Chấp nhận
Cuộc sống đang êm đềm thì một ngày kia, MQ đi dạy về nói với tôi là anh đi nghĩa vụ quân sự! Tôi nghe mà ù cả tai lên, ngơ ngác. Rồi sau MQ bảo anh đã viết đơn xung phong đi bộ đội! Đến lúc này thì tôi không ù tai nữa. Tôi chỉ im lặng với một nỗi buồn khôn tả, mà phải mấy ngày sau tôi mới hỏi anh: “Anh xung phong mà sao không nói cho em biết?”. MQ thản nhiên “Ừ thì nhà có bốn anh em chưa ai đi bộ đội, anh là nhỏ nhất thôi thì bây giờ đi.” Tôi hiểu, tôi ủng hộ mà, tôi không ngại gian khổ phải nuôi con một mình. Cả nước đang có chiến tranh. Nhưng tôi vẫn cảm thấy như bị xúc phạm. Anh và tôi yêu nhau hiểu nhau đến thế, anh nghĩ về tôi thế nào mà “tiền trảm hậu tấu” vậy? Anh không tin tôi sao? Tôi nghĩ ngợi suy diễn đủ thứ mà chỉ quẩn quanh một mình. Tôi tự ái, tôi khổ sở, mà cứ phải tỏ ra bình thường, tôi chả dám nói với ai kể cả má. Không nói với má cũng phải, vì má không biết anh viết đơn tự nguyện. Má đã khóc lóc làm ầm lên khi má con bà cháu tôi lên thăm anh đóng quân ở Hải phòng. Má trách ban chỉ huy đơn vị sao “bắt” anh đi bộ đội, rằng nó vừa lấy vợ có con đỏ hỏn ra kia, nào là đời ba má tham gia cách mạng ra tù vào tù bao nhiêu năm chưa đủ hay sao? Đến lúc này thì tôi phải an ủi “Má ơi! nhà mình có bốn anh em mà chưa ai nhập ngũ, bây giờ nhà con đi là bình thường mà má. Đi một thời gian chồng con sẽ về, con nuôi cháu được má à. Má đừng trách hỏi các anh ở đơn vị làm khó cho người ta. Lên đây rồi, má con mình vui thì nhà con đi mới yên tâm được”. Tôi nói với má, không nén nổi nước mắt rơi lã chã, má không thể biết được ẩn sau những giọt nước mắt ấy là nỗi tủi thân thầm lặng của tôi.
Thực ra, tôi hiểu rất rõ về MQ. Anh là người lạc quan, vui tính. Anh thường bảo tôi: ”Em hay suy nghĩ phức tạp lắm, rồi tự làm khổ mình. Nếu vì nghĩ phức tạp, vì khóc, mà bớt được nỗi khổ hoặc khó khăn nào đó thì cứ nghĩ cứ khóc, nhưng có phải vậy đâu. Thực ra mọi sự là do mình quan niệm thôi em ạ.” Ngẫm nghĩ lời MQ, tôi đành chấp nhận MQ xung phong nhập ngũ vì lúc ấy ai mà chả thế, có hỏi ý tôi thì sự thể cũng chẳng khác được. Thành ra thôi, hai mẹ con tiễn MQ lên đường, ra chỗ tập trung vui vẻ là chính, bé Hoa vẫy bàn tay bé xíu tạm biệt bố, mà chưa hiểu bố đi đâu. Chỉ thương má, má đang sống yên ổn đầm ấm với con trai út mà má thương nhất, và con dâu mới cùng cháu gái nội đầu tiên thỏa lòng mong đợi, vậy mà má phải rời xa.
Sơ tán
MQ đi bộ đội. Má về Hải phòng. Tôi mang con về nơi sơ tán của cơ quan dành cho các cán bộ nhân viên đang nuôi con nhỏ. Anh cả của MQ, anh Hồ Anh Thơ và mấy cô bạn gái đồng nghiệp trẻ trung xinh đẹp của tôi đến giúp tôi dọn dẹp nhà cửa, trả căn phòng cho trường. MQ tập trung tại Bình Đà, gần nơi cơ quan tôi tạm sơ tán. Tôi và anh Thơ đi bộ đến gặp được MQ một lần trong chốc lát vào một đêm sáng trăng. Từ đó, MQ chuyển quân vào Thanh Hóa, rồi Hải phòng. Ngoại trừ những lần gặp nhau, tôi không viết thư cho MQ, hình như vì còn giận, và cái chính là bận lo cuộc sống của hai mẹ con trong thời chiến. Con tôi vẫn bú mẹ và ăn dặm được nhiều. Tôi cắt quần đen cũ của mình may váy đầm đen cho bé. May con gái da trắng nên trông khá hay. Tôi có biết may quần áo đâu, cứ cắt đại rồi khoét cổ tròn, vuông, lúc để váy thẳng lúc lại xếp nếp. Các mẹ hay gửi con cho nhau, bọn trẻ chơi với nhau vui lắm, rồi các mẹ còn hẹn hò sau này làm thông gia nữa. Trong số các mẹ, chỉ có tôi nuôi con một mình, vì MQ nhập ngũ, còn lại đa phần họ có vợ có chồng cùng cơ quan và thăm nom nhau luôn. Lúc đầu tôi buồn sau rồi quen đi, tức là quen buồn ấy.
Ít lâu sau, chúng tôi tạm sơ tán về Yên Xá. Đây là một cơ sở đào tạo máy tính của ngành. Tôi nuôi con cẩn thận, làm hẳn ba loại ruốc: ruốc tôm, ruốc cá quả và ruốc thịt lợn để quấy bột. Ngoài ra còn trứng gà tươi để sẵn hàng chục quả nữa. Tôi ăn cơm tập thể 18 đồng một tháng, ăn toàn cơm độn ngô vàng óng, mấy miếng đậu phụ kho và ít rau muống luộc. Tôi ngày càng gầy đi và xanh rớt, còn con thì béo tốt hồng hào nên vẫn thấy vui. Để bồi dưỡng thêm, tôi hay nhờ nhà bếp mua hộ xương thủ lợn. Nó rẻ lắm. Mang xương về tôi bổ ra lấy óc rán trứng cho con ăn, và luộc lên gỡ thịt nấu cháo cho mình.
Me tôi bận trông cháu cho chị Thùy Trinh và đi sơ tán, bố tôi thì ở với dì kế và em Vinh khi sơ tán về quê lúc trở ra Hà Nội. Chỉ có hai mẹ con tôi ở với nhau. Thi thoảng có việc phải về Hà Nội, mua dầu hỏa đun bếp, mua lương thực theo tiêu chuẩn, tôi đèo con trên xe đạp rồi hai mẹ con đi. Dọc đường, nhiều khi phải xuống xe dắt bộ vác qua những chỗ vừa cháy vì bom thả; hoặc đang đi quẳng xe xuống mà bế con tạt vào hầm trú ẩn đào bên đường là những cái hố tròn tròn, hai mẹ con luôn được mọi người giúp đỡ khi lên xuống. Ngày ấy không cảm thấy có gì sợ hãi. Tôi chỉ buồn thôi. Nhất là khi thấy xe bộ đội chạy trên đường, tôi dừng lại đứng nhìn theo, rơm rớm nước mắt. Tôi tưởng tượng chồng tôi có lúc nào ngồi trên xe như thế. Tôi lo anh không đủ sức khỏe, vì trước đây anh rất yếu, nhiều bệnh lắm nhất là đau dạ dày nặng, bị ho ra máu và có vết phổi rám. Có lần, anh bảo tôi hay là đừng lấy anh nữa kẻo về sau tôi khổ. Tôi ngăn không cho anh nói tiếp và lảng sang chuyện khác. Trong thâm tâm, tôi nghĩ khi lấy nhau rồi tôi sẽ chăm cho anh khỏe lên, chứ làm sao mà phải “đừng lấy”. Con người ta có lúc này lúc khác mà. Nhưng tôi chẳng hình dung được bỗng nhiên anh xa mẹ con tôi đâu. Từ ngày nhập ngũ, anh vẫn thường xuyên viết thư cho tôi. Anh rất sốt ruột vì không nhận được thư vợ. Anh nhớ tôi, nhớ con. Sự lạc quan của anh không đẩy lùi được nỗi nhớ. Tôi không viết, cố tình, lúc đầu là hơi giận, nhưng về sau hết giận và có ý trêu chồng là chính. Tôi ngầm chịu ảnh hưởng tính nết của anh, hay đùa hơn, vui tính hơn. Mãi sau, tôi mới thương tình viết cho anh một lá thư, rằng tôi vẫn nhận thư anh, nhưng tôi bận chăm con nên không viết. Tôi ngày càng yên tâm hơn vì anh khỏe không đau ốm gì. Nhưng tôi lo lắm khi thấy anh kể, có những lần anh vừa trèo từ cột xuống (lính thông tin), chạy về đơn vị thì ở đó bom nổ. Lo thì lo vậy thôi, từ lâu rồi tôi vẫn nghĩ sống chết là có số.
Con tôi còn nhỏ, mà tôi đưa đi đưa về thế không ổn nhưng gửi lâu thì chả ai trông được, ai cũng bận bịu với con của mình, vả lại chiến tranh chả biết thế nào, nên đành vậy. Rất may là tôi có cậu chồng giúp đỡ, cậu Lê Hân, em ruột của má làm ngay ở Hà Nội. Từ ngày MQ nhập ngũ, cậu quan tâm đến hai mẹ con hơn. Lúc tôi về thăm cậu, hoặc khi cậu vào thăm tôi, cậu hay gia cố hộ cái ghế chở bé sao cho tiện, có cọc bốn chung quanh để treo vải màn rủ xuống phòng khi gió rét. Cậu hay mua chuối tiêu cho hai mẹ con, còn cậu đau dạ dày không ăn được. Cậu tập kết ra Bắc chỉ có một mình, ngày trước cậu chuyển đi đâu thì má tôi theo đấy, hai chị em ở với nhau. Khi má có cháu nội đầu tiên, má mới về Hải Phòng, và cậu ở Hà Nội một mình trong một phòng nhỏ tập thể cơ quan. Khi cậu đi tập kết, mợ hoạt động ở lại Khánh Hòa. Cậu mợ luôn giữ lời thề chung thủy hẹn ngày thống nhất đoàn tụ, nên cậu không lấy vợ khác mặc dù có lúc nao lòng.
Ở trường nơi sơ tán, hàng ngày công việc chuyên môn tự giác làm không ai kiểm soát. Tôi vừa tự trông con vừa soạn giáo trình tài liệu, không bỏ bễ bao giờ. Lúc nào dỗ được con ngủ là ngồi viết. Xong từng phần là tôi chủ động báo cáo trưởng phòng Quy để nhận việc tiếp theo. Tôi ngại các đấng mày râu nghĩ rằng phụ nữ thì chỉ có thế đẻ con nuôi con và không làm được gì, nhất là sơ tán thế này, dễ dàng ỷ khó khăn mà lơ đi để họ phải gánh vác tất, nên tôi luôn cố gắng. Còn chuyện sinh hoạt thời chiến tranh thì quen thôi không có gì căng thẳng. Hàng ngày máy bay địch diễu qua diễu lại mãi rồi cũng thấy bình thường. Hễ có lệnh báo động thì chạy xuống hầm, ngồi đó mà nghe tiếng ì ầm, chỉ mong sao cho máy bay địch bi ta bắn rơi thêm nữa, rồi có thông báo “Máy bay địch đã bay xa” thì rời khỏi hầm mà tiếp tục làm việc. Mùa hè ở nơi này phiền hà nhất là tắm rửa. Có mỗi cái ao to, với hệ thống lọc đơn giản nên quanh quẩn nước bẩn lại chảy về, thôi thì nước giặt hành kinh của phụ nữ, đủ kiểu. Chúng tôi phải đi gánh nước ở một giếng làng cách xa trường, lấy về làm nước ăn. Con gái tôi mọc bao nhiêu “đầu đanh gai gạo”, chắc vì nóng quá, và vì thiếu vệ sinh, nên hàng ngày tôi còn phải gánh nước giếng làng để tắm gội cho bé chứ không dám dùng nước công cộng. Tôi gầy như que củi, tự may hai áo cộc tay bằng phin màu xanh hoà bình để thay đổi, hai bên nách hở ra, ngực thì lép dần mặc dù vẫn cho con bú, lúc nào cũng thất thểu vội vã vì phải tranh thủ thời gian từng tí một. Kể ra thật xấu hổ, gái một con gì mà móng chân để mãi chả cắt đen xì xì, cứ cái đôi dép cao su, hoặc dép lê tàng tàng xỏ vào mà chạy thôi. Thi thoảng mới giật mình nhìn xuống chân và cắt lấy cắt để mấy cái móng; khí gió sao mà chúng nhanh dài thế cơ chứ!. Tôi thương bé Hoa lắm, bị mọc bao nhiêu mụn. Cứ nặn cái ngòi này ra, chấm thuốc Xanh mê ty len xanh lè hôm trước hôm sau dịu đi thì cái khác lại ngoi lên. Bé bị hết cả người, nhưng nhiều nhất là ở đầu và ở mặt. Bé nằm ngửa đau nằm xấp đau tất, mà không khóc dữ dội nên mới càng thương. Tôi phải gượng nhẹ bế lót lên một đám vải màn mềm, rồi dỗ bú để bé đỡ khổ phần nào. Rồi thì hát ru đủ các bài để bé tạm quên đau. Có một lần khi bé đang ngủ tôi sờ lần và đếm từng cái mụn, thấy tất cả có tới trên 200 cái, tôi thề không dám nói điêu. Tôi cho cháu uống kháng sinh, uống sinh tố C, nhưng chả đỡ mấy, cho tới khi hết mùa nóng, qua thu mới đỡ dần. May mà chúng không làm sẹo gì cả. Cháu lại trắng trẻo hồng hào như xưa. Cháu lớn rất nhanh và cứng cáp, mới có hơn 10 tháng đã biết đi rồi, 11 tháng đi bằng dép trên sân lổn nhổn gạch vụn không bao giờ ngã.
Chiến tranh mỗi ngày thêm ác liệt. Mẹ con tôi ở chung phòng với mẹ con chị Thủy, một nhân viên hành chính. Chúng tôi tự đào hầm dưới giường ngủ của mình. Thi thoảng có tiếng máy bay địch, hoặc nghe đài báo là chúng tôi bế con xuống hầm. Nhưng cứ bế lên bế xuống mãi đâm quen và nhàm chán, lắm lúc mặc kệ chả xuống hầm nữa. Bỗng có một đêm, suốt từ tối, máy bay địch chà suốt, chúng tôi được lệnh bế con ra hầm chữ A ở sân trường. Tôi lục tục ôm con và cái chăn bông nhỏ, ra ngoài chui vào hầm cùng mọi người, ngồi tựa lưng một góc. Bỗng có tiếng kêu la ầm ĩ phía ngoài cổng trường. Thì ra ông hiệu trưởng vừa dắt xe đạp định về nhà thì có tiếng ì ầm máy bay, ông sợ quá ngã té xuống ruộng. Mọi người đổ xô ra thấy ông ngã xoài, chân xục trong đám bùn ướt. Thần hồn nát thần tính, ông tưởng bị thương chảy máu be bét nên kêu ầm lên, đến khi anh em ra bấm đèn pin vỡ lẽ là bùn ông mới hoàn hồn đi rửa chân tay về phòng ngồi, không thèm xuống hầm, không đi đâu nữa. Còn mọi người thì trở về hầm. Lúc này không có ông hiệu trưởng, anh Tân, một giáo viên mới kể chuyện vui cho nghe. Đấy là từ lúc chập tối, khi chưa xuống hầm, ông hiệu trưởng đã nói với anh: “Mọi việc của trường anh giao chú thay anh nhé!” rồi ông đi về như đã tả. He he, chúng tôi tán “Anh Tân sướng chưa? Mấy khi được Sếp giao trọng trách?”. Buồn cười quá đi mất, nhưng cười vui thế thôi, ai cũng thương ông hiệu trưởng. Ông già quá rồi, ngày trai trẻ kinh qua chiến tranh đủ kiểu bây giờ thôi “tha” cho ông, đừng cười cợt ông tội nghiệp.
Vui chuyện mãi sẽ hết chuyện, ngồi dưới hầm mệt mỏi chật chội mọi người rủ nhau ai về phòng nấy. Một lát sau, lại có tiếng máy bay, mẹ con chị Thủy nhảy ngay xuống hầm dưới gậm giường. Còn tôi và con gái cứ nằm trên giuờng. Chị Thủy dục tôi xuống hầm, tôi bảo tôi mệt quá, mà cháu vừa mới ngủ, bây giờ bế xuống nó thức dạy thật khổ. Vừa nói dứt lời, một tiếng nổ đinh tai nhức óc. Tôi có cảm giác bom thả thật không còn là đùa nữa, chớp sáng lòe bên phía tường giáp giường mẹ con tôi. Theo bản năng tự nhiên, tôi ôm choàng- lấy thân mình- đè sấp lên che cho con rồi hai mẹ con lăn một vòng chui xuống hầm dưới gầm giường. Toàn bộ các khung và dui mè mái lá của căn phòng đổ ập xuống. Thế rồi tôi ngồi ôm con đến sáng. Bé khóc một lát rồi ngủ bên tí mẹ, thỉnh thoảng khó chịu co chân đạp thanh thách vào tường hầm, chật chội quá mà. Chị Thủy thất thanh gọi tôi chạy ra ngoài không được ở trong phòng nữa, tôi nghe thấy nhưng mệt quá cứ mặc kệ. Sáng ra, mọi người nháo nhác tìm hỏi nhau. Đủ quân số hết chỉ thiếu hai mẹ con tôi. Chị Thủy hốt hoảng gọi mọi người đến chui xuống hầm tôi. Tôi cười khanh khách chêu òa mọi người. Tôi bảo tôi biết bom rồi, tôi mệt nên cứ ngồi bù lại lúc chủ quan không chịu xuống hầm, chứ mẹ con tôi nguyên vẹn, không thất thoát ti ti gì cả. Trở ra, thu dọn chiến trường, mới thấy kinh, cái cây trước phòng đã bị mảnh bom tiện ngang. Tường phòng tôi, đúng bức tường che hai mẹ con găm đầy các mảnh bom nhỏ. Thì ra bom thả ngay cạnh trường. Cơ quan đang nghe phản ánh tình hình chăc sẽ chuẩn bị cho các mẹ các con đi nơi khác thôi.
Quả nhiên có lệnh chuyển đi sơ tán về Hoài Đức. Lại lục tục chuẩn bị gói ghém hành trang. Cứ mỗi lần chuyển đi như thế này là một lần tôi tủi thân lắm, bởi cứ nhìn các anh chồng từ Hà Nội vào giúp vợ con chuyển đi, mà mình chỉ có một mình. Riêng chị Thủy, chồng ở Hà Nội, chưa kịp vào thế là chị khóc lu loa, bảo anh Hữu “anh ơi chở mẹ con tôi với” “Chở đi đâu chị, tôi đi Văn Điển đây.” “Cũng được, cho mẹ con tôi đi Văn Điển rồi tính tiếp” Thế là cả bọn chúng tôi cứ lăn ra cười. Vì cái anh chàng kia tính hay đùa cứ nói tưng tửng, chỉ chị Thủy là thật thà quá thôi. May quá, ngay sau đó chồng chị vào kịp thời. Còn tôi, cười cười thế thôi chứ luôn chân luôn tay, nấu cháo cho con ăn, rồi múc cháo cho cả bé con chị Thủy nữa, buộc chăn bông to tướng vào mấy cái thanh ngang sau poóc ba ga xe đạp, rồi túi này túi kia lỉnh kỉnh. Cái xe đap nam tiện là buộc ghế đèo con đằng trước thì mới đèo được chăn đằng sau. Và chúng tôi rời xa Hà Nội thêm ít nữa.
Chúng tôi sơ tán tạm nhà dân. Lần này không chỉ các mẹ có con sơ tán mà một số đơn vị công tác cũng sơ tán luôn. Thế là ba anh em trưởng phòng Quy, anh Hữu và tôi lại cùng ở một nhà. Nhưng bây giờ anh Hữu đã có vợ, còn anh Quy vẫn một mình. Anh Quy không thường xuyên ở hẳn, phải chạy đi chạy lại Hà Nội nhiều. Chúng tôi ở những phòng khác nhau của nhà chủ, nhưng hay nấu cơm ăn chung. Có một lần, anh Quy đi đâu vắng, chỉ tôi và vợ chồng anh Hữu ăn cơm với nhau. Bữa ấy, trông chị vợ mệt mỏi buồn buồn, chị ăn rất ít. Anh Hữu hỏi vợ “Sao không ăn nữa à? Không ăn thì tớ “cà lảm” (làm cả)!” Tôi vừa buồn cười vừa thấy tưng tức “Anh Hữu hay thật đấy. Chắc chị mệt thì anh phải dỗ chị ăn thêm chứ sao hồn nhiên thế?” Anh ấy cười hì hì thản nhiên ăn uống ngon lành. Ui chao vẫn cái vô tư tưng tửng ấy, cái khôi hài đặc biệt ấy, nhưng hình như hôm nay không phải chỉ là vậy. Anh ấy đang cần ăn, không kiềm chế được.Tự nhiên tôi thấy buồn, chẳng cười nữa. (gớm, thì ra tôi lại phức tạp quá rồi).
Với con gái, hàng ngày tôi nấu cháo cho bé ăn rất đơn giản. Tối đun một siêu nước, vo ít gạo nếp gạo tẻ bỏ trong cái phích Rạng đông, đổ nước sôi vào đầy phích. Thế là sáng mai ngủ dạy có phích cháo sánh đặc sệt ngon lành. Rồi đem cháo trộn với ít ruốc làm sẵn mang cho con ăn. Có ít dầu hỏa dự trữ để thắp sáng ban đêm và phòng khi cần đun nấu gì đó cho con. Còn nấu cơm cho người lớn thì đun nhờ rơm rạ của gia đình.
Vì ở xa Hà Nội, nên mỗi khi phải về, tôi không dám chở con đi nữa. Có một lần, tôi đánh liều gửi con cho anh Quy trong khi bé đang ngủ trưa, vì vợ chồng anh Hữu đi đâu vắng. Đạp xe về chợ Trời, tôi tranh thủ mua thức ăn theo tem phiếu, rồi mua gạo mua mì. Đang thời chiến nên không phải xếp hàng. Đường phố vắng vẻ không một bóng người, các gia đình phần đông đi sơ tán cả. Tôi sang nhà bố tôi, viết một mảnh giấy hỏi thăm và kể vắn tắt tình hình hai mẹ con tôi sơ tán ở đâu, rồi nhét qua khe cửa.
Trở về nhà mình, mới mở cửa vào thì đã báo động. Lại phải chui xuống hầm, ở ngay gầm giường. Chán quá, kiểu này phải tranh thủ, rán tí mỡ, kho tí đậu trong lúc chờ đợi. Thế là với bếp dầu để ở ngay miệng hầm, tôi vừa xử lí thịt đậu vừa tránh máy bay. Bỗng dưng, một cảm giác thật là buồn ập đến. Không biết giờ này, MQ đang ở đâu, con gái đã ngủ dậy chắc sẽ khóc tìm mẹ. Nếu rủi tôi trúng bom đạn ngay tại nơi này thì sao nhỉ, ai biết đâu mà tìm đến cái làng bé nhỏ kia, ở nơi đấy anh trưởng phòng Quy chưa vợ đang trông hộ con tôi, một đứa trẻ hết khóc lại nhìn ngơ ngác lạ lẫm. Mới hôm nào trước khi chuyển về tập thể, tôi xuống hầm và bế cả con, còn MQ thì luộc bánh trôi. Tôi vừa bế con vừa nặn rồi với lên đưa MQ luộc. Tôi bảo anh xem được thì vớt ra nhé. Anh bảo “thế nào là được hả em?” tôi đùa “ba chìm bảy nổi mà, anh cứ đếm hễ có bảy viên bánh nổi tương ứng ba viên bánh chìm thì là được!” hai đứa cùng phá lên cười. MQ mải luộc bánh nên mặc kệ lệnh báo động không xuống hầm trú ẩn. Me tôi gan, chả xuống, cứ loanh quanh dọn dẹp trong nhà. Vậy mà, bây giờ, giờ này, tất cả đều ở xa hết rồi. Chỉ còn lai mình tôi chạy xuống chạy lên nấu cho xong tí đồ ăn này, và đợi lệnh “máy bay địch đã đi xa” để đạp xe về với con. Chả phải đợi quá lâu, có thông báo rồi, tôi dọn dẹp vội các thứ, lấy thêm vài đồ dùng nho nhỏ và áo quần cần thiết rồi lên đường, bùi ngùi nhìn lại một lần con phố thân quen vắng lặng đến rợn người, với những cánh cửa đóng chặt, những dòng chữ phấn trắng hoặc mảnh giấy kẹp dán cửa nhắn tin cho nhau trong thời buổi loạn lạc.
Về đến nhà dân nơi sơ tán, dắt xe vào sân, tôi đã thấy trưởng phòng bế con mình ra. Con bé trông thấy mẹ ôm chầm và khóc òa tức tưởi. Thương con quá đi mất. Anh kể: “Đã mấy lần, nghe tiếng lạch xạch xe đạp về là cháu nhìn ra ngó nghiêng tưởng mẹ chực khóc, nhưng rồi không phải vì đấy là vợ chồng bác Hữu. Mình đành nựng lát nữa mẹ cháu mới về cơ, mà trời thì ngày càng tối dần, lo lắm, không hiểu Thư có chuyện gì không”. Tôi thấy cay cay mắt: “Cảm ơn anh lắm, em về được rồi, mà chắc chỉ lần này, lần sau em không dám bỏ con mà đi một mình vậy đâu anh, cứ mang con đi rồi sống chết cùng nhau thôi”. Anh ấy nhìn tôi ái ngại.
Đêm 26 rạng ngày 27 tháng 12 năm 1972, khu phố Khâm Thiên đã bị những trận bom B52 rải thảm ác liệt nhất. Theo thống kê đưa lên báo chí, máy bay B52 rải hàng trăm quả bom các cỡ, hủy diệt 6 khối dân cư , giết hại 287 người, làm bị thương 290 người trong đó có nhiều người già và trẻ em, phá huỷ làm sập gần 200 ngôi nhà, đền chùa, trạm y tế, rạp hát làm cho 2.469 gia đình không có chỗ ở, nhiều cơ sở phục vụ công cộng hư hỏng nặng nề.
Ngày 27 tháng 12 là kỉ niệm ngày cưới của vợ chồng tôi. Tôi ghi tiếp đây những gì liên quan đến cái ngày 26 và 27 tháng 12 năm 1972 ác liệt đã lui xa vào quá khứ ấy, cũng để nhớ ngày chiến tranh mẹ con tôi sống xa MQ, nhớ MQ và chia xẻ với bạn đọc.
Cuộc sống đang êm đềm thì một ngày kia, MQ đi dạy về nói với tôi là anh đi nghĩa vụ quân sự! Tôi nghe mà ù cả tai lên, ngơ ngác. Rồi sau MQ bảo anh đã viết đơn xung phong đi bộ đội! Đến lúc này thì tôi không ù tai nữa. Tôi chỉ im lặng với một nỗi buồn khôn tả, mà phải mấy ngày sau tôi mới hỏi anh: “Anh xung phong mà sao không nói cho em biết?”. MQ thản nhiên “Ừ thì nhà có bốn anh em chưa ai đi bộ đội, anh là nhỏ nhất thôi thì bây giờ đi.” Tôi hiểu, tôi ủng hộ mà, tôi không ngại gian khổ phải nuôi con một mình. Cả nước đang có chiến tranh. Nhưng tôi vẫn cảm thấy như bị xúc phạm. Anh và tôi yêu nhau hiểu nhau đến thế, anh nghĩ về tôi thế nào mà “tiền trảm hậu tấu” vậy? Anh không tin tôi sao? Tôi nghĩ ngợi suy diễn đủ thứ mà chỉ quẩn quanh một mình. Tôi tự ái, tôi khổ sở, mà cứ phải tỏ ra bình thường, tôi chả dám nói với ai kể cả má. Không nói với má cũng phải, vì má không biết anh viết đơn tự nguyện. Má đã khóc lóc làm ầm lên khi má con bà cháu tôi lên thăm anh đóng quân ở Hải phòng. Má trách ban chỉ huy đơn vị sao “bắt” anh đi bộ đội, rằng nó vừa lấy vợ có con đỏ hỏn ra kia, nào là đời ba má tham gia cách mạng ra tù vào tù bao nhiêu năm chưa đủ hay sao? Đến lúc này thì tôi phải an ủi “Má ơi! nhà mình có bốn anh em mà chưa ai nhập ngũ, bây giờ nhà con đi là bình thường mà má. Đi một thời gian chồng con sẽ về, con nuôi cháu được má à. Má đừng trách hỏi các anh ở đơn vị làm khó cho người ta. Lên đây rồi, má con mình vui thì nhà con đi mới yên tâm được”. Tôi nói với má, không nén nổi nước mắt rơi lã chã, má không thể biết được ẩn sau những giọt nước mắt ấy là nỗi tủi thân thầm lặng của tôi.
Thực ra, tôi hiểu rất rõ về MQ. Anh là người lạc quan, vui tính. Anh thường bảo tôi: ”Em hay suy nghĩ phức tạp lắm, rồi tự làm khổ mình. Nếu vì nghĩ phức tạp, vì khóc, mà bớt được nỗi khổ hoặc khó khăn nào đó thì cứ nghĩ cứ khóc, nhưng có phải vậy đâu. Thực ra mọi sự là do mình quan niệm thôi em ạ.” Ngẫm nghĩ lời MQ, tôi đành chấp nhận MQ xung phong nhập ngũ vì lúc ấy ai mà chả thế, có hỏi ý tôi thì sự thể cũng chẳng khác được. Thành ra thôi, hai mẹ con tiễn MQ lên đường, ra chỗ tập trung vui vẻ là chính, bé Hoa vẫy bàn tay bé xíu tạm biệt bố, mà chưa hiểu bố đi đâu. Chỉ thương má, má đang sống yên ổn đầm ấm với con trai út mà má thương nhất, và con dâu mới cùng cháu gái nội đầu tiên thỏa lòng mong đợi, vậy mà má phải rời xa.
Sơ tán
MQ đi bộ đội. Má về Hải phòng. Tôi mang con về nơi sơ tán của cơ quan dành cho các cán bộ nhân viên đang nuôi con nhỏ. Anh cả của MQ, anh Hồ Anh Thơ và mấy cô bạn gái đồng nghiệp trẻ trung xinh đẹp của tôi đến giúp tôi dọn dẹp nhà cửa, trả căn phòng cho trường. MQ tập trung tại Bình Đà, gần nơi cơ quan tôi tạm sơ tán. Tôi và anh Thơ đi bộ đến gặp được MQ một lần trong chốc lát vào một đêm sáng trăng. Từ đó, MQ chuyển quân vào Thanh Hóa, rồi Hải phòng. Ngoại trừ những lần gặp nhau, tôi không viết thư cho MQ, hình như vì còn giận, và cái chính là bận lo cuộc sống của hai mẹ con trong thời chiến. Con tôi vẫn bú mẹ và ăn dặm được nhiều. Tôi cắt quần đen cũ của mình may váy đầm đen cho bé. May con gái da trắng nên trông khá hay. Tôi có biết may quần áo đâu, cứ cắt đại rồi khoét cổ tròn, vuông, lúc để váy thẳng lúc lại xếp nếp. Các mẹ hay gửi con cho nhau, bọn trẻ chơi với nhau vui lắm, rồi các mẹ còn hẹn hò sau này làm thông gia nữa. Trong số các mẹ, chỉ có tôi nuôi con một mình, vì MQ nhập ngũ, còn lại đa phần họ có vợ có chồng cùng cơ quan và thăm nom nhau luôn. Lúc đầu tôi buồn sau rồi quen đi, tức là quen buồn ấy.
Ít lâu sau, chúng tôi tạm sơ tán về Yên Xá. Đây là một cơ sở đào tạo máy tính của ngành. Tôi nuôi con cẩn thận, làm hẳn ba loại ruốc: ruốc tôm, ruốc cá quả và ruốc thịt lợn để quấy bột. Ngoài ra còn trứng gà tươi để sẵn hàng chục quả nữa. Tôi ăn cơm tập thể 18 đồng một tháng, ăn toàn cơm độn ngô vàng óng, mấy miếng đậu phụ kho và ít rau muống luộc. Tôi ngày càng gầy đi và xanh rớt, còn con thì béo tốt hồng hào nên vẫn thấy vui. Để bồi dưỡng thêm, tôi hay nhờ nhà bếp mua hộ xương thủ lợn. Nó rẻ lắm. Mang xương về tôi bổ ra lấy óc rán trứng cho con ăn, và luộc lên gỡ thịt nấu cháo cho mình.
Me tôi bận trông cháu cho chị Thùy Trinh và đi sơ tán, bố tôi thì ở với dì kế và em Vinh khi sơ tán về quê lúc trở ra Hà Nội. Chỉ có hai mẹ con tôi ở với nhau. Thi thoảng có việc phải về Hà Nội, mua dầu hỏa đun bếp, mua lương thực theo tiêu chuẩn, tôi đèo con trên xe đạp rồi hai mẹ con đi. Dọc đường, nhiều khi phải xuống xe dắt bộ vác qua những chỗ vừa cháy vì bom thả; hoặc đang đi quẳng xe xuống mà bế con tạt vào hầm trú ẩn đào bên đường là những cái hố tròn tròn, hai mẹ con luôn được mọi người giúp đỡ khi lên xuống. Ngày ấy không cảm thấy có gì sợ hãi. Tôi chỉ buồn thôi. Nhất là khi thấy xe bộ đội chạy trên đường, tôi dừng lại đứng nhìn theo, rơm rớm nước mắt. Tôi tưởng tượng chồng tôi có lúc nào ngồi trên xe như thế. Tôi lo anh không đủ sức khỏe, vì trước đây anh rất yếu, nhiều bệnh lắm nhất là đau dạ dày nặng, bị ho ra máu và có vết phổi rám. Có lần, anh bảo tôi hay là đừng lấy anh nữa kẻo về sau tôi khổ. Tôi ngăn không cho anh nói tiếp và lảng sang chuyện khác. Trong thâm tâm, tôi nghĩ khi lấy nhau rồi tôi sẽ chăm cho anh khỏe lên, chứ làm sao mà phải “đừng lấy”. Con người ta có lúc này lúc khác mà. Nhưng tôi chẳng hình dung được bỗng nhiên anh xa mẹ con tôi đâu. Từ ngày nhập ngũ, anh vẫn thường xuyên viết thư cho tôi. Anh rất sốt ruột vì không nhận được thư vợ. Anh nhớ tôi, nhớ con. Sự lạc quan của anh không đẩy lùi được nỗi nhớ. Tôi không viết, cố tình, lúc đầu là hơi giận, nhưng về sau hết giận và có ý trêu chồng là chính. Tôi ngầm chịu ảnh hưởng tính nết của anh, hay đùa hơn, vui tính hơn. Mãi sau, tôi mới thương tình viết cho anh một lá thư, rằng tôi vẫn nhận thư anh, nhưng tôi bận chăm con nên không viết. Tôi ngày càng yên tâm hơn vì anh khỏe không đau ốm gì. Nhưng tôi lo lắm khi thấy anh kể, có những lần anh vừa trèo từ cột xuống (lính thông tin), chạy về đơn vị thì ở đó bom nổ. Lo thì lo vậy thôi, từ lâu rồi tôi vẫn nghĩ sống chết là có số.
Con tôi còn nhỏ, mà tôi đưa đi đưa về thế không ổn nhưng gửi lâu thì chả ai trông được, ai cũng bận bịu với con của mình, vả lại chiến tranh chả biết thế nào, nên đành vậy. Rất may là tôi có cậu chồng giúp đỡ, cậu Lê Hân, em ruột của má làm ngay ở Hà Nội. Từ ngày MQ nhập ngũ, cậu quan tâm đến hai mẹ con hơn. Lúc tôi về thăm cậu, hoặc khi cậu vào thăm tôi, cậu hay gia cố hộ cái ghế chở bé sao cho tiện, có cọc bốn chung quanh để treo vải màn rủ xuống phòng khi gió rét. Cậu hay mua chuối tiêu cho hai mẹ con, còn cậu đau dạ dày không ăn được. Cậu tập kết ra Bắc chỉ có một mình, ngày trước cậu chuyển đi đâu thì má tôi theo đấy, hai chị em ở với nhau. Khi má có cháu nội đầu tiên, má mới về Hải Phòng, và cậu ở Hà Nội một mình trong một phòng nhỏ tập thể cơ quan. Khi cậu đi tập kết, mợ hoạt động ở lại Khánh Hòa. Cậu mợ luôn giữ lời thề chung thủy hẹn ngày thống nhất đoàn tụ, nên cậu không lấy vợ khác mặc dù có lúc nao lòng.
Ở trường nơi sơ tán, hàng ngày công việc chuyên môn tự giác làm không ai kiểm soát. Tôi vừa tự trông con vừa soạn giáo trình tài liệu, không bỏ bễ bao giờ. Lúc nào dỗ được con ngủ là ngồi viết. Xong từng phần là tôi chủ động báo cáo trưởng phòng Quy để nhận việc tiếp theo. Tôi ngại các đấng mày râu nghĩ rằng phụ nữ thì chỉ có thế đẻ con nuôi con và không làm được gì, nhất là sơ tán thế này, dễ dàng ỷ khó khăn mà lơ đi để họ phải gánh vác tất, nên tôi luôn cố gắng. Còn chuyện sinh hoạt thời chiến tranh thì quen thôi không có gì căng thẳng. Hàng ngày máy bay địch diễu qua diễu lại mãi rồi cũng thấy bình thường. Hễ có lệnh báo động thì chạy xuống hầm, ngồi đó mà nghe tiếng ì ầm, chỉ mong sao cho máy bay địch bi ta bắn rơi thêm nữa, rồi có thông báo “Máy bay địch đã bay xa” thì rời khỏi hầm mà tiếp tục làm việc. Mùa hè ở nơi này phiền hà nhất là tắm rửa. Có mỗi cái ao to, với hệ thống lọc đơn giản nên quanh quẩn nước bẩn lại chảy về, thôi thì nước giặt hành kinh của phụ nữ, đủ kiểu. Chúng tôi phải đi gánh nước ở một giếng làng cách xa trường, lấy về làm nước ăn. Con gái tôi mọc bao nhiêu “đầu đanh gai gạo”, chắc vì nóng quá, và vì thiếu vệ sinh, nên hàng ngày tôi còn phải gánh nước giếng làng để tắm gội cho bé chứ không dám dùng nước công cộng. Tôi gầy như que củi, tự may hai áo cộc tay bằng phin màu xanh hoà bình để thay đổi, hai bên nách hở ra, ngực thì lép dần mặc dù vẫn cho con bú, lúc nào cũng thất thểu vội vã vì phải tranh thủ thời gian từng tí một. Kể ra thật xấu hổ, gái một con gì mà móng chân để mãi chả cắt đen xì xì, cứ cái đôi dép cao su, hoặc dép lê tàng tàng xỏ vào mà chạy thôi. Thi thoảng mới giật mình nhìn xuống chân và cắt lấy cắt để mấy cái móng; khí gió sao mà chúng nhanh dài thế cơ chứ!. Tôi thương bé Hoa lắm, bị mọc bao nhiêu mụn. Cứ nặn cái ngòi này ra, chấm thuốc Xanh mê ty len xanh lè hôm trước hôm sau dịu đi thì cái khác lại ngoi lên. Bé bị hết cả người, nhưng nhiều nhất là ở đầu và ở mặt. Bé nằm ngửa đau nằm xấp đau tất, mà không khóc dữ dội nên mới càng thương. Tôi phải gượng nhẹ bế lót lên một đám vải màn mềm, rồi dỗ bú để bé đỡ khổ phần nào. Rồi thì hát ru đủ các bài để bé tạm quên đau. Có một lần khi bé đang ngủ tôi sờ lần và đếm từng cái mụn, thấy tất cả có tới trên 200 cái, tôi thề không dám nói điêu. Tôi cho cháu uống kháng sinh, uống sinh tố C, nhưng chả đỡ mấy, cho tới khi hết mùa nóng, qua thu mới đỡ dần. May mà chúng không làm sẹo gì cả. Cháu lại trắng trẻo hồng hào như xưa. Cháu lớn rất nhanh và cứng cáp, mới có hơn 10 tháng đã biết đi rồi, 11 tháng đi bằng dép trên sân lổn nhổn gạch vụn không bao giờ ngã.
Chiến tranh mỗi ngày thêm ác liệt. Mẹ con tôi ở chung phòng với mẹ con chị Thủy, một nhân viên hành chính. Chúng tôi tự đào hầm dưới giường ngủ của mình. Thi thoảng có tiếng máy bay địch, hoặc nghe đài báo là chúng tôi bế con xuống hầm. Nhưng cứ bế lên bế xuống mãi đâm quen và nhàm chán, lắm lúc mặc kệ chả xuống hầm nữa. Bỗng có một đêm, suốt từ tối, máy bay địch chà suốt, chúng tôi được lệnh bế con ra hầm chữ A ở sân trường. Tôi lục tục ôm con và cái chăn bông nhỏ, ra ngoài chui vào hầm cùng mọi người, ngồi tựa lưng một góc. Bỗng có tiếng kêu la ầm ĩ phía ngoài cổng trường. Thì ra ông hiệu trưởng vừa dắt xe đạp định về nhà thì có tiếng ì ầm máy bay, ông sợ quá ngã té xuống ruộng. Mọi người đổ xô ra thấy ông ngã xoài, chân xục trong đám bùn ướt. Thần hồn nát thần tính, ông tưởng bị thương chảy máu be bét nên kêu ầm lên, đến khi anh em ra bấm đèn pin vỡ lẽ là bùn ông mới hoàn hồn đi rửa chân tay về phòng ngồi, không thèm xuống hầm, không đi đâu nữa. Còn mọi người thì trở về hầm. Lúc này không có ông hiệu trưởng, anh Tân, một giáo viên mới kể chuyện vui cho nghe. Đấy là từ lúc chập tối, khi chưa xuống hầm, ông hiệu trưởng đã nói với anh: “Mọi việc của trường anh giao chú thay anh nhé!” rồi ông đi về như đã tả. He he, chúng tôi tán “Anh Tân sướng chưa? Mấy khi được Sếp giao trọng trách?”. Buồn cười quá đi mất, nhưng cười vui thế thôi, ai cũng thương ông hiệu trưởng. Ông già quá rồi, ngày trai trẻ kinh qua chiến tranh đủ kiểu bây giờ thôi “tha” cho ông, đừng cười cợt ông tội nghiệp.
Vui chuyện mãi sẽ hết chuyện, ngồi dưới hầm mệt mỏi chật chội mọi người rủ nhau ai về phòng nấy. Một lát sau, lại có tiếng máy bay, mẹ con chị Thủy nhảy ngay xuống hầm dưới gậm giường. Còn tôi và con gái cứ nằm trên giuờng. Chị Thủy dục tôi xuống hầm, tôi bảo tôi mệt quá, mà cháu vừa mới ngủ, bây giờ bế xuống nó thức dạy thật khổ. Vừa nói dứt lời, một tiếng nổ đinh tai nhức óc. Tôi có cảm giác bom thả thật không còn là đùa nữa, chớp sáng lòe bên phía tường giáp giường mẹ con tôi. Theo bản năng tự nhiên, tôi ôm choàng- lấy thân mình- đè sấp lên che cho con rồi hai mẹ con lăn một vòng chui xuống hầm dưới gầm giường. Toàn bộ các khung và dui mè mái lá của căn phòng đổ ập xuống. Thế rồi tôi ngồi ôm con đến sáng. Bé khóc một lát rồi ngủ bên tí mẹ, thỉnh thoảng khó chịu co chân đạp thanh thách vào tường hầm, chật chội quá mà. Chị Thủy thất thanh gọi tôi chạy ra ngoài không được ở trong phòng nữa, tôi nghe thấy nhưng mệt quá cứ mặc kệ. Sáng ra, mọi người nháo nhác tìm hỏi nhau. Đủ quân số hết chỉ thiếu hai mẹ con tôi. Chị Thủy hốt hoảng gọi mọi người đến chui xuống hầm tôi. Tôi cười khanh khách chêu òa mọi người. Tôi bảo tôi biết bom rồi, tôi mệt nên cứ ngồi bù lại lúc chủ quan không chịu xuống hầm, chứ mẹ con tôi nguyên vẹn, không thất thoát ti ti gì cả. Trở ra, thu dọn chiến trường, mới thấy kinh, cái cây trước phòng đã bị mảnh bom tiện ngang. Tường phòng tôi, đúng bức tường che hai mẹ con găm đầy các mảnh bom nhỏ. Thì ra bom thả ngay cạnh trường. Cơ quan đang nghe phản ánh tình hình chăc sẽ chuẩn bị cho các mẹ các con đi nơi khác thôi.
Quả nhiên có lệnh chuyển đi sơ tán về Hoài Đức. Lại lục tục chuẩn bị gói ghém hành trang. Cứ mỗi lần chuyển đi như thế này là một lần tôi tủi thân lắm, bởi cứ nhìn các anh chồng từ Hà Nội vào giúp vợ con chuyển đi, mà mình chỉ có một mình. Riêng chị Thủy, chồng ở Hà Nội, chưa kịp vào thế là chị khóc lu loa, bảo anh Hữu “anh ơi chở mẹ con tôi với” “Chở đi đâu chị, tôi đi Văn Điển đây.” “Cũng được, cho mẹ con tôi đi Văn Điển rồi tính tiếp” Thế là cả bọn chúng tôi cứ lăn ra cười. Vì cái anh chàng kia tính hay đùa cứ nói tưng tửng, chỉ chị Thủy là thật thà quá thôi. May quá, ngay sau đó chồng chị vào kịp thời. Còn tôi, cười cười thế thôi chứ luôn chân luôn tay, nấu cháo cho con ăn, rồi múc cháo cho cả bé con chị Thủy nữa, buộc chăn bông to tướng vào mấy cái thanh ngang sau poóc ba ga xe đạp, rồi túi này túi kia lỉnh kỉnh. Cái xe đap nam tiện là buộc ghế đèo con đằng trước thì mới đèo được chăn đằng sau. Và chúng tôi rời xa Hà Nội thêm ít nữa.
Chúng tôi sơ tán tạm nhà dân. Lần này không chỉ các mẹ có con sơ tán mà một số đơn vị công tác cũng sơ tán luôn. Thế là ba anh em trưởng phòng Quy, anh Hữu và tôi lại cùng ở một nhà. Nhưng bây giờ anh Hữu đã có vợ, còn anh Quy vẫn một mình. Anh Quy không thường xuyên ở hẳn, phải chạy đi chạy lại Hà Nội nhiều. Chúng tôi ở những phòng khác nhau của nhà chủ, nhưng hay nấu cơm ăn chung. Có một lần, anh Quy đi đâu vắng, chỉ tôi và vợ chồng anh Hữu ăn cơm với nhau. Bữa ấy, trông chị vợ mệt mỏi buồn buồn, chị ăn rất ít. Anh Hữu hỏi vợ “Sao không ăn nữa à? Không ăn thì tớ “cà lảm” (làm cả)!” Tôi vừa buồn cười vừa thấy tưng tức “Anh Hữu hay thật đấy. Chắc chị mệt thì anh phải dỗ chị ăn thêm chứ sao hồn nhiên thế?” Anh ấy cười hì hì thản nhiên ăn uống ngon lành. Ui chao vẫn cái vô tư tưng tửng ấy, cái khôi hài đặc biệt ấy, nhưng hình như hôm nay không phải chỉ là vậy. Anh ấy đang cần ăn, không kiềm chế được.Tự nhiên tôi thấy buồn, chẳng cười nữa. (gớm, thì ra tôi lại phức tạp quá rồi).
Với con gái, hàng ngày tôi nấu cháo cho bé ăn rất đơn giản. Tối đun một siêu nước, vo ít gạo nếp gạo tẻ bỏ trong cái phích Rạng đông, đổ nước sôi vào đầy phích. Thế là sáng mai ngủ dạy có phích cháo sánh đặc sệt ngon lành. Rồi đem cháo trộn với ít ruốc làm sẵn mang cho con ăn. Có ít dầu hỏa dự trữ để thắp sáng ban đêm và phòng khi cần đun nấu gì đó cho con. Còn nấu cơm cho người lớn thì đun nhờ rơm rạ của gia đình.
Vì ở xa Hà Nội, nên mỗi khi phải về, tôi không dám chở con đi nữa. Có một lần, tôi đánh liều gửi con cho anh Quy trong khi bé đang ngủ trưa, vì vợ chồng anh Hữu đi đâu vắng. Đạp xe về chợ Trời, tôi tranh thủ mua thức ăn theo tem phiếu, rồi mua gạo mua mì. Đang thời chiến nên không phải xếp hàng. Đường phố vắng vẻ không một bóng người, các gia đình phần đông đi sơ tán cả. Tôi sang nhà bố tôi, viết một mảnh giấy hỏi thăm và kể vắn tắt tình hình hai mẹ con tôi sơ tán ở đâu, rồi nhét qua khe cửa.
Trở về nhà mình, mới mở cửa vào thì đã báo động. Lại phải chui xuống hầm, ở ngay gầm giường. Chán quá, kiểu này phải tranh thủ, rán tí mỡ, kho tí đậu trong lúc chờ đợi. Thế là với bếp dầu để ở ngay miệng hầm, tôi vừa xử lí thịt đậu vừa tránh máy bay. Bỗng dưng, một cảm giác thật là buồn ập đến. Không biết giờ này, MQ đang ở đâu, con gái đã ngủ dậy chắc sẽ khóc tìm mẹ. Nếu rủi tôi trúng bom đạn ngay tại nơi này thì sao nhỉ, ai biết đâu mà tìm đến cái làng bé nhỏ kia, ở nơi đấy anh trưởng phòng Quy chưa vợ đang trông hộ con tôi, một đứa trẻ hết khóc lại nhìn ngơ ngác lạ lẫm. Mới hôm nào trước khi chuyển về tập thể, tôi xuống hầm và bế cả con, còn MQ thì luộc bánh trôi. Tôi vừa bế con vừa nặn rồi với lên đưa MQ luộc. Tôi bảo anh xem được thì vớt ra nhé. Anh bảo “thế nào là được hả em?” tôi đùa “ba chìm bảy nổi mà, anh cứ đếm hễ có bảy viên bánh nổi tương ứng ba viên bánh chìm thì là được!” hai đứa cùng phá lên cười. MQ mải luộc bánh nên mặc kệ lệnh báo động không xuống hầm trú ẩn. Me tôi gan, chả xuống, cứ loanh quanh dọn dẹp trong nhà. Vậy mà, bây giờ, giờ này, tất cả đều ở xa hết rồi. Chỉ còn lai mình tôi chạy xuống chạy lên nấu cho xong tí đồ ăn này, và đợi lệnh “máy bay địch đã đi xa” để đạp xe về với con. Chả phải đợi quá lâu, có thông báo rồi, tôi dọn dẹp vội các thứ, lấy thêm vài đồ dùng nho nhỏ và áo quần cần thiết rồi lên đường, bùi ngùi nhìn lại một lần con phố thân quen vắng lặng đến rợn người, với những cánh cửa đóng chặt, những dòng chữ phấn trắng hoặc mảnh giấy kẹp dán cửa nhắn tin cho nhau trong thời buổi loạn lạc.
Về đến nhà dân nơi sơ tán, dắt xe vào sân, tôi đã thấy trưởng phòng bế con mình ra. Con bé trông thấy mẹ ôm chầm và khóc òa tức tưởi. Thương con quá đi mất. Anh kể: “Đã mấy lần, nghe tiếng lạch xạch xe đạp về là cháu nhìn ra ngó nghiêng tưởng mẹ chực khóc, nhưng rồi không phải vì đấy là vợ chồng bác Hữu. Mình đành nựng lát nữa mẹ cháu mới về cơ, mà trời thì ngày càng tối dần, lo lắm, không hiểu Thư có chuyện gì không”. Tôi thấy cay cay mắt: “Cảm ơn anh lắm, em về được rồi, mà chắc chỉ lần này, lần sau em không dám bỏ con mà đi một mình vậy đâu anh, cứ mang con đi rồi sống chết cùng nhau thôi”. Anh ấy nhìn tôi ái ngại.
Đêm 26 rạng ngày 27 tháng 12 năm 1972, khu phố Khâm Thiên đã bị những trận bom B52 rải thảm ác liệt nhất. Theo thống kê đưa lên báo chí, máy bay B52 rải hàng trăm quả bom các cỡ, hủy diệt 6 khối dân cư , giết hại 287 người, làm bị thương 290 người trong đó có nhiều người già và trẻ em, phá huỷ làm sập gần 200 ngôi nhà, đền chùa, trạm y tế, rạp hát làm cho 2.469 gia đình không có chỗ ở, nhiều cơ sở phục vụ công cộng hư hỏng nặng nề.
Ngày 27 tháng 12 là kỉ niệm ngày cưới của vợ chồng tôi. Tôi ghi tiếp đây những gì liên quan đến cái ngày 26 và 27 tháng 12 năm 1972 ác liệt đã lui xa vào quá khứ ấy, cũng để nhớ ngày chiến tranh mẹ con tôi sống xa MQ, nhớ MQ và chia xẻ với bạn đọc.
Chúng tôi sơ tán ở Hoài Đức được ít ngày thì xảy ra những vụ ném bom kinh hoàng tại Hà Nội. Lúc đầu chúng tôi nghe tin Hà Nội bị oanh tạc từ 18/12/1972, rồi đến bệnh viện Bạch Mai bị thả bom 22/12/1972. Một đêm, mẹ con tôi ngồi cùng hầm trú ẩn với một chị bạn ở Vụ nghiệp vụ. Thoạt đầu, chúng tôi nói chuyện với nhau, tôi chêu bạn có chồng là họa sĩ tài ba nhưng lập dị, sống khác biệt mọi người và bạn thì kể cho tôi nghe anh ấy còn làm thơ hay nữa, không chỉ vẽ giỏi đâu, sau rồi chỉ im lặng không nói lời nào khi bên tai nghe thật rõ tiếng bom rền từ xa. Có phải nơi đó là Hà Nội thân yêu không, tôi thầm tự hỏi. Giờ này, hình như cả gia đình tôi, những người thân của tôi đều đã đi sơ tán khỏi Hà Nội. Lạy trời! đừng có ai bỗng dưng trở về Hà Nội. Nhưng còn có một người, đó là cậu chồng của tôi. Cậu đang ở đâu cậu ơi! tôi nóng lòng tay ôm con ru ngủ mà không nựng bé được câu nào. Bé Hoa vẫn vô tư đi vào giấc mơ thần tiên trên lòng mẹ. Còn tôi, tôi chỉ mong trời mau sáng để hỏi tin tức. Tôi không còn giờ nghĩ đến MQ, không tính gì cả, chỉ có một ý nghĩ chợt lóe lên.
Sáng ra, tin gì đến sẽ đến. Khủng khiếp làm sao… phố Khâm Thiên bị bom trải thảm rồi!. Tôi cuồng lên, cậu chồng tôi làm việc tại Tổng công ty xăng dầu số 1 Khâm Thiên, tôi biết tìm cậu ở đâu bây giờ? Chỉ còn một cách thôi, ý nghĩ chợt lóe lên là thế, mẹ con tôi phải liều mạng về ngay Hà Nội, bom mới thả xong, hôm nay chúng không thể thả thêm được, mà có thả nữa tôi cũng không sợ. Tôi chẳng có bụng dạ và can đảm nào để gửi ai trông hộ con mà về một mình cho được. Thế là tôi vội vã cho con ăn và mang theo một ít dự phòng, rồi dúi vào túi vài cái quần cái tã, mặc quần áo ấm cho bé, đem sẵn áo mưa, trùm chăn buông màn rủ xung quanh ghế đèo rồi lên đường, và đi như đi trốn, không báo cáo ai, không tâm sự kể lể gì với ai. Con gái ơi, con chịu khó đi cùng mẹ, mẹ con mình có nhau con nhé; chúng ta phải đi tìm ông cậu con có hiểu không?Tôi đạp xe không biết mệt là gì, ngược gió xuôi gió cứ đạp vù vù, sức mạnh ở đâu tăng lên gấp bội. Một lát sau trời mưa phùn, vẫn cái rét mùa đông, mẹ con tôi đâu có sợ gì, đã quá quen rồi. Con gái có buồn ngủ, con cứ chịu khó gật gù thôi, mẹ buộc chắc lắm rồi, không có gì phải dừng lại cả.
Sắp đến Hà Nội, cái vắng lặng hôm nay giống hệt cái vắng lặng của mấy lần trước nhưng sao thấy căng thẳng quá thế. Đúng như tôi dự đoán, hôm nay không thể có bom có đạn gì được. Hà Nội nói chung và Khâm Thiên nói riêng người dân lành đang ngã xuống dưới làn bom hủy diệt man rợ của kẻ thù. Đây rồi, hai dãy phố bên ngoài đường Khâm Thiên hiện ra, hầu như còn nguyên vẹn, nhưng ngay phía đằng sau là đổ nát tan hoang. Vẫn còn đây những cánh cửa ghi chằng chịt lời nhắn nhủ giống như con phố nhà tôi hôm nào, nhưng không phải chỉ có thế, thi thoảng có áo quan màu đỏ nằm dài bên vệ đường, hoặc thò ra đầu áo quan từ một ngách ngõ. Những đám người khóc than vật vã. Những đôi mắt ngầu đỏ. Và đằng phía sau mặt phố kia, có phải là những tấm lưng cúi lom khom, những đôi tay yếu ớt đang ra sức đào bới kiếm tìm không? Tôi cảm thấy như mình nghẹt thở. Tôi không còn tâm trí nào hỏi xem con ngủ hay thức, không cần biết gì hết, không dám nhìn nghiêng sang hai bên dãy phố nữa, đạp thẳng đến cái đích của tôi là số 1 Khâm Thiên kia. Tôi xuống xe, người run lên. Tôi tìm đến một chú bảo vệ đứng gần đó, nét mặt chú rất buồn. Tôi lắp bắp nói không ra hơi:
-...Chú ơi! chú chú … cho cháu hỏi thăm với…
- Sao nào chị có việc gì cần hỏi cứ hỏi đi-chú nhìn tôi vẻ quan tâm.
- Cháu có cậu tên là Lê Hân, làm ở Tổng công ty đây, cậu cháu đêm qua có việc gì không chú?
- Ông Lê Hân là người nhà của chị hả? May cho ông ấy, ông đã sơ tán rời khỏi cơ quan từ chiều tối hôm qua rồi, trước khi giặc ném bom, chỉ còn một số cán bộ khác ở lại thì bị thôi chị ạ.
- Dạ cháu cảm ơn chú ạ. Cháu chào chú.
Tôi thấy như lồng ngực muốn vỡ tung, chẳng dám hỏi thăm về những đau thương mất mát của cơ quan cậu, chẳng dám hỏi kĩ xem cậu đang ở đâu. Tôi dắt xe trở ra, và chợt nhớ phải về tiếp chợ Trời để chứng kiến tận mắt, người thân của mình không ở lại Hà Nội, hoặc bỗng dưng có ai về thì không bị làm sao cả.
Đúng như dự đoán, phố xá nhà tôi yên ắng đến rợn người, nhưng ở đây không có tang tóc, không có bom đạn. Cửa nhà tôi và nhà bố tôi đều khóa trái. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lục tục mở khóa vào nhà, lấy đồ ăn cho con, còn mình thì chả có gì ăn, nhưng không đói. Xong đâu đấy, hai mẹ con hì hục đạp xe trở về nơi sơ tán, sau một chuyến đi căng thẳng là chính chứ không hề cảm thấy gian khổ mệt mỏi nhọc nhằn.
Trước tình hình đó, cơ quan tiếp tục sơ tán xa hơn. Thế là chúng tôi lại khăn gói ra đi. Lần này có xe chở đồ đạc, và có thể chở cả người nữa nhưng tôi chỉ gửi chăn và đồ đạc lỉnh kỉnh, còn tự mình đèo con gái với chiếc xe đạp của bố MQ, tại vì tôi say xe lắm và người rất yếu. Hôm ấy trời thật lạnh, đi giữa đường thì mưa phùn. May có bốn cái cọc cậu làm nên tôi có thể quấn khăn bông cho bé và trùm áo mưa ra hẳn ngoài cái ghế đèo, nên con không ướt, nhưng vì lạnh quá nên môi bé tím ngắt. Dọc đường, tôi dạy con tập nói, bập bẹ hai tiếng một: “mẹ ơi, bố ơi, bà ơi, ông ơi, gà ơi, bò ơi, dép ơi, bát ơi” nghĩa là bất cứ cái gì có thể “ơi” được. Một lúc sau thấy im im, tôi phải dừng xe để kiểm tra. Thì ra bé mệt quá đang ngủ gật. Tôi nghỉ một lúc chẳng đi nữa, phần vì ngại bé lắc lư ngoẹo đầu ngoẹo cổ, phần vì ngẩn ngơ nhìn theo mấy chiếc xe, lại mấy chiếc xe bộ đội vụt qua. Các anh trên xe vẫy rối rít: “hai mẹ con lên đây em ơi!”. Ôi giá như là MQ gọi nhỉ, thì có say xe đến thế nào hai mẹ con cũng phải ào lên, đằng này…Tôi đành giơ tay vẫy vẫy chào tạm biệt, chả nói được lời nào.
Lên đến nơi, chúng tôi ở nhờ nhà dân. Hai mẹ con tôi được phân vào một gia đình có ba mẹ con. Chị chủ nhà hơn tôi chừng dăm tuổi, hai bé con một cháu trai 5 tuổi, một cháu gái 3 tuổi. Chồng chị đi bộ đội không có nhà. Hai đứa trẻ lớn rồi trời lạnh thế mà vẫn cởi chuồng, chạy lêu têu trên đường làng suốt ngày. Chúng có đôi mắt to tròn rất đẹp, lông mi cong vút. Nhà nghèo lắm, tuyềnh toàng. Buổi tối ăn cơm thì chị quẳng cái mẹt ra giữa sân, bỏ vào ba cái bát một đôi đũa hai cái thìa, đặt nồi cơm độn sắn khô, và một cái đĩa đựng ít hạt muối trắng.Chỉ vậy thôi, tịnh không có chút rau nào nói gì thức ăn khác. Không phải thắp đèn, vì hôm đó trời sáng trăng. Mà có tối trăng thì cũng chả cần gì đèn, có gì đâu mà gắp? Tôi nhìn ba mẹ con ăn cơm mà lặng người. Thì ra mẹ con chị (và dân ở đây nói chung chăng?) còn khổ hơn mình nhiều nữa!
Chúng tôi luân phiên làm cấp dưỡng, nấu cơm tập thể rồi chia xuất mang về nhà ăn, với món ăn chiến lược là cá mắm. Cá mặn lắm, nhưng trời lạnh mùa đông nên ăn thấy được cơm! Chúng tôi chặt bỏ đầu, ném vào nước gạo cho nhà chủ nuôi lợn. Lúc ăn cơm, tôi để phần hai bé nhà chủ một ít cá mắm, vì thấy chúng có vẻ thích. Một hôm, chị chủ nhà hỏi tôi chuyện nấu cơm nhà bếp, chị ngỏ ý hôm nào đến lượt làm cấp dưỡng, nhờ tôi xin về cho chị ít đầu cá. Tôi nhận lời ngay và còn sốt sắng “chưa đến lượt em, em nhờ bạn em được mà chị”, rồi chiều hôm ấy tôi mang về cho chị một đám đầu cá mắm. Chị cất đi cẩn thận, rồi mang một ít ra nấu canh với nửa quả bầu. Chị cứ để nguyên mấy đầu cá bẩn, mang cá đầy đất sạn chỉ rửa qua bên ngoài rồi cứ thế đun với nước lã, băm bầu nhỏ bỏ vào. Xong, chị dọn mâm bát cho ba mẹ con như mọi khi, hôm nay có thêm bát canh nghi ngút khói. Chị múc đưa tôi một bát và bảo hai mẹ con tôi ăn thử đi ngon lắm. Trời ơi thú thật từ lúc chị mới múc canh lên, tôi đã muốn nôn vì cái mùi tanh tanh của nó. Nay chị cho bát canh, tôi nể chị quá nên múc ra hai thìa bỏ vào bát con, nói:“em cảm ơn chị. em nếm thôi, còn thì chị và các cháu ăn đi”, và tôi đưa lên miệng nếm thật, lúc này thì mùi vị thật sự của nó còn kinh khủng hơn nhiều, tôi thấy đăng đắng nơi cổ họng, không hiểu đó là canh mặn đắng hay cái đắng nghẹn ngào mà tôi đã phải dấu đi những dòng nước mắt nhỏ xuống? biết đâu chả vì thế mà canh loãng ra đỡ mặn hơn?
Chúng tôi sơ tán tại nơi này tạm ổn. Con gái tôi đã biết đi, cứ lang thang vào các ngõ mà chẳng sợ gì, tôi phải theo trốn nấp xem con đi đâu. Vào chơi nhà dân, ai cho sắn khoai gì ăn tất một cách ngon lành, rất dễ chịu, không bao giờ quấy khóc. Mỗi ngày bé ị một lần thành lệ, chỉ việc xi ngay xuống đám đất quanh khóm tre làng hoặc cây cối gì đấy là chó đi theo sơi hết luôn gọn ghẽ, mẹ bé đỡ phải dọn chỉ việc lau rửa cho bé thôi.
Thế rồi ngày 13/1/1973, nghe tin hiệp định Paris được ký tắt, không khí như trùng hẳn lại. Chúng tôi vui mừng và thở phào nhẹ nhõm. Tới ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao hai bên tham dự Hội nghị Paris, thì chúng tôi biết chắc rằng mình không còn sơ tán ở nơi đây nữa. Cùng là chuẩn bị đi một quãng đường xa, nhưng tâm trạng khác hẳn lúc trước. Ngày trở về trường máy tính, tôi đã gửi con gái theo các bác đi xe cơ quan về, còn tôi vẫn đi xe đạp một mình.
Về đến nơi, tìm đón con xong là yên ổn. Các bác kể con gái tôi luôn nhớn nhác và khóc gọi mẹ, mặc dù cùng đi trong xe có bao nhiêu bạn nhỏ cùng trang lứa. Mới về tạm thời tôi báo cơm ăn tập thể như cũ, hồi ấy ăn cơm toàn độn với ngô xay vàng óng. Thế mà, lúc lấy cơm mang về, tôi nhai cho bé, bé ăn hết cả xuất cơm luôn. Động tác nhai cơm này là tôi học được của bà con nơi sơ tán. Nghĩ thấy hơi mất vệ sinh nhưng thật là tiện. Tôi không ngờ ranh con ăn khỏe thế. Nhưng chỉ có bữa ấy thôi, chứ thi thoảng mới dám cho ăn một ít, bởi cháu vẫn được mẹ cho ăn riêng thức ăn bồi dưỡng rồi.
Sáng ra, tin gì đến sẽ đến. Khủng khiếp làm sao… phố Khâm Thiên bị bom trải thảm rồi!. Tôi cuồng lên, cậu chồng tôi làm việc tại Tổng công ty xăng dầu số 1 Khâm Thiên, tôi biết tìm cậu ở đâu bây giờ? Chỉ còn một cách thôi, ý nghĩ chợt lóe lên là thế, mẹ con tôi phải liều mạng về ngay Hà Nội, bom mới thả xong, hôm nay chúng không thể thả thêm được, mà có thả nữa tôi cũng không sợ. Tôi chẳng có bụng dạ và can đảm nào để gửi ai trông hộ con mà về một mình cho được. Thế là tôi vội vã cho con ăn và mang theo một ít dự phòng, rồi dúi vào túi vài cái quần cái tã, mặc quần áo ấm cho bé, đem sẵn áo mưa, trùm chăn buông màn rủ xung quanh ghế đèo rồi lên đường, và đi như đi trốn, không báo cáo ai, không tâm sự kể lể gì với ai. Con gái ơi, con chịu khó đi cùng mẹ, mẹ con mình có nhau con nhé; chúng ta phải đi tìm ông cậu con có hiểu không?Tôi đạp xe không biết mệt là gì, ngược gió xuôi gió cứ đạp vù vù, sức mạnh ở đâu tăng lên gấp bội. Một lát sau trời mưa phùn, vẫn cái rét mùa đông, mẹ con tôi đâu có sợ gì, đã quá quen rồi. Con gái có buồn ngủ, con cứ chịu khó gật gù thôi, mẹ buộc chắc lắm rồi, không có gì phải dừng lại cả.
Sắp đến Hà Nội, cái vắng lặng hôm nay giống hệt cái vắng lặng của mấy lần trước nhưng sao thấy căng thẳng quá thế. Đúng như tôi dự đoán, hôm nay không thể có bom có đạn gì được. Hà Nội nói chung và Khâm Thiên nói riêng người dân lành đang ngã xuống dưới làn bom hủy diệt man rợ của kẻ thù. Đây rồi, hai dãy phố bên ngoài đường Khâm Thiên hiện ra, hầu như còn nguyên vẹn, nhưng ngay phía đằng sau là đổ nát tan hoang. Vẫn còn đây những cánh cửa ghi chằng chịt lời nhắn nhủ giống như con phố nhà tôi hôm nào, nhưng không phải chỉ có thế, thi thoảng có áo quan màu đỏ nằm dài bên vệ đường, hoặc thò ra đầu áo quan từ một ngách ngõ. Những đám người khóc than vật vã. Những đôi mắt ngầu đỏ. Và đằng phía sau mặt phố kia, có phải là những tấm lưng cúi lom khom, những đôi tay yếu ớt đang ra sức đào bới kiếm tìm không? Tôi cảm thấy như mình nghẹt thở. Tôi không còn tâm trí nào hỏi xem con ngủ hay thức, không cần biết gì hết, không dám nhìn nghiêng sang hai bên dãy phố nữa, đạp thẳng đến cái đích của tôi là số 1 Khâm Thiên kia. Tôi xuống xe, người run lên. Tôi tìm đến một chú bảo vệ đứng gần đó, nét mặt chú rất buồn. Tôi lắp bắp nói không ra hơi:
-...Chú ơi! chú chú … cho cháu hỏi thăm với…
- Sao nào chị có việc gì cần hỏi cứ hỏi đi-chú nhìn tôi vẻ quan tâm.
- Cháu có cậu tên là Lê Hân, làm ở Tổng công ty đây, cậu cháu đêm qua có việc gì không chú?
- Ông Lê Hân là người nhà của chị hả? May cho ông ấy, ông đã sơ tán rời khỏi cơ quan từ chiều tối hôm qua rồi, trước khi giặc ném bom, chỉ còn một số cán bộ khác ở lại thì bị thôi chị ạ.
- Dạ cháu cảm ơn chú ạ. Cháu chào chú.
Tôi thấy như lồng ngực muốn vỡ tung, chẳng dám hỏi thăm về những đau thương mất mát của cơ quan cậu, chẳng dám hỏi kĩ xem cậu đang ở đâu. Tôi dắt xe trở ra, và chợt nhớ phải về tiếp chợ Trời để chứng kiến tận mắt, người thân của mình không ở lại Hà Nội, hoặc bỗng dưng có ai về thì không bị làm sao cả.
Đúng như dự đoán, phố xá nhà tôi yên ắng đến rợn người, nhưng ở đây không có tang tóc, không có bom đạn. Cửa nhà tôi và nhà bố tôi đều khóa trái. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lục tục mở khóa vào nhà, lấy đồ ăn cho con, còn mình thì chả có gì ăn, nhưng không đói. Xong đâu đấy, hai mẹ con hì hục đạp xe trở về nơi sơ tán, sau một chuyến đi căng thẳng là chính chứ không hề cảm thấy gian khổ mệt mỏi nhọc nhằn.
Trước tình hình đó, cơ quan tiếp tục sơ tán xa hơn. Thế là chúng tôi lại khăn gói ra đi. Lần này có xe chở đồ đạc, và có thể chở cả người nữa nhưng tôi chỉ gửi chăn và đồ đạc lỉnh kỉnh, còn tự mình đèo con gái với chiếc xe đạp của bố MQ, tại vì tôi say xe lắm và người rất yếu. Hôm ấy trời thật lạnh, đi giữa đường thì mưa phùn. May có bốn cái cọc cậu làm nên tôi có thể quấn khăn bông cho bé và trùm áo mưa ra hẳn ngoài cái ghế đèo, nên con không ướt, nhưng vì lạnh quá nên môi bé tím ngắt. Dọc đường, tôi dạy con tập nói, bập bẹ hai tiếng một: “mẹ ơi, bố ơi, bà ơi, ông ơi, gà ơi, bò ơi, dép ơi, bát ơi” nghĩa là bất cứ cái gì có thể “ơi” được. Một lúc sau thấy im im, tôi phải dừng xe để kiểm tra. Thì ra bé mệt quá đang ngủ gật. Tôi nghỉ một lúc chẳng đi nữa, phần vì ngại bé lắc lư ngoẹo đầu ngoẹo cổ, phần vì ngẩn ngơ nhìn theo mấy chiếc xe, lại mấy chiếc xe bộ đội vụt qua. Các anh trên xe vẫy rối rít: “hai mẹ con lên đây em ơi!”. Ôi giá như là MQ gọi nhỉ, thì có say xe đến thế nào hai mẹ con cũng phải ào lên, đằng này…Tôi đành giơ tay vẫy vẫy chào tạm biệt, chả nói được lời nào.
Lên đến nơi, chúng tôi ở nhờ nhà dân. Hai mẹ con tôi được phân vào một gia đình có ba mẹ con. Chị chủ nhà hơn tôi chừng dăm tuổi, hai bé con một cháu trai 5 tuổi, một cháu gái 3 tuổi. Chồng chị đi bộ đội không có nhà. Hai đứa trẻ lớn rồi trời lạnh thế mà vẫn cởi chuồng, chạy lêu têu trên đường làng suốt ngày. Chúng có đôi mắt to tròn rất đẹp, lông mi cong vút. Nhà nghèo lắm, tuyềnh toàng. Buổi tối ăn cơm thì chị quẳng cái mẹt ra giữa sân, bỏ vào ba cái bát một đôi đũa hai cái thìa, đặt nồi cơm độn sắn khô, và một cái đĩa đựng ít hạt muối trắng.Chỉ vậy thôi, tịnh không có chút rau nào nói gì thức ăn khác. Không phải thắp đèn, vì hôm đó trời sáng trăng. Mà có tối trăng thì cũng chả cần gì đèn, có gì đâu mà gắp? Tôi nhìn ba mẹ con ăn cơm mà lặng người. Thì ra mẹ con chị (và dân ở đây nói chung chăng?) còn khổ hơn mình nhiều nữa!
Chúng tôi luân phiên làm cấp dưỡng, nấu cơm tập thể rồi chia xuất mang về nhà ăn, với món ăn chiến lược là cá mắm. Cá mặn lắm, nhưng trời lạnh mùa đông nên ăn thấy được cơm! Chúng tôi chặt bỏ đầu, ném vào nước gạo cho nhà chủ nuôi lợn. Lúc ăn cơm, tôi để phần hai bé nhà chủ một ít cá mắm, vì thấy chúng có vẻ thích. Một hôm, chị chủ nhà hỏi tôi chuyện nấu cơm nhà bếp, chị ngỏ ý hôm nào đến lượt làm cấp dưỡng, nhờ tôi xin về cho chị ít đầu cá. Tôi nhận lời ngay và còn sốt sắng “chưa đến lượt em, em nhờ bạn em được mà chị”, rồi chiều hôm ấy tôi mang về cho chị một đám đầu cá mắm. Chị cất đi cẩn thận, rồi mang một ít ra nấu canh với nửa quả bầu. Chị cứ để nguyên mấy đầu cá bẩn, mang cá đầy đất sạn chỉ rửa qua bên ngoài rồi cứ thế đun với nước lã, băm bầu nhỏ bỏ vào. Xong, chị dọn mâm bát cho ba mẹ con như mọi khi, hôm nay có thêm bát canh nghi ngút khói. Chị múc đưa tôi một bát và bảo hai mẹ con tôi ăn thử đi ngon lắm. Trời ơi thú thật từ lúc chị mới múc canh lên, tôi đã muốn nôn vì cái mùi tanh tanh của nó. Nay chị cho bát canh, tôi nể chị quá nên múc ra hai thìa bỏ vào bát con, nói:“em cảm ơn chị. em nếm thôi, còn thì chị và các cháu ăn đi”, và tôi đưa lên miệng nếm thật, lúc này thì mùi vị thật sự của nó còn kinh khủng hơn nhiều, tôi thấy đăng đắng nơi cổ họng, không hiểu đó là canh mặn đắng hay cái đắng nghẹn ngào mà tôi đã phải dấu đi những dòng nước mắt nhỏ xuống? biết đâu chả vì thế mà canh loãng ra đỡ mặn hơn?
Chúng tôi sơ tán tại nơi này tạm ổn. Con gái tôi đã biết đi, cứ lang thang vào các ngõ mà chẳng sợ gì, tôi phải theo trốn nấp xem con đi đâu. Vào chơi nhà dân, ai cho sắn khoai gì ăn tất một cách ngon lành, rất dễ chịu, không bao giờ quấy khóc. Mỗi ngày bé ị một lần thành lệ, chỉ việc xi ngay xuống đám đất quanh khóm tre làng hoặc cây cối gì đấy là chó đi theo sơi hết luôn gọn ghẽ, mẹ bé đỡ phải dọn chỉ việc lau rửa cho bé thôi.
Thế rồi ngày 13/1/1973, nghe tin hiệp định Paris được ký tắt, không khí như trùng hẳn lại. Chúng tôi vui mừng và thở phào nhẹ nhõm. Tới ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao hai bên tham dự Hội nghị Paris, thì chúng tôi biết chắc rằng mình không còn sơ tán ở nơi đây nữa. Cùng là chuẩn bị đi một quãng đường xa, nhưng tâm trạng khác hẳn lúc trước. Ngày trở về trường máy tính, tôi đã gửi con gái theo các bác đi xe cơ quan về, còn tôi vẫn đi xe đạp một mình.
Về đến nơi, tìm đón con xong là yên ổn. Các bác kể con gái tôi luôn nhớn nhác và khóc gọi mẹ, mặc dù cùng đi trong xe có bao nhiêu bạn nhỏ cùng trang lứa. Mới về tạm thời tôi báo cơm ăn tập thể như cũ, hồi ấy ăn cơm toàn độn với ngô xay vàng óng. Thế mà, lúc lấy cơm mang về, tôi nhai cho bé, bé ăn hết cả xuất cơm luôn. Động tác nhai cơm này là tôi học được của bà con nơi sơ tán. Nghĩ thấy hơi mất vệ sinh nhưng thật là tiện. Tôi không ngờ ranh con ăn khỏe thế. Nhưng chỉ có bữa ấy thôi, chứ thi thoảng mới dám cho ăn một ít, bởi cháu vẫn được mẹ cho ăn riêng thức ăn bồi dưỡng rồi.
Trích hồi ký : NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét