàn Kiếm, rồi mới vội vã trở về, sợ xông nhà không may sẽ bị bà me la cho. Sáng 1 tết, rất buồn ngủ vì đêm giao thừa lên giường rất muộn, nhưng tôi phải dậy thật sớm để cùng với me làm cơm cúng . Từ 10 giờ sáng trở ra, vợ chồng con cái mới có thể đi chúc tết họ hàng quanh đó. Chợ Trời ngày thường đông đúc là thế, nay tết rồi vắng lặng như tờ. Hàng quán dọn dẹp hết cả. Chỉ những lúc này, tôi mới thấy yêu ngôi nhà, yêu đường phố của mình. Đi chúc tết, MQ thường mặc trang phục sĩ quan, tôi mặc cái áo lông màu ghi xám (của Việt nam may), họa hoằn lắm mới có năm mặc áo dài. Bọn trẻ hồi nhỏ thích đi cùng bố mẹ rồng rắn lên mây, dần dần về sau lỉnh đi theo bạn bỏ mặc bố mẹ với bé Hương đi chúc tết. Chúng tôi đi chúc tết vui lắm. Tôi và MQ cả hai đều khôi hài nên đến đâu thì ở đó tiếng cười vang lên thật sảng khoái. Chỉ đi quanh đó họ hàng khá đông nên đi bộ thôi, rồi trưa tạt về nhà me cúng xong là đánh chén hưởng lộc các cụ đã, xong chiều mới đi tiếp.
Cùng Niệu liệu pháp lên đường
MQ có một người bạn thân, là Chiến. Gọi là bạn nhưng Chiến ít hơn tôi hai tuổi, ít hơn MQ năm tuổi, nên gọi chúng tôi bằng anh chị. Trước kia Chiến học đại học ở Ba Lan, nay thi thoảng có quay lại. Kinh tế Chiến khá hơn, và vì thương vợ chồng tôi nghèo quá, nên cho rất nhiều thứ quí. Này nhé, Chiến tặng cái tủ lạnh Sa ra tốp của Liên xô, có vậy nhà tôi mới biết thế nào là cục đá lấy ra mà pha nước uống mùa hè, cho nhiều áo quần đẹp, nên tôi bắt đầu tung tẩy khối sắc màu. Không những thế, khi có dịp cùng vào Sài Gòn công tác, Chiến còn dắt MQ đến tận hàng quần áo và bắt MQ mua sơ mi mang về cho tôi, một loại áo may giản dị thật đẹp và hợp với tôi. Khi MQ mang về, lúc đầu tôi ngạc nhiên lắm nghĩ bụng sao ông tướng này bỗng nhiên quan tâm mua sắm cho vợ thế nhỉ, nhưng rồi thôi không hỏi gì cả, chỉ mặc thử và đi ra đi vào, hỏi chồng: “Anh thấy em mặc có đẹp không?” Lẽ ra MQ phải chủ động thúc giục và ngắm nghía tôi mặc thử, đằng này chả hỏi gì để tôi tự hỏi, lại còn trả lời lủng củng: “Em thì mặc áo gì lại chả đẹp”. Chết người không chứ, hóa ra sau này tôi mới biết, MQ thấy tôi mặc đẹp thì xinh ra nên chàng không thích. Chàng sợ bóng sợ vía lỡ ra tôi xí xớn với ai!!! Chả là vốn chàng cũng hay ghen. Rồi sau tôi biết bạn xui mua áo cho vợ, nên hay trêu chồng về việc này, MQ tỏ ra ngường ngượng nhưng tôi hiểu nên không nỡ trách móc.
Không chỉ có thế, bạn còn cho quà lớn hơn nữa, một cái xe máy hẳn hoi. Đành rằng là xe cũ thôi, nhưng xe Nhật hồi ấy là quí lắm lắm. Nhớ lần đầu tiên, MQ hướng dẫn tôi đi xe máy chính là lần vợ chồng tôi mang con gái đầu vô Sài Gòn, Nha Trang đó. MQ và con gái ngồi đằng sau, tôi cầm lái, mà là xe máy nam cơ chứ, vi vu suốt dọc bờ biển, rồi đi thẳng trên con đường lớn ra Chợ Đầm. MQ bày cho tôi, lúc thì tăng ga giảm ga lúc phanh lại sang số, tôi vừa sợ vừa thích. Còn bây giờ, tôi được tập chút ít là biết đi dễ dàng, có điều mỗi khi phải sang đường thì đỗ xe rồi dắt bộ hì hục, MQ cứ cười và trêu tôi mãi, ai đến chơi cũng khoe với khách nói xấu vợ rằng đi xe máy mà thi thoảng phải dắt bộ, ghét thế cơ chứ.
Có tủ lạnh rồi, làm mấy cục đá để uống, chứ không có thức ăn dự trữ, thức ăn dư mà cất giữ. Thành ra cái khó ló cái khôn, vợ chồng con cái nhà tôi làm kem túi để bán. Ý tưởng là của MQ, còn cả nhà thì thực hiện say sưa, mê mải. Gọi là kem cho có vẻ chứ nó là những thứ nước ngọt đổ vào túi nilon nhỏ buộc chặt ném vào ngăn đá, thế thôi. Vậy mà trẻ nhỏ quanh đó rất khoái chí đến mua, rẻ tiền mà được mút mút lành lạnh ngọt ngọt. Đến người làm ra là chúng tôi mà còn thấy ngon nữa là! À quên, tủ lạnh còn dùng để sản xuất đá cục phục vụ bà me bán hàng nước nữa chứ. Thời kì đổi mới ngoài xã hội đổi mới luôn cả gia đình tôi đây. Bữa cơm hàng ngày, ngoài đậu phụ mua thoải mái, thi thoảng có đĩa thịt, đĩa cá, nhưng đĩa rau vẫn là to nhất, cao nhất, đầy nhất. Chiến đến chơi nhà tôi đúng vào bữa cơm thì cứ lắc đầu kinh sợ sao cái nhà này nó ngốn được lắm rau đến thế!
Được cái cậu bạn lên làm trưởng phòng tôi ấy, cậu Mai, tính hay thích ăn, đến chơi cứ trò chuyện với hai vợ chồng mà tôi còn nhớ mãi, đó là “anh MQ và Thư ạ, mình thấy là phải ăn thôi, nhất là gan lợn ấy, nó rẻ mà. Ngày 30 tết hai bạn thử ra chợ mà xem, gan lợn ê hề, những lúc này càng phải ăn thật lực vào. Mình mua mỗi lần cả cân luôn, rồi thịt bò nữa, cứ mua ½ kg mà sào, sau này già rồi đau răng đau đủ thứ không thể ăn được đâu. Đấy hai bạn xem, nhà mình chả sắm ti vi tủ lạnh gì hết, đến cả bộ bàn ghế cũng không! Khách vào nhà cứ ngồi xuống chiếu thôi. Bao giờ bọn mình ăn chán ra rồi đã, mình sẽ sắm sau”. Nghe bạn nói, chúng tôi thấy vui vui, thế là lúc nào có ít tiền, là lại mua cái gì nhiều nhiều về ăn giống nhà bạn. Bởi thế nên không còn cái cảnh con trai ăn vụng nồi thịt của bà me nữa. Và 30 tết thì nhà tôi không bắt chước Mai đi mua gan lợn, nhưng để ý mua sắm lắm thứ để làm cơm cúng chiều 30 thật thịnh soạn, và nói như MQ nói, bữa cơm chiều 30 là ngon nhất trong năm.
Đã qua bao nhiêu cái tết rồi, dù MQ ở đơn vị về hay vốn đang ở nhà (thời kì học) thì tết đến với chúng tôi bận rộn tất bật lắm. Bởi vì ngoài cái bận rộn như mọi nhà, sáng 30 nào vợ chồng tôi (ít khi mang con đi) cũng đạp xe vào thăm mộ ông nội các cháu, ở cách xa nhà chừng 15 km. Đây là một làng quê gần Hà Đông mà hồi xưa má chồng tôi có người quen, nên nhờ chuyển hài cốt ba (mất tại Bắc Giang) về. Ngôi mộ là mộ đất, ở giữa một thửa ruộng lúa. Chính tại nơi này, khi tôi sinh con gái đầu lòng, má đã ra thắp hương khóc và bảo “Ông ơi, ngày xưa ông thích con gái quá, mà tôi cứ đẻ mãi con trai, thì bây giờ ông có cháu nội là cháu gái đây. Nó đang ở nhà số 13 phố Trần Cao Vân Chợ Trời …ông về phù hộ cho vợ chồng thằng MQ và cháu gái ông ơi!”. Nhớ lại thương má quá. Rồi như tôi đã kể, giải phóng xong má trở về Nha Trang. Từ đó chỉ còn vợ chồng tôi ra thăm mộ ba mỗi khi xuân về hoặc vào ngày giỗ ba. Hầu như năm nào, tôi cũng tự gói lấy bánh chưng. Bánh chưng có hai loại, bánh mặn gói như thông thường, còn bánh ngọt là bánh mẹ tôi ngày xưa hay gói. Me tôi không gói mà chỉ tường thuật cho chị em tôi về chiếc bánh ngọt này khi thấy mẹ tôi làm: Đỗ xanh sau khi đồ chín bở tơi, đem đảo với những miếng mỡ phần thái bằng nửa ngón tay, với dừa nạo nhỏ và đường, để làm nhân bánh. Có mỡ thì nhân bánh sẽ mềm, không bị cứng. Tôi theo lời tả này, làm luôn. Bánh ngọt ít ai gói, vì thế năm nào tiếp khách bằng bánh chưng ngọt, mọi người đều khen lắm, thích lắm. Chả cứ chuẩn bị cho bánh ngọt, cả với bánh mặn, đều cần nhiều đỗ. Bởi vậy, khi đồ xong nồi đỗ to tướng, lúc tôi hì hục giã và nắm từng nắm thì thể nào cũng có những bàn tay của mấy bố con thò từ trong màn ra để “xin” nếm! đầu têu nhất là bố MQ chứ không phải bé con nào. Rồi “chúng” chờ gói đến cái đoạn bánh chưng con để thi nhau đánh dấu hai lạt ba lạt sau này vớt lên chén trước …các cụ! Lúc gói bánh chưng con thì MQ hay xung phong, để làm ra những cái mà tôi trêu là “đùm mắm tôm” chứ bánh trái gì mà méo xiên méo xẹo, bề mặt trông như hình tứ giác cấm có góc nào là góc vuông. Thường chúng tôi luộc bánh chưng vào đêm 28 tết, bằng củi và mùn cưa. Các con chỉ thích lúc đầu, sau thì buồn ngủ nên vào giường hết, chỉ còn lại hai vợ chồng. Trời rét, lửa cháy bập bùng trong góc bếp nhỏ. Tôi ngồi tựa lưng vào MQ, má đỏ hồng trông chắc hay hay nên MQ thi thoảng lại ôm chặt tôi mà chả nói gì. Tình yêu, không thui chột đi khi năm tháng dần trôi, mà cứ lớn lên, lớn lên mãi. MQ và tôi thường tâm tình trao đổi với nhau, và cùng thống nhất rằng, con người ta, cái bên ngoài thì cũng bình thường thôi, sẽ xấu dần đi. Nhưng cái bên trong, tâm hồn ấy, bản chất là rất đẹp. Cái đẹp ấy phong phú lắm, là vô tận. Khi sống bên nhau, nếu mỗi ngày bạn tìm ra được những nét đẹp mới mẻ ở bạn đời của mình, có thể chỉ qua từng việc làm nho nhỏ, mà ngày hôm qua bạn chưa kịp nhận ra thì bạn sẽ thấy hạnh phúc vô ngần và yêu vợ (chồng) mình tha thiết. Tình yêu không thể tự nhiên cứ rơi sẵn từ trên trời xuống, nó phải được cả hai xây dựng, lao động, vun đắp không biết mệt mỏi.
Khi nấu bánh chưng xong, MQ phải đi cọ rửa thùng, một công việc khá nặng nhọc và mệt mỏi mà tôi luôn tránh né. MQ còn chủ trì thêm một món cơm nếp đỗ đen (thật nhiều đỗ), rồi cho đường hoặc mật oánh vào đun lên xong đổ ra cái mâm nhôm, rắc ít hạt vừng rang trông cũng hấp dẫn, rồi sau cắt từng miếng ra ăn vừa cứng vừa mềm, ngọt ngọt bùi bùi.
Lan man mãi, bây giờ mới trở về chuyện 30 tết. Chúng tôi vào mộ ba, mang theo thuốc lá, rượu, bánh mứt kẹo, bánh chưng và một ít trái cây rồi thắp hương khấn mời ba về ăn tết với con cháu. Vào khoảng thời gian đó, lúa đang lên xanh um, chúng tôi xắn quần lội ra để thắp hương. Mộ có nhiều cỏ thì làm bớt đi, dọn dẹp để chiếc bia rõ lên những dòng chữ. Khi nào tàn tuần hương đầu, thì thắp thêm một tuần nữa rồi khấn ba xin phép đi về. Phải về vội không thể nhẩn nha được vì đường đi lại rất đông xe cộ, mà quan trọng là kịp về để làm cơm cúng chiều 30. Sau khi cúng xong (theo đúng nghi lễ bà me chủ trì, tôi chỉ là người nấu cỗ và giúp me những việc cần thiết chẳng hạn lau dọn ban thờ, lấy nước), cả nhà quây quần bên mâm cơm, và mắt mấy bố con sáng rực như sao (còn mắt tôi và me tôi thì tối chắc???) Gà luộc là món ai cũng thích nhất thì phải. Nồi măng ninh là chủ lực của tết, cũng được ngốn ngấu say sưa. Bánh chưng bóc ra mà chưa kịp ăn hết là để đó, và đêm làm lễ giao thừa, rồi làm cơm cúng những ngày sau đó, phải bóc một loạt chiếc mới. Khi nào có khách đến mà giữ lại mời ăn được thì mới có cơ may giải quyết bánh chưng đã bóc. Măng rồi thì miến, bóng, nem rán, xào giả hạnh nhân, dưa hành, giò thủ, giò lụa là những thứ khó có thể thiếu được, dù cho nghèo đến mấy, cả năm có mấy ngày tết mà. Nói bạn đọc đừng cười, chả cái tết nào tôi thoát khỏi những trận rối loạn tiêu hóa. Đấy là nói tránh đi còn nói thô nữa thì là bị ỉa chảy! thì những thức ăn bỗng nhiên dồn dập nhét vào cái dạ dầy chỉ quen mấy hạt gạo mốc, rau sống cả rổ, rau muống cả bè mà lại! May là bọn trẻ con không việc gì chứ chúng có sao, mình phải phục vụ thì đến chết vì tết.
Nhiều năm, trước giao thừa, vợ chồng tôi còn lẻn đi dạo với nhau, ngồi rét run lập cập bên hồ Hoàn Kiếm, rồi mới vội vã trở về, sợ xông nhà không may sẽ bị bà me la cho. Sáng 1 tết, rất buồn ngủ vì đêm giao thừa lên giường rất muộn, nhưng tôi phải dậy thật sớm để cùng với me làm cơm cúng . Từ 10 giờ sáng trở ra, vợ chồng con cái mới có thể đi chúc tết họ hàng quanh đó. Chợ Trời ngày thường đông đúc là thế, nay tết rồi vắng lặng như tờ. Hàng quán dọn dẹp hết cả. Chỉ những lúc này, tôi mới thấy yêu ngôi nhà, yêu đường phố của mình. Đi chúc tết, MQ thường mặc trang phục sĩ quan, tôi mặc cái áo lông màu ghi xám (của Việt nam may), họa hoằn lắm mới có năm mặc áo dài. Bọn trẻ hồi nhỏ thích đi cùng bố mẹ rồng rắn lên mây, dần dần về sau lỉnh đi theo bạn bỏ mặc bố mẹ với bé Hương đi chúc tết. Chúng tôi đi chúc tết vui lắm. Tôi và MQ cả hai đều khôi hài nên đến đâu thì ở đó tiếng cười vang lên thật sảng khoái. Chỉ đi quanh đó họ hàng khá đông nên đi bộ thôi, rồi trưa tạt về nhà me cúng xong là đánh chén hưởng lộc các cụ đã, xong chiều mới đi tiếp.
Cùng Niệu liệu pháp lên đường
Những ngày đầu năm 1989, tôi mới vừa thoát khỏi tuổi 40, nhưng so với bây giờ có khi tôi còn yếu hơn. Cứ hai ngày một lần tôi bị cấp cứu xuống phòng y tế cơ quan, tiêm long não B1 để khỏi chóng mặt hoặc xỉu trên bàn làm việc. Chóng mặt là một chuyện rồi, nhưng đau đầu thì khủng khiếp. Thực ra tôi đau từ khi mới ra trường. Suốt 20 năm công tác tôi phải chịu đựng căn bệnh này nhưng cơ quan hầu như không biết, vì tôi cứ gồng lên, vẫn làm đủ thứ việc mà không kêu ca gì cả, chỉ trừ một dịp đặc biệt tôi mới “khai” ra với lãnh đạo vì suýt bị đề bạt làm trưởng phòng. Tôi bệnh, đau đã đành, còn MQ thì vất vả, bởi anh thương tôi, thường xuyên day dùm huyệt bách hội, day bao năm trời đến nỗi bây giờ đỉnh đầu tôi còn lõm xuống. Năm 40 tuổi, tôi thêm chứng chóng mặt nặng nên không thể giấu giếm gì ai nữa. May khi đơn vị cũ giải thể, tôi được chuyển về Vụ mới không bận lắm, đồng nghiệp thông cảm và thương tôi cứ đưa tôi cấp cứu hoài.
Một hôm, anh Nguyễn, thủ trưởng cơ quan phụ trách công nghệ thông tin gọi tôi lên và bảo: “Chúng tôi định cử chị đi biệt phái vào Đà Nẵng một năm. Nếu chị thu xếp gia đình và đi được, từ mai chị sẽ làm việc với Trung tâm Máy tính, đang có chuyên gia đào tạo huấn luyện ở đó, chị tham dự luôn,và bàn giao công việc đang làm cho Vụ chị, chúng tôi sẽ có quyết định điều động”. ”Xin anh cho em ít ngày để suy nghĩ và thu xếp gia đình, con cái, mẹ già, chồng bộ đội ở xa. Tuy nhiên, từ mai em sẽ theo học chuyên gia, để xem có tiếp thu được không rồi em báo cáo các anh” - Tôi trả lời, không dám đả động gì bệnh tật của mình.
Hôm sau, nghe chuyên gia Tây giảng, đầu óc tôi muốn vỡ tung, phần vì kiến thức mới, phần vì tiếng Anh bập bùng. Mà làm việc thì tối ngày, đâu chỉ tám giờ vàng ngọc. Tôi không biết rồi một lúc xấu trời nào tôi giở cơn chóng mặt ra thì hết phép. Đúng lúc đó, cô bạn gái ở phòng bên đưa tôi một quyển sách nhỏ và bảo “Chị ơi, em cho chị mượn mà đọc này. NIỆU LIỆU PHÁP chữa bách bệnh đấy. Chú em thấy em bệnh nặng quá (cô gái đang bị bệnh thận nặng, mấy lần suýt chết), ở Thành phố Hồ Chí Minh gửi ra cho em. Em đọc nhưng chịu, không áp dụng được. Còn chị, chị cứ đọc đi cho vui!”
Giờ nghỉ trưa, hôm nào tôi cũng về Vụ, ăn cơm cùng mấy chị em quen rồi, giở sách ra và đọc chung cho mọi người nghe. Đọc đến đâu là tôi và mọi người cứ lăn ra cười, ai đời đem nước tiểu khai rình mà uống bao giờ, chả chữa bệnh thì đừng. Nhưng tối về nhà, tôi đem sách ra đọc lại một mình, không thấy gì buồn cười cả. Tôi lật đọc kỹ về chứng bệnh chóng mặt, đau đầu. Một ý nghĩ vụt đến…Hay là mình thử xem sao, biết đâu mình đỡ, có đỡ mới đi Đà Nẵng được chứ.Tôi nói với chồng. MQ bảo “Em có muốn đi Đà Nẵng không? Nếu muốn, thì phải liều thật. Ngày xưa, anh nghe má kể phụ nữ khi sinh con có uống nước tiểu mà. Chắc không sao đâu. Vợ chồng mình nhờ bà trông nom nhắc nhở các cháu. Anh xin đơn vị hôm nào không có giờ dạy là về nhà với các con. Em đừng lo” Được lời như cởi tấm lòng, tôi mừng lắm và thầm cảm ơn anh. Tôi muốn đi lắm chứ, để thử sức mình trong môi trường phù hợp, để có lương và phụ cấp cao hơn, dùng được nhiều tiếng Anh hơn, và được trở lại nghiệp vụ chuyên môn của mình. Tôi phải đi, với điều kiện có sức khỏe. Niệu liệu pháp là giải pháp duy nhất, một giải pháp liều nhưng cũng để khẳng định luôn tác dụng của nó, và trả lời chính xác, tôi có đi Đà Nẵng được không.
Vậy là tôi quyết định vào cuộc. Tôi lẳng lặng đi làm bình thường và đem theo một cái bát ô tô (tô lớn) cùng bàn chải thuốc đánh răng! Bởi sách dạy rằng, để chữa bệnh thì một tuần đầu phải uống hết số nước tiểu thải ra, sau đó mới chuyển sang “dưỡng sinh” tức là ngày uống một ly vào buổi sáng. Uống hết nên phải có bát ô tô chứ còn gì nữa. Tất nhiên tôi phải làm kín đáo và thầm lặng không dám nói với ai, sợ bạn bè cười. Tối về nhà thì giản đơn, chỉ dấu me và các con, còn chồng thì đã ủng hộ rồi. MQ, vốn tính khôi hài, còn trêu tôi nữa (mà là thật): “Anh bảo này, em chịu khó chế biến cho dễ uống. Em bỏ nước tiểu vào chai để trong tủ lạnh, bảo đảm nó sẽ giống bia, hoặc em nấu lên cho tí mì chính và hành lá thành món canh được không? Anh tiếc là không được chia sẻ với em vì em phải sở hữu một mình toàn bộ cái nước thần ấy” Nghe buồn cười mà thấy khiếp.
Tôi đã liều, và sự thể diễn ra y như sách bảo. Hàng ngày, buổi sáng tôi đi cầu giống tiêu chảy mà không phải tiêu chảy, đó chỉ là cơ thể thải hết độc ra thôi! Và chỉ sau đúng hai ngày, tôi bỗng thành một người khác hẳn, không chóng mặt đau đầu gì hết, tôi cảm thấy mình khỏe mạnh kỳ lạ. Tôi học, làm việc với chuyên gia, với bạn bè thoải mái ngày có tới mười mấy tiếng mà như không. Cường độ lao động rất cao, học rất căng thẳng, không có bồi bổ gì ngoài nước thần do mình tự sinh ra mà cứ phăm phăm, đúng là thuốc tiên thật. Tôi không cần suy nghĩ gì thêm, lên báo cáo ngay với lãnh đạo, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Bạn bè, đồng nghiệp ở Vụ không hiểu sao bỗng dưng tôi có thể làm việc thật nhiều mà không chóng mặt lần nào. Còn đau đầu thì chỉ tôi mới biết, tôi hoàn toàn khỏi chứng bệnh này sau 20 năm lăn lộn khổ sở chịu đựng.
Thế là tôi đi Đà Nẵng. Một năm biệt phái ở nơi này, tôi đã tăng 8 kg, đã thay da đổi thịt. Tôi chỉ còn áp dụng chế độ dưỡng sinh thôi, ngày uống nước tiểu một lần. Tất nhiên là vẫn dấu mọi người. Tôi đã sống và làm việc bằng một con người khác hẳn. Tôi có cố nghĩ đến đau đầu thì cũng chả thấy đau, có lo chóng mặt thì cũng chẳng quay quay lần nào. Ngoài uống, tôi còn dùng nước tiểu vào việc khác, tất nhiên theo hướng dẫn của sách chứ không tự nghĩ ra. Đó là, mỗi khi bị đau mắt, bất kể nặng nhẹ, lấy một chén nhỏ rồi “sản xuất” ra nước thần, chớp mắt thẳng vào đó mấy cái, rồi rửa mặt, thế là xong, nặng lắm thì chớp hai lần là khỏi. Gớm quá, nhưng nó là “thuốc tiên” nên tôi dùng quen đi, quên luôn các loại thuốc đau mắt thông thường mọi người hay sử dụng, và không còn khái niệm uống kháng sinh khi đau mắt đỏ sưng vù nữa.
Những ngày tháng sống và làm việc ở thành phố Đà Nẵng để lại trong tôi thật nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm đầu tiên khiến tôi cứ nhớ là ngượng ngùng xấu hổ. Chả là cơ quan điện vào Đà Nẵng mang xe con ra đón tôi tại sân bay. Tôi có cái bệnh say, người nôn nao y như ốm nghén. Tôi thủ sẵn mấy miếng cam trong túi. Khi vừa xuống, tôi đã nhận ra tấm biển đón mình. Tôi chỉ vội chào mọi người, rồi ngồi ra một cái ghế, ăn lấy ăn để cam để khỏi nôn, không nói gì nữa, và tất nhiên chả mời ai ăn cam rồi. Mọi người chắc ngạc nhiên lắm, biết đâu họ chả nghĩ gớm “người Hà Nội tự nhiên như ruồi!” hay là cán bộ vào làm cố vấn tỏ vẻ xem mọi người như muỗi? Thôi đành vậy, mà bây giờ viết sách thì đặt giả thuyết thế, chứ lúc ấy như đang ở trên mây, chỉ mải cầm cự khỏi nôn tung tóe. Sau này, ngồi trên xe về trung tâm thành phố, tất cả mới biết tôi say xe quá chừng, mặt tái dại, lả đi, miệng lắp bắp vài chữ,”tôi xin lỗi, tôi say…xe…”.
Ôi Đà Nẵng đây rồi, vui vẻ mà yên tĩnh lạ thường! Sau khi thu xếp chỗ ăn ở, tôi tắm rửa và đi ngay một cuốc xe lam dạo quanh thành phố. Sao thành phố nhỏ mà lắm rạp chiếu bóng thế cơ chứ? Sông Hàn thật là thơ mộng, mà hơi hoang vu. Các cửa hiệu sầm uất, bán nhiều áo phông quá, màu nào cũng đẹp. Chả cần phải sang Thái Lan hay đi đâu, cứ ra đây mà ngắm nghía cho thích mắt, rồi từ từ chắc phải mua vài chiếc mặc cho mát mẻ dễ chịu. Rồi những loại bánh ngọt đủ hình dạng bày trong những chiếc bình hay lọ thủy tinh to tướng, những quán chè bên vệ đường, quán bánh canh, và bún bò giò heo Huế nữa chứ. Người Đà Nẵng nói tiếng nằng nặng nhưng có vẻ tình cảm.
Dạo qua một chút thôi, rồi phải tập trung vào công việc ngay. Trung tâm xử lí số liệu cho miền Trung đặt tại đây. Nhóm biệt phái gồm có ba người, một từ Bình Định, một từ Huế và tôi, do tôi phụ trách. Sẽ có hai chuyên gia Bỉ, trong đó một người gốc Việt thi thoảng từ Hà Nội vào cùng làm việc. Chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn và giám sát, giúp giám đốc trung tâm tổ chức thực hiện nhập và xử lí số liệu một cuộc tổng điều tra cho khu vực miền Trung theo kế hoạch đã định.
Tại đây, chúng tôi tổ chức tập huấn, đào tạo một đội ngũ hợp đồng chuyên nghiệp để nhập tin trên máy vi tính, tuyển sinh từ ngoài xã hội. Các em ở độ tuổi mười tám đôi mươi, rất nhanh nhẹn, thông minh và hăng say làm việc. Phần mềm thì cài đặt hệ thống do chuyên gia mang sang trợ giúp. Các chương trình ứng dụng được xây dựng chung ở trung ương và sử dụng thống nhất trong cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Tổ tư vấn chúng tôi phối hợp với các kĩ sư sở tại phát triển thêm những chương trình con phục vụ cho việc quản lí của trung tâm mình. Tôi đã cố gắng làm hết mình để xây dựng một tập thể đoàn kết, có trách nhiệm. Với sự trợ giúp có hiệu quả thần kì của Niệu liệu pháp, tôi không phải chỉ có khả năng thức trắng 18 đêm như ngày xưa nữa, mà là thường xuyên. Ban ngày, mê mải giám sát các ca nhập tin, giám sát nhận tài liệu từ các tỉnh miền Trung đem về, hướng dẫn các tổ kiểm tra và chuẩn bị tài liệu trước khi nhập, làm việc với bộ phận chương trình cập nhật những gì cần thay đổi cho phù hợp với công việc xử lí, với bộ phận chạy chương trình kiểm tra, hiệu đính dữ liệu, thu gom dữ liệu vào đĩa, vào băng từ. Ban đêm, chuẩn bị cho công việc của ngày mai, nghĩ “mẹo” để giải quyết những vướng mắc xảy đến, rồi còn tranh thủ cùng mấy anh chị em trong trung tâm làm chế bản địện tử cho báo Công an nữa chứ, với những “tin giờ chót” cập nhật lần cuối cùng vào 5 giờ sáng thì lúc ấy hầu như chỉ còn mình tôi ngồi làm, vì anh em mệt quá lăn ra sàn phòng máy ngủ hết rồi.Tôi đã làm việc say sưa miệt mài vất vả mà không hề mỏi mệt. Mấy cậu thanh niên trẻ hơn tôi cả chục tuổi cứ lắc đầu “Tụi em không hiểu được vì sao chị lại có sức khỏe phi thường đến thế”. Tôi chỉ cười và bảo “tại Đà Nẵng hợp khí hậu đấy thôi, vào đây chị ăn cá nhiều nên khỏe, vả lại chị phải làm thật nhiều để chóng ra Bắc, bốn bố con và mẹ già đang chờ chị kìa”.
Buổi tối, thi thoảng chúng tôi đi dạo bờ sông Hàn, hoặc xem chiếu bóng ở rạp. Tôi hay đi ăn chè với các em nhập tin. Chúng vui vẻ, sôi nổi và luôn miệng cười đùa khiến tôi thấy như mình trẻ lại. Ngày chủ nhật, chúng tôi phải làm tùy theo tiến độ của công việc, nhưng có thể được nghỉ và đi dạo chợ, có hôm đi tắm biển Non nước.Thích lắm, nhưng tôi không biết bơi nên kém vui. Những lúc này tôi càng nhớ MQ, nhớ những ngày đi nghỉ ở Bãi Cháy, anh hay dìm tôi sặc sụa trong nước biển và hai đứa hẹn nhau sẽ còn đi biển nhiều lần nữa.
Tôi làm bận rộn vất vả nên bớt nhớ nhà. Sáu mươi lăm con người ở nơi này đã gắn bó tôi với từng niềm vui, nỗi buồn khôn tả. Tôi đã viết một bài "thơ con cóc" thật dài để tặng họ, và sẻ chia với tâm trạng của một cậu kĩ sư chương trình đầy ắp tâm tư, hoài bão nhưng phải vật lộn với những khó khăn của thực tại bởi cậu phải chịu đựng nỗi bất hạnh của tật nguyền.
Giữa chừng, có một lần tôi về Hà Nội để sơ kết rút kinh nghiệm, và để tiễn con gái đi Liên Xô. Cả nhà tôi, vợ chồng ba con và me tôi chụp bức hình thật giản dị và khá đẹp tại trước cửa ngôi nhà ở một góc phố chợ Trời. Chúng tôi không có tiền, nhưng đã cố vay mượn cho con mang mấy cái áo bay (áo bay rởm) sang mà gửi bán để có ít tiền tiêu trong khi còn lạ nước lạ cái. Tiễn con gái đi, mới thấy thương cháu quá. Lâu nay, cứ bận mải tít mù, có để ý quan tâm gì mấy đâu. Hoa lớn lộc ngộc rồi mà cái quần cái áo đẹp chả có, khi nhỏ thì toàn mặc váy mẹ may từ quần đen rách của mẹ, mặc áo len mẹ đan bằng len vụn cũ nát, nối đầy nút lẩn vào mặt trái. Lớn lên một chút, mẹ mua cho cái áo xanh bạc bạc kéo phéc mơ tuya, tiếng là từ nước Đức mang về nhưng là loại xấu nhất, rẻ tiền nhất, và cứ thế diễn suốt mấy mùa. Ăn uống thì thèm từ thìa mỡ thèm đi, thèm chan cái nước nhờn nhờn ấy vào bát cơm nguội rời rã mốc mốc hôi hôi mà chẳng được, cũng bị mẹ ngăn bố mắng. Ngủ đêm bên mẹ nhìn mẹ thẫn thờ, thở dài con gái chắc tủi thân vì chả thấy mẹ nói chuyện gì với mình, đành gặng mẹ với những câu quen thuộc:“Con biết mà, mẹ lại nhớ bố chứ gì?” “Con đấm đầu cho mẹ đây nhưng chắc mẹ thích bố đấm đầu hơn mẹ nhỉ?” Thật không thể chịu đựng nổi nữa rồi, chính lúc viết những dòng này, tôi cứ ngỡ đang là ngày xưa, cái ngày xưa khốn khó và luôn tự trách mình, trách dù biết chắc không thay đổi được gì.
Quay lại Đà Nẵng, nỗi nhớ con và lo từng ngày từng giờ con sống, học hành thế nào ở một phương trời xa lạ cứ gặm nhấm giằng xé. Phải chi tôi bị đau đầu như trước đây thì chắc tôi đầu hàng phải xin về Hà Nội mất. Thôi đành tiếp tục lao vào công việc cho quên đi tất cả, cho chóng xong việc mà trở về, và đêm đến, thì giở từng bức thư của con gửi đọc đi đọc lại không bao giờ chán trong những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi.
Đến ngày hoàn thành nhiệm vụ, tôi trở lại Hà Nội. Mọi người không ai “nhận” ra tôi cả, kể cả chồng. Tôi mời Định, một người bạn biệt phái cùng tôi vào Đà Nẵng đến nhà ăn cơm với vợ chồng tôi. Định quê ở Bình Định. Bạn hơn tôi một tuổi nhưng tôi ra trường trước, nên gọi tôi là chị. Trong lúc hai anh em chén chú chén anh, Định nói với chồng tôi “Anh…ạ, nói thực với anh, em nể anh, không thì em…đã …yêu chị Thư rồi!” Tôi ngớ người chứ không lạ, vì tôi biết bạn rất quí tôi mà luôn kìm nén tình cảm của mình, bởi bạn có vợ rồi mà tôi thì có chồng - là MQ đấy thôi. Còn chồng tôi thì cười rất vui vẻ:” Không sao đâu cậu. Cậu không phải là người đầu tiên nói với mình điều này. Thôi uống đi nào!”. Tôi phát ngượng lên, vì biết chắc chắn rằng MQ trêu bạn, chứ có ai nói thế bao giờ đâu. Nhưng biết tính anh hay đùa và khôi hài, tôi cũng cười ào vui vẻ. Hai anh em uống hơi nhiều nên cả hai đều say, mà lí do chính là uống lẫn cả bia và rượu. MQ bảo tôi đưa Định về nhà khách, tới nơi là bạn nôn luôn. Giúp Định tí chút, tôi lật đật về nhà thì MQ đã “chết lịm” ra rồi, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi xanh lét. Đến là chán và thương tình cho cả hai chú chàng.
Một hôm, anh Nguyễn, thủ trưởng cơ quan phụ trách công nghệ thông tin gọi tôi lên và bảo: “Chúng tôi định cử chị đi biệt phái vào Đà Nẵng một năm. Nếu chị thu xếp gia đình và đi được, từ mai chị sẽ làm việc với Trung tâm Máy tính, đang có chuyên gia đào tạo huấn luyện ở đó, chị tham dự luôn,và bàn giao công việc đang làm cho Vụ chị, chúng tôi sẽ có quyết định điều động”. ”Xin anh cho em ít ngày để suy nghĩ và thu xếp gia đình, con cái, mẹ già, chồng bộ đội ở xa. Tuy nhiên, từ mai em sẽ theo học chuyên gia, để xem có tiếp thu được không rồi em báo cáo các anh” - Tôi trả lời, không dám đả động gì bệnh tật của mình.
Hôm sau, nghe chuyên gia Tây giảng, đầu óc tôi muốn vỡ tung, phần vì kiến thức mới, phần vì tiếng Anh bập bùng. Mà làm việc thì tối ngày, đâu chỉ tám giờ vàng ngọc. Tôi không biết rồi một lúc xấu trời nào tôi giở cơn chóng mặt ra thì hết phép. Đúng lúc đó, cô bạn gái ở phòng bên đưa tôi một quyển sách nhỏ và bảo “Chị ơi, em cho chị mượn mà đọc này. NIỆU LIỆU PHÁP chữa bách bệnh đấy. Chú em thấy em bệnh nặng quá (cô gái đang bị bệnh thận nặng, mấy lần suýt chết), ở Thành phố Hồ Chí Minh gửi ra cho em. Em đọc nhưng chịu, không áp dụng được. Còn chị, chị cứ đọc đi cho vui!”
Giờ nghỉ trưa, hôm nào tôi cũng về Vụ, ăn cơm cùng mấy chị em quen rồi, giở sách ra và đọc chung cho mọi người nghe. Đọc đến đâu là tôi và mọi người cứ lăn ra cười, ai đời đem nước tiểu khai rình mà uống bao giờ, chả chữa bệnh thì đừng. Nhưng tối về nhà, tôi đem sách ra đọc lại một mình, không thấy gì buồn cười cả. Tôi lật đọc kỹ về chứng bệnh chóng mặt, đau đầu. Một ý nghĩ vụt đến…Hay là mình thử xem sao, biết đâu mình đỡ, có đỡ mới đi Đà Nẵng được chứ.Tôi nói với chồng. MQ bảo “Em có muốn đi Đà Nẵng không? Nếu muốn, thì phải liều thật. Ngày xưa, anh nghe má kể phụ nữ khi sinh con có uống nước tiểu mà. Chắc không sao đâu. Vợ chồng mình nhờ bà trông nom nhắc nhở các cháu. Anh xin đơn vị hôm nào không có giờ dạy là về nhà với các con. Em đừng lo” Được lời như cởi tấm lòng, tôi mừng lắm và thầm cảm ơn anh. Tôi muốn đi lắm chứ, để thử sức mình trong môi trường phù hợp, để có lương và phụ cấp cao hơn, dùng được nhiều tiếng Anh hơn, và được trở lại nghiệp vụ chuyên môn của mình. Tôi phải đi, với điều kiện có sức khỏe. Niệu liệu pháp là giải pháp duy nhất, một giải pháp liều nhưng cũng để khẳng định luôn tác dụng của nó, và trả lời chính xác, tôi có đi Đà Nẵng được không.
Vậy là tôi quyết định vào cuộc. Tôi lẳng lặng đi làm bình thường và đem theo một cái bát ô tô (tô lớn) cùng bàn chải thuốc đánh răng! Bởi sách dạy rằng, để chữa bệnh thì một tuần đầu phải uống hết số nước tiểu thải ra, sau đó mới chuyển sang “dưỡng sinh” tức là ngày uống một ly vào buổi sáng. Uống hết nên phải có bát ô tô chứ còn gì nữa. Tất nhiên tôi phải làm kín đáo và thầm lặng không dám nói với ai, sợ bạn bè cười. Tối về nhà thì giản đơn, chỉ dấu me và các con, còn chồng thì đã ủng hộ rồi. MQ, vốn tính khôi hài, còn trêu tôi nữa (mà là thật): “Anh bảo này, em chịu khó chế biến cho dễ uống. Em bỏ nước tiểu vào chai để trong tủ lạnh, bảo đảm nó sẽ giống bia, hoặc em nấu lên cho tí mì chính và hành lá thành món canh được không? Anh tiếc là không được chia sẻ với em vì em phải sở hữu một mình toàn bộ cái nước thần ấy” Nghe buồn cười mà thấy khiếp.
Tôi đã liều, và sự thể diễn ra y như sách bảo. Hàng ngày, buổi sáng tôi đi cầu giống tiêu chảy mà không phải tiêu chảy, đó chỉ là cơ thể thải hết độc ra thôi! Và chỉ sau đúng hai ngày, tôi bỗng thành một người khác hẳn, không chóng mặt đau đầu gì hết, tôi cảm thấy mình khỏe mạnh kỳ lạ. Tôi học, làm việc với chuyên gia, với bạn bè thoải mái ngày có tới mười mấy tiếng mà như không. Cường độ lao động rất cao, học rất căng thẳng, không có bồi bổ gì ngoài nước thần do mình tự sinh ra mà cứ phăm phăm, đúng là thuốc tiên thật. Tôi không cần suy nghĩ gì thêm, lên báo cáo ngay với lãnh đạo, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Bạn bè, đồng nghiệp ở Vụ không hiểu sao bỗng dưng tôi có thể làm việc thật nhiều mà không chóng mặt lần nào. Còn đau đầu thì chỉ tôi mới biết, tôi hoàn toàn khỏi chứng bệnh này sau 20 năm lăn lộn khổ sở chịu đựng.
Thế là tôi đi Đà Nẵng. Một năm biệt phái ở nơi này, tôi đã tăng 8 kg, đã thay da đổi thịt. Tôi chỉ còn áp dụng chế độ dưỡng sinh thôi, ngày uống nước tiểu một lần. Tất nhiên là vẫn dấu mọi người. Tôi đã sống và làm việc bằng một con người khác hẳn. Tôi có cố nghĩ đến đau đầu thì cũng chả thấy đau, có lo chóng mặt thì cũng chẳng quay quay lần nào. Ngoài uống, tôi còn dùng nước tiểu vào việc khác, tất nhiên theo hướng dẫn của sách chứ không tự nghĩ ra. Đó là, mỗi khi bị đau mắt, bất kể nặng nhẹ, lấy một chén nhỏ rồi “sản xuất” ra nước thần, chớp mắt thẳng vào đó mấy cái, rồi rửa mặt, thế là xong, nặng lắm thì chớp hai lần là khỏi. Gớm quá, nhưng nó là “thuốc tiên” nên tôi dùng quen đi, quên luôn các loại thuốc đau mắt thông thường mọi người hay sử dụng, và không còn khái niệm uống kháng sinh khi đau mắt đỏ sưng vù nữa.
Những ngày tháng sống và làm việc ở thành phố Đà Nẵng để lại trong tôi thật nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm đầu tiên khiến tôi cứ nhớ là ngượng ngùng xấu hổ. Chả là cơ quan điện vào Đà Nẵng mang xe con ra đón tôi tại sân bay. Tôi có cái bệnh say, người nôn nao y như ốm nghén. Tôi thủ sẵn mấy miếng cam trong túi. Khi vừa xuống, tôi đã nhận ra tấm biển đón mình. Tôi chỉ vội chào mọi người, rồi ngồi ra một cái ghế, ăn lấy ăn để cam để khỏi nôn, không nói gì nữa, và tất nhiên chả mời ai ăn cam rồi. Mọi người chắc ngạc nhiên lắm, biết đâu họ chả nghĩ gớm “người Hà Nội tự nhiên như ruồi!” hay là cán bộ vào làm cố vấn tỏ vẻ xem mọi người như muỗi? Thôi đành vậy, mà bây giờ viết sách thì đặt giả thuyết thế, chứ lúc ấy như đang ở trên mây, chỉ mải cầm cự khỏi nôn tung tóe. Sau này, ngồi trên xe về trung tâm thành phố, tất cả mới biết tôi say xe quá chừng, mặt tái dại, lả đi, miệng lắp bắp vài chữ,”tôi xin lỗi, tôi say…xe…”.
Ôi Đà Nẵng đây rồi, vui vẻ mà yên tĩnh lạ thường! Sau khi thu xếp chỗ ăn ở, tôi tắm rửa và đi ngay một cuốc xe lam dạo quanh thành phố. Sao thành phố nhỏ mà lắm rạp chiếu bóng thế cơ chứ? Sông Hàn thật là thơ mộng, mà hơi hoang vu. Các cửa hiệu sầm uất, bán nhiều áo phông quá, màu nào cũng đẹp. Chả cần phải sang Thái Lan hay đi đâu, cứ ra đây mà ngắm nghía cho thích mắt, rồi từ từ chắc phải mua vài chiếc mặc cho mát mẻ dễ chịu. Rồi những loại bánh ngọt đủ hình dạng bày trong những chiếc bình hay lọ thủy tinh to tướng, những quán chè bên vệ đường, quán bánh canh, và bún bò giò heo Huế nữa chứ. Người Đà Nẵng nói tiếng nằng nặng nhưng có vẻ tình cảm.
Dạo qua một chút thôi, rồi phải tập trung vào công việc ngay. Trung tâm xử lí số liệu cho miền Trung đặt tại đây. Nhóm biệt phái gồm có ba người, một từ Bình Định, một từ Huế và tôi, do tôi phụ trách. Sẽ có hai chuyên gia Bỉ, trong đó một người gốc Việt thi thoảng từ Hà Nội vào cùng làm việc. Chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn và giám sát, giúp giám đốc trung tâm tổ chức thực hiện nhập và xử lí số liệu một cuộc tổng điều tra cho khu vực miền Trung theo kế hoạch đã định.
Tại đây, chúng tôi tổ chức tập huấn, đào tạo một đội ngũ hợp đồng chuyên nghiệp để nhập tin trên máy vi tính, tuyển sinh từ ngoài xã hội. Các em ở độ tuổi mười tám đôi mươi, rất nhanh nhẹn, thông minh và hăng say làm việc. Phần mềm thì cài đặt hệ thống do chuyên gia mang sang trợ giúp. Các chương trình ứng dụng được xây dựng chung ở trung ương và sử dụng thống nhất trong cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Tổ tư vấn chúng tôi phối hợp với các kĩ sư sở tại phát triển thêm những chương trình con phục vụ cho việc quản lí của trung tâm mình. Tôi đã cố gắng làm hết mình để xây dựng một tập thể đoàn kết, có trách nhiệm. Với sự trợ giúp có hiệu quả thần kì của Niệu liệu pháp, tôi không phải chỉ có khả năng thức trắng 18 đêm như ngày xưa nữa, mà là thường xuyên. Ban ngày, mê mải giám sát các ca nhập tin, giám sát nhận tài liệu từ các tỉnh miền Trung đem về, hướng dẫn các tổ kiểm tra và chuẩn bị tài liệu trước khi nhập, làm việc với bộ phận chương trình cập nhật những gì cần thay đổi cho phù hợp với công việc xử lí, với bộ phận chạy chương trình kiểm tra, hiệu đính dữ liệu, thu gom dữ liệu vào đĩa, vào băng từ. Ban đêm, chuẩn bị cho công việc của ngày mai, nghĩ “mẹo” để giải quyết những vướng mắc xảy đến, rồi còn tranh thủ cùng mấy anh chị em trong trung tâm làm chế bản địện tử cho báo Công an nữa chứ, với những “tin giờ chót” cập nhật lần cuối cùng vào 5 giờ sáng thì lúc ấy hầu như chỉ còn mình tôi ngồi làm, vì anh em mệt quá lăn ra sàn phòng máy ngủ hết rồi.Tôi đã làm việc say sưa miệt mài vất vả mà không hề mỏi mệt. Mấy cậu thanh niên trẻ hơn tôi cả chục tuổi cứ lắc đầu “Tụi em không hiểu được vì sao chị lại có sức khỏe phi thường đến thế”. Tôi chỉ cười và bảo “tại Đà Nẵng hợp khí hậu đấy thôi, vào đây chị ăn cá nhiều nên khỏe, vả lại chị phải làm thật nhiều để chóng ra Bắc, bốn bố con và mẹ già đang chờ chị kìa”.
Buổi tối, thi thoảng chúng tôi đi dạo bờ sông Hàn, hoặc xem chiếu bóng ở rạp. Tôi hay đi ăn chè với các em nhập tin. Chúng vui vẻ, sôi nổi và luôn miệng cười đùa khiến tôi thấy như mình trẻ lại. Ngày chủ nhật, chúng tôi phải làm tùy theo tiến độ của công việc, nhưng có thể được nghỉ và đi dạo chợ, có hôm đi tắm biển Non nước.Thích lắm, nhưng tôi không biết bơi nên kém vui. Những lúc này tôi càng nhớ MQ, nhớ những ngày đi nghỉ ở Bãi Cháy, anh hay dìm tôi sặc sụa trong nước biển và hai đứa hẹn nhau sẽ còn đi biển nhiều lần nữa.
Tôi làm bận rộn vất vả nên bớt nhớ nhà. Sáu mươi lăm con người ở nơi này đã gắn bó tôi với từng niềm vui, nỗi buồn khôn tả. Tôi đã viết một bài "thơ con cóc" thật dài để tặng họ, và sẻ chia với tâm trạng của một cậu kĩ sư chương trình đầy ắp tâm tư, hoài bão nhưng phải vật lộn với những khó khăn của thực tại bởi cậu phải chịu đựng nỗi bất hạnh của tật nguyền.
Giữa chừng, có một lần tôi về Hà Nội để sơ kết rút kinh nghiệm, và để tiễn con gái đi Liên Xô. Cả nhà tôi, vợ chồng ba con và me tôi chụp bức hình thật giản dị và khá đẹp tại trước cửa ngôi nhà ở một góc phố chợ Trời. Chúng tôi không có tiền, nhưng đã cố vay mượn cho con mang mấy cái áo bay (áo bay rởm) sang mà gửi bán để có ít tiền tiêu trong khi còn lạ nước lạ cái. Tiễn con gái đi, mới thấy thương cháu quá. Lâu nay, cứ bận mải tít mù, có để ý quan tâm gì mấy đâu. Hoa lớn lộc ngộc rồi mà cái quần cái áo đẹp chả có, khi nhỏ thì toàn mặc váy mẹ may từ quần đen rách của mẹ, mặc áo len mẹ đan bằng len vụn cũ nát, nối đầy nút lẩn vào mặt trái. Lớn lên một chút, mẹ mua cho cái áo xanh bạc bạc kéo phéc mơ tuya, tiếng là từ nước Đức mang về nhưng là loại xấu nhất, rẻ tiền nhất, và cứ thế diễn suốt mấy mùa. Ăn uống thì thèm từ thìa mỡ thèm đi, thèm chan cái nước nhờn nhờn ấy vào bát cơm nguội rời rã mốc mốc hôi hôi mà chẳng được, cũng bị mẹ ngăn bố mắng. Ngủ đêm bên mẹ nhìn mẹ thẫn thờ, thở dài con gái chắc tủi thân vì chả thấy mẹ nói chuyện gì với mình, đành gặng mẹ với những câu quen thuộc:“Con biết mà, mẹ lại nhớ bố chứ gì?” “Con đấm đầu cho mẹ đây nhưng chắc mẹ thích bố đấm đầu hơn mẹ nhỉ?” Thật không thể chịu đựng nổi nữa rồi, chính lúc viết những dòng này, tôi cứ ngỡ đang là ngày xưa, cái ngày xưa khốn khó và luôn tự trách mình, trách dù biết chắc không thay đổi được gì.
Quay lại Đà Nẵng, nỗi nhớ con và lo từng ngày từng giờ con sống, học hành thế nào ở một phương trời xa lạ cứ gặm nhấm giằng xé. Phải chi tôi bị đau đầu như trước đây thì chắc tôi đầu hàng phải xin về Hà Nội mất. Thôi đành tiếp tục lao vào công việc cho quên đi tất cả, cho chóng xong việc mà trở về, và đêm đến, thì giở từng bức thư của con gửi đọc đi đọc lại không bao giờ chán trong những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi.
Đến ngày hoàn thành nhiệm vụ, tôi trở lại Hà Nội. Mọi người không ai “nhận” ra tôi cả, kể cả chồng. Tôi mời Định, một người bạn biệt phái cùng tôi vào Đà Nẵng đến nhà ăn cơm với vợ chồng tôi. Định quê ở Bình Định. Bạn hơn tôi một tuổi nhưng tôi ra trường trước, nên gọi tôi là chị. Trong lúc hai anh em chén chú chén anh, Định nói với chồng tôi “Anh…ạ, nói thực với anh, em nể anh, không thì em…đã …yêu chị Thư rồi!” Tôi ngớ người chứ không lạ, vì tôi biết bạn rất quí tôi mà luôn kìm nén tình cảm của mình, bởi bạn có vợ rồi mà tôi thì có chồng - là MQ đấy thôi. Còn chồng tôi thì cười rất vui vẻ:” Không sao đâu cậu. Cậu không phải là người đầu tiên nói với mình điều này. Thôi uống đi nào!”. Tôi phát ngượng lên, vì biết chắc chắn rằng MQ trêu bạn, chứ có ai nói thế bao giờ đâu. Nhưng biết tính anh hay đùa và khôi hài, tôi cũng cười ào vui vẻ. Hai anh em uống hơi nhiều nên cả hai đều say, mà lí do chính là uống lẫn cả bia và rượu. MQ bảo tôi đưa Định về nhà khách, tới nơi là bạn nôn luôn. Giúp Định tí chút, tôi lật đật về nhà thì MQ đã “chết lịm” ra rồi, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi xanh lét. Đến là chán và thương tình cho cả hai chú chàng.
Trích Hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét