Gắng lên nào
Anh Quy trưởng phòng một hôm gặp tôi nói chuyện riêng thật dài. Anh tỏ ý ái ngại tôi chăm chỉ làm việc, năng suất cao, chất lượng tốt, mà không được đi học nước ngoài như mọi người, dù chỉ là học ngắn ngày về máy. Anh giải thích, giải thích hoài. Tôi phải xin lỗi và ngắt lời anh, rằng anh đừng ái ngại gì cho tôi cả, vì tôi đã xác định rõ lắm rồi. Tôi hiểu chuyện lí lịch, tôi biết rằng mọi chuyện đều mang tính lịch sử từng giai đoạn thời kì. Tôi vẫn cố gắng đấy thôi, chỉ có điều nếu ngày mai, hay đến một ngày nào đó, tôi không còn tốt như hôm nay tôi đang là như thế, thì anh hãy hiểu cho, đấy là tôi bị thay đổi, tôi xấu đi, chứ tuyệt nhiên sẽ không bao giờ tôi xấu đi là bởi tôi không được đi nước ngoài, tôi không được cơ quan bồi dưỡng, đào tạo chi cả. Chuyện loanh quanh một hồi, anh mới bảo, anh có ý định để tôi làm hồ sơ đi thi nghiên cứu sinh, nhưng không biết tôi có chịu đi thi không. Hai bạn nam sau tôi thì đều từ chối khi được hỏi đến. Ngày đó thi hình như rất khó. Tôi hơi cuống, hai bạn nam kia còn son rỗi chưa vợ con gì, mà không đi, vậy tôi sẽ vừa nuôi con mọn thế này vừa lăn lộn học rồi biết thi có đậu không. Chỉ một thoáng trăn trở vậy thôi, tôi trở lại với mình, thì học, thì thi, sợ cái gì nào. Ơ…ơ …nhưng mà, tôi vội quên ư cái ông tổ chức nào ngày xưa chả bảo tôi không thể được đi nghiên cứu sinh vì lí lịch đấy thôi? Sao bây giờ anh Quy lại bảo cho tôi đi thi? Anh muốn thử xem gan tôi có to không à? Hay anh thử cho tôi đi, rồi biết chắc tôi không dám đi thi, và thế là xong một việc, đấy nhé,cơ quan quan tâm đủ kiểu nhưng tại cô từ chối, tại cô không dám. Thật tội nghiệp có những lúc tôi cứ có ác ý thế, với Sếp, người đã bảo đảm với tổ chức “dám” nhận tôi về làm việc tại cơ quan này. Tôi đành bộc lộ thẳng thắn, “Cảm ơn anh thật nhiều đã quan tâm đến em. Em sẽ làm hồ sơ, sẽ ôn thi và đi thi, nhưng anh thử hỏi kĩ xem, liệu tổ chức có duyệt cho em đi không chứ? Đi học có mấy tháng mà họ còn ngại không cho em đi, thì làm sao đi thi để lỡ ra đỗ, em ra nước ngoài những ba bốn năm liền cơ ạ?” Anh Quy nghe thế gạt đi và bảo đó là trách nhiệm của anh, anh sẽ thuyết phục tổ chức để cho tôi làm, chỉ cần tôi chịu là được. Thấy thái độ anh kiên quyết, tôi cảm thấy nhẹ lòng, và thực sự tôi phải quyết định một cách nghiêm túc, tôi sẽ đi thi. Tôi phải khắc phục khó khăn về gia đình. MQ không về thường xuyên nhưng bao giờ MQ cũng là chỗ dựa của tôi thật mạnh mẽ về tinh thần. Cùng lắm là mỗi tuần, tôi sẽ nhờ MQ quên “chuyện khác” (!) và chỉ để thời gian trả lời những câu hỏi của tôi về Toán thôi, giúp tôi ôn thi. Sẽ không có chuyện gì là đùa cợt nữa cả. Xong, vậy là tôi lên Vụ tổ chức mượn học bạ trong hồ sơ để sao y bản chính, rồi làm một số giấy tờ khác nữa hoàn tất theo chỉ dẫn của trưởng phòng. Ít lâu sau, tôi quên đi chuyện đó, vì quá bận với “việc nhà việc nước”, thì một hôm, anh Quy gọi tôi, anh buồn rầu bảo, tóm lại là tôi không được duyệt, vẫn vì chuyện lí lịch thôi. Anh chẳng làm sao thuyết phục được mặc dù đã rất cố gắng. Tôi, lúc này thành người an ủi anh chứ không phải anh an ủi tôi:”Em đã hình dung vậy rồi mà, em “can” mà anh không nghe em, thôi không sao đâu anh, em hứa sẽ vui vẻ và càng tích cực công tác hơn anh ạ. Dù sao em cảm ơn anh nhiều lắm”. Tưởng thế là thôi, nào ngờ anh Quy còn hỏi tiếp tôi, “mình có cái khó này Thư ạ. Nếu anh em trong đơn vị hỏi sao để Thư làm hồ sơ rồi mà không cho Thư đi thi thì mình phải trả lời thế nào đây?” Ôi tưởng gì chứ thế đơn giản quá. Tôi trả lời chân tình, “sao mà khó hả anh? Có thế nào anh cứ nói thế. Anh cứ giải thích đúng với thực chất, đó là cho em làm hồ sơ rồi nhưng em không được duyệt vì lí lịch em không đủ tiêu chuẩn, hay nói trắng ra là lí lịch gia đình em xấu. Em không ngại gì thì sao anh phải ngại chứ ạ?”.Anh vẫn tỏ ra lúng túng và bảo, “thôi việc này Thư cứ để mình lo, mình sẽ nghĩ kĩ xem nên giải thích như thế nào”. Phức tạp quá đi mất, bây giờ nghĩ lại, quả là tôi cứ “thật đến mức khó chịu”, thế thôi.
Thực ra, qua chuyện này, tôi chả buồn nản gì, chỉ thấy hơi bực mình vì, hóa ra cái ông tổ chức ngày xưa nói như đinh đóng cột về tương lai của tôi, điều mà tôi nghĩ ông ta quá hồ đồ, bây giờ cứ đúng mới khó chịu chứ. Có điều hơi vui là thôi cứ yên chí đi làm nuôi con đón tiễn chồng cuối tuần, đỡ phải lăn lê bò toài lục lại mấy cái lí thuyết bài tập dẩm dít Toán Tiếc kia nữa, để chỉ nhớ rằng đã có những phút giây can đảm, mụ đàn bà “điếc không sợ súng” này đã quyết định thi nghiên cứu sinh cơ đấy; và không phải bắt tội chồng quên “chuyện khác” để giúp mình ôn tập nữa.
Tôi kể chuyện với chồng. Anh an ủi tôi và thông cảm. Anh nhắc lại rằng không cần suy nghĩ gì phức tạp quá, và đừng tự suy diễn , bản thân mình sẽ khổ trong khi cuộc sống đã vất vả và phải chịu đựng quá nhiều rồi. Tôi thấy MQ nói đúng, nhưng thực tế, nhiều khi tôi không tự vượt qua được chính mình. Tôi rất hay suy diễn, buồn bực mà không nói ra. Chúng tôi rất yêu nhau, nhưng ngày đó, không phải hoàn toàn suôn sẻ. Tôi hay tủi thân, nghĩ phức tạp, hay kiếm cớ để giận dỗi MQ. Trong những lần như thế, bao giờ MQ cũng là người làm lành trước, bất kể tôi đúng hay sai. Có thể, một phần vì tính MQ suy nghĩ đơn giản, lạc quan, một phần vì MQ thương tôi. Nhưng đặc biệt, mỗi lần tôi khóc, MQ thường chỉ dỗ qua quít, sau đó thì mặc kệ, khiến tôi thấy buồn, ấm ức và khó chịu lắm, mà chả biết làm thế nào. Tôi không bao giờ hỏi MQ về nguồn cơn của điều đó, nên không biết MQ nghĩ những gì. Tôi không nhớ mình có tâm sự gì không với Hiền, bạn gái thân, mà có một lần Hiền viết cho MQ mấy dòng đại ý thế này:”MQ đã nói, đã làm, những điều đúng chứ không sai, nhưng giá như MQ làm khác đi một chút, nói khác đi một chút-vẫn đúng- mà Thư thấy đỡ khổ hơn thì MQ nên thay đổi”. Đấy là một khía cạnh hơi “trục trặc” trong cuộc sống tình cảm và chia sẻ của vợ chồng tôi. Nhưng nhìn về một khía cạnh khác, tôi phải thừa nhận rằng, sự yếu đuối của tôi đã bớt dần theo thời gian, tôi cảm thấy MQ là một chỗ dựa vững vàng của mình, nhất là những lúc khó khăn cùng cực, kể cả khi MQ vắng nhà chứ không nhất thiết phải hiện diện bên tôi.
Con trai tôi đã ổn định đường tiêu hóa. Cháu ngoan, ở nhà với bà để mẹ đi làm. Vì cháu còn bú nên tôi chỉ đi công tác sang phòng máy Hà Nội và Hà Đông rồi về ngay trong ngày. Ngày ấy, không nhớ nhà trẻ gần khu tôi chưa nhận các cháu ba tuổi hay sao mà tôi phải gửi con gái lớn ở khá xa. Một hôm tình cờ tôi ghé vào một con ngõ nhỏ của phố Khâm Thiên, thấy có nhà trẻ thế là hỏi gửi luôn, và được biết họ chỉ trông trẻ thôi chứ ăn uống thì gia đình tự lo. Thế là sáng ra, hai mẹ con mỗi người một cặp lồng. Cặp lồng của cháu có khi là một ít cơm với vài miếng thịt tem phiếu, có khi chỉ vài củ khoai lang, một bắp ngô luộc. Họa hoằn lắm mới có một quả trứng gà luộc. Buổi trưa, mỗi cháu tự ăn đồ của mình, rồi nằm co ro ngay trên bàn học. Mùa đông, lớp có mấy cái chăn chiên mỏng thôi. Tôi mang đến thêm cho cháu cái khăn bông dày to nhưng làm sao đủ ấm được. Nhớ lại buổi sáng đầu tiên đưa bé vào lớp, bé khóc thét chạy ra đuổi theo mẹ. Tôi chạy rất nhanh và nấp vào một góc khuất. Con ra không thấy mẹ đâu ngó quanh khóc gọi mẹ ơi. Tôi thắt cả ruột gan, nhưng phải giả đò không biết, kiên nhẫn đợi cô giáo ra dắt cháu vào lớp, rồi tôi lặng lẽ đi làm. Có buổi trưa tôi lẻn về nhà trẻ, nấp nhìn trộm xem con tự ăn thế nào và nằm ngủ ra sao. Tôi chỉ muốn chạy ào vào ôm lấy con nhất là những ngày giá rét, nhưng không thể. Tôi không khóc như lúc này đang viết, nhưng tôi thương con quá chừng. Tôi lại nhủ thầm phải cứng rắn hơn lên, phải vui vẻ như bố MQ của cháu ấy thì mới sống được thanh thản (trời đất ạ…). Cháu hơn ba tuổi đã bụ bẫm, lớn, hơn các bạn cùng lứa. Về sau cháu quen, đến lớp học, các anh chừng 4, 5 tuổi chạy quanh bảo, “em Hoa đến rồi, ôi béo quá, ôi trắng quá”. Tôi không nhịn được cười và dỗ cháu, “đấy các anh yêu con, quí con, mừng con đã đến này, con chạy xuống vào lớp chào cô và chơi với các anh các bạn nhé”. Cháu hơi ngượng rồi chào mẹ và tung tăng đi vào lớp nên tôi thấy yên tâm hơn.
Buổi chiều sau giờ làm, tôi về nhà trẻ đón con thì trời đã sẩm tối. Có khi rẽ vào xếp hàng mua thực phẩm theo tem phiếu thì xin ưu tiên mua trước vì có con nhỏ, nghĩ tội nghiệp quá, mà những lúc như thế thịt chỉ còn “rọi long” thôi. Về nhà, bà me đã nấu cơm cho rồi. Vệ sinh qua loa, cho con trai bú, ăn uống xong phải đến hơn tám giờ tối. Sau khi dỗ các con ngủ, tôi phải làm thêm, không dám bật điện cả nhà thức giấc, chỉ vặn ngọn đèn dầu ngồi ngay trong giường gói mực thuê. Nghĩa là nhận của người ta những kg bột mực tím (pha mực viết cho học trò), rồi chia ra thành hàng trăm hàng ngàn gói mực nhỏ, bọc vào những mảnh giấy báo. Làm quen thì xúc có cữ, theo cái thìa con. Lẩn mẩn thế phải 1, 2 giờ sáng mới đi ngủ, người mỏi nhừ, lưng đau còn hơn bây giờ về già bị đau. Nếu không gói mực thì bóc lạc thuê, khâu áo len- nhận các mảnh người ta đan rồi, khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sáng ra 5 giờ sáng tôi đã dạy, rang cơm ăn sáng, nấu cơm chuẩn bị đồ ăn mang đi, chuẩn bị sữa hoặc để sẵn các thứ bà nấu cháo cho bé Tuấn. Ở nhà thì bà ủ cơm cho nóng rồi trưa ăn.
Được cái là tôi quen làm nhiều việc từ nhỏ nên lúc này, bận rộn nhưng không cảm thấy mệt nhọc ngại ngần. Mà có rỗi cũng chả ngủ được, bệnh đau đầu còn tăng hơn, nên liên miên việc này việc kia lại hóa may. MQ luôn than thở rằng MQ “vô tích sự” quá, chả biết làm gì giúp đỡ vợ con. Tôi phải lí sự đủ kiểu để MQ an lòng, nào là MQ bận dạy học này, lương cao hơn lương tôi này và không dám tiêu gì cho mình, trừ những khoản bắt buộc ở đơn vị (tiền ăn tập thể, chi phí sinh hoạt tối thiểu), MQ đều đưa hết lương cho tôi còn gì nữa. Đấy là chưa kể, hàng năm nhận được trang phục quần áo bộ đội, chúng tôi túng tiền quá dắt nhau lên đường Nam bộ, len lén bán đi khi thì bộ quần áo mùa đông, khi thì cái áo mùa hè, rồi cả đến cái quần đùi rộng lùng thùng đều bán nốt, MQ chỉ mặc mãi mấy cái quần cũ thôi. Đi bán thế xấu hổ lắm, người ta trả bao nhiêu là bán ngay không dám kêu ca đòi hỏi gì. Đấy là chỗ buôn bán quần áo bộ đội mà. Nghĩ cho cùng, chúng tôi còn sướng chán, bao nhiêu người khổ hơn chúng tôi nhiều, còn chả có công ăn việc làm, chả có cơm ăn áo mặc thì sao.
Từ ngày thôi sơ tán, trở về Hà Nội, thi thoảng bà nội lên thăm cháu. Tôi vẫn mua cau trầu vỏ và luộc ốc vặn như ngày trước, má thích lắm. Còn tôi thì thích cái thích của má. Biết má thích ăn riêu cá nữa, tôi ra chợ tìm mua con cá mè thật lớn. Đối với chúng tôi lúc đó, cá hơn 1kg là lớn lắm rồi. (chỉ tìm cá mè thôi chứ cá khác đắt lắm). Mang về, má vừa ngạc nhiên vừa xuýt xoa: “sao con mua làm chi cá bự zậy, tốn tiền quá ha?” Tôi kể với má: “Má ơi tưởng vậy thôi, vì ít người mua, nên cá to giá không đắt hơn cá bé bao nhiêu, mà cá to thì ngon hơn và đỡ tanh má ạ” Thế là, sau khi làm cá sạch sẽ, tôi lấy mấy khúc giữa rán lên chấm nước mắm tiêu, đầu đuôi thì nấu riêu kiểu miền Bắc, ăn với ít rau sống, má khen ngon lắm. Vào những dịp này, me tôi mới được ăn cá to, tội nghiệp thế đấy, vì tôi chỉ hay mua cá mè bề ngang bằng ba ngón tay gầy guộc của tôi, về mổ ra rửa sạch lớp màng đen, thái nhỏ lá xương sông bỏ vào bụng cá để khử tanh, rán qua một tị rồi kho cà chua hoặc kho tương thôi mà. Má lên chơi với mẹ con bà cháu tôi, vui lắm và đầm ấm. Me tôi quí má và ngược lại, má quí me tôi, mặc dù giọng nói và phong tục tập quán có khác nhau.
Vậy có thể nói cuộc sống cứ êm ả trôi đi, và chúng tôi thực sự hạnh phúc. Chủ nhật, thi thoảng vợ chồng con cái dắt nhau đến mấy nhà họ hàng bên nội, có khi được ăn những bữa cơm thật ngon vì nhà cô, nhà dì có tiêu chuẩn cao hơn, lại quí cháu, nhịn miệng thết khách nữa. Tôi dần quen với phong tục tập quán bên nhà chồng, như ngày giỗ ba chồng tôi, làm tại nhà cô là em họ ba, cả má tôi và cậu Lê Hân cùng về. Vừa thắp mấy nén hương và để mâm cỗ lên bàn cúng, thì cậu đã bảo thôi nào dọn xuống ăn đi. Rồi khi ngồi vào mâm, chả ai mời ai, cứ thế ăn uống vui vẻ hỉ hả. Lúc đầu tôi ngạc nhiên lắm, và khó chịu. Nói thế thôi, chứ nhớ hồi trẻ con, tôi rất ngại mời, cứ dựa theo các chị mà à à hùa theo chứ có mời rõ ràng ai đâu, mời xong lâu khiếp lên được. Cái gì mà chả quen, quen thấy bình thường, về sau còn thích thú là đằng khác, là không phải mời ai cả!!! Chả cứ cúng giỗ, cách nói năng cũng lạ. MQ mang cái gì về biếu bố mẹ tôi thì MQ bảo “con cho me này”, “con mang cái này về cho bố” rồi đưa. Tôi tức quá lườm nháy (ghê gớm không) mà MQ chả hiểu, cứ tươi cười phớ lớ. Thời gian đầu, bố mẹ tôi rất bực mình, nhưng về sau nhận ra đó là cách thể hiện thôi, chả giận chả bắt bẻ gì nữa, thế là xong. Các con tôi lớn dần lên, khi có bà me, có mẹ thì bị bắt mời cơm, rồi khi có bố lại tự nhiên như không, dần dà quanh quẩn bọn trẻ chả mời nữa. Đến tận bây giờ, nhiều lúc tôi chả biết mình vui hay buồn về thói quen đó.
Thực ra, qua chuyện này, tôi chả buồn nản gì, chỉ thấy hơi bực mình vì, hóa ra cái ông tổ chức ngày xưa nói như đinh đóng cột về tương lai của tôi, điều mà tôi nghĩ ông ta quá hồ đồ, bây giờ cứ đúng mới khó chịu chứ. Có điều hơi vui là thôi cứ yên chí đi làm nuôi con đón tiễn chồng cuối tuần, đỡ phải lăn lê bò toài lục lại mấy cái lí thuyết bài tập dẩm dít Toán Tiếc kia nữa, để chỉ nhớ rằng đã có những phút giây can đảm, mụ đàn bà “điếc không sợ súng” này đã quyết định thi nghiên cứu sinh cơ đấy; và không phải bắt tội chồng quên “chuyện khác” để giúp mình ôn tập nữa.
Tôi kể chuyện với chồng. Anh an ủi tôi và thông cảm. Anh nhắc lại rằng không cần suy nghĩ gì phức tạp quá, và đừng tự suy diễn , bản thân mình sẽ khổ trong khi cuộc sống đã vất vả và phải chịu đựng quá nhiều rồi. Tôi thấy MQ nói đúng, nhưng thực tế, nhiều khi tôi không tự vượt qua được chính mình. Tôi rất hay suy diễn, buồn bực mà không nói ra. Chúng tôi rất yêu nhau, nhưng ngày đó, không phải hoàn toàn suôn sẻ. Tôi hay tủi thân, nghĩ phức tạp, hay kiếm cớ để giận dỗi MQ. Trong những lần như thế, bao giờ MQ cũng là người làm lành trước, bất kể tôi đúng hay sai. Có thể, một phần vì tính MQ suy nghĩ đơn giản, lạc quan, một phần vì MQ thương tôi. Nhưng đặc biệt, mỗi lần tôi khóc, MQ thường chỉ dỗ qua quít, sau đó thì mặc kệ, khiến tôi thấy buồn, ấm ức và khó chịu lắm, mà chả biết làm thế nào. Tôi không bao giờ hỏi MQ về nguồn cơn của điều đó, nên không biết MQ nghĩ những gì. Tôi không nhớ mình có tâm sự gì không với Hiền, bạn gái thân, mà có một lần Hiền viết cho MQ mấy dòng đại ý thế này:”MQ đã nói, đã làm, những điều đúng chứ không sai, nhưng giá như MQ làm khác đi một chút, nói khác đi một chút-vẫn đúng- mà Thư thấy đỡ khổ hơn thì MQ nên thay đổi”. Đấy là một khía cạnh hơi “trục trặc” trong cuộc sống tình cảm và chia sẻ của vợ chồng tôi. Nhưng nhìn về một khía cạnh khác, tôi phải thừa nhận rằng, sự yếu đuối của tôi đã bớt dần theo thời gian, tôi cảm thấy MQ là một chỗ dựa vững vàng của mình, nhất là những lúc khó khăn cùng cực, kể cả khi MQ vắng nhà chứ không nhất thiết phải hiện diện bên tôi.
Con trai tôi đã ổn định đường tiêu hóa. Cháu ngoan, ở nhà với bà để mẹ đi làm. Vì cháu còn bú nên tôi chỉ đi công tác sang phòng máy Hà Nội và Hà Đông rồi về ngay trong ngày. Ngày ấy, không nhớ nhà trẻ gần khu tôi chưa nhận các cháu ba tuổi hay sao mà tôi phải gửi con gái lớn ở khá xa. Một hôm tình cờ tôi ghé vào một con ngõ nhỏ của phố Khâm Thiên, thấy có nhà trẻ thế là hỏi gửi luôn, và được biết họ chỉ trông trẻ thôi chứ ăn uống thì gia đình tự lo. Thế là sáng ra, hai mẹ con mỗi người một cặp lồng. Cặp lồng của cháu có khi là một ít cơm với vài miếng thịt tem phiếu, có khi chỉ vài củ khoai lang, một bắp ngô luộc. Họa hoằn lắm mới có một quả trứng gà luộc. Buổi trưa, mỗi cháu tự ăn đồ của mình, rồi nằm co ro ngay trên bàn học. Mùa đông, lớp có mấy cái chăn chiên mỏng thôi. Tôi mang đến thêm cho cháu cái khăn bông dày to nhưng làm sao đủ ấm được. Nhớ lại buổi sáng đầu tiên đưa bé vào lớp, bé khóc thét chạy ra đuổi theo mẹ. Tôi chạy rất nhanh và nấp vào một góc khuất. Con ra không thấy mẹ đâu ngó quanh khóc gọi mẹ ơi. Tôi thắt cả ruột gan, nhưng phải giả đò không biết, kiên nhẫn đợi cô giáo ra dắt cháu vào lớp, rồi tôi lặng lẽ đi làm. Có buổi trưa tôi lẻn về nhà trẻ, nấp nhìn trộm xem con tự ăn thế nào và nằm ngủ ra sao. Tôi chỉ muốn chạy ào vào ôm lấy con nhất là những ngày giá rét, nhưng không thể. Tôi không khóc như lúc này đang viết, nhưng tôi thương con quá chừng. Tôi lại nhủ thầm phải cứng rắn hơn lên, phải vui vẻ như bố MQ của cháu ấy thì mới sống được thanh thản (trời đất ạ…). Cháu hơn ba tuổi đã bụ bẫm, lớn, hơn các bạn cùng lứa. Về sau cháu quen, đến lớp học, các anh chừng 4, 5 tuổi chạy quanh bảo, “em Hoa đến rồi, ôi béo quá, ôi trắng quá”. Tôi không nhịn được cười và dỗ cháu, “đấy các anh yêu con, quí con, mừng con đã đến này, con chạy xuống vào lớp chào cô và chơi với các anh các bạn nhé”. Cháu hơi ngượng rồi chào mẹ và tung tăng đi vào lớp nên tôi thấy yên tâm hơn.
Buổi chiều sau giờ làm, tôi về nhà trẻ đón con thì trời đã sẩm tối. Có khi rẽ vào xếp hàng mua thực phẩm theo tem phiếu thì xin ưu tiên mua trước vì có con nhỏ, nghĩ tội nghiệp quá, mà những lúc như thế thịt chỉ còn “rọi long” thôi. Về nhà, bà me đã nấu cơm cho rồi. Vệ sinh qua loa, cho con trai bú, ăn uống xong phải đến hơn tám giờ tối. Sau khi dỗ các con ngủ, tôi phải làm thêm, không dám bật điện cả nhà thức giấc, chỉ vặn ngọn đèn dầu ngồi ngay trong giường gói mực thuê. Nghĩa là nhận của người ta những kg bột mực tím (pha mực viết cho học trò), rồi chia ra thành hàng trăm hàng ngàn gói mực nhỏ, bọc vào những mảnh giấy báo. Làm quen thì xúc có cữ, theo cái thìa con. Lẩn mẩn thế phải 1, 2 giờ sáng mới đi ngủ, người mỏi nhừ, lưng đau còn hơn bây giờ về già bị đau. Nếu không gói mực thì bóc lạc thuê, khâu áo len- nhận các mảnh người ta đan rồi, khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sáng ra 5 giờ sáng tôi đã dạy, rang cơm ăn sáng, nấu cơm chuẩn bị đồ ăn mang đi, chuẩn bị sữa hoặc để sẵn các thứ bà nấu cháo cho bé Tuấn. Ở nhà thì bà ủ cơm cho nóng rồi trưa ăn.
Được cái là tôi quen làm nhiều việc từ nhỏ nên lúc này, bận rộn nhưng không cảm thấy mệt nhọc ngại ngần. Mà có rỗi cũng chả ngủ được, bệnh đau đầu còn tăng hơn, nên liên miên việc này việc kia lại hóa may. MQ luôn than thở rằng MQ “vô tích sự” quá, chả biết làm gì giúp đỡ vợ con. Tôi phải lí sự đủ kiểu để MQ an lòng, nào là MQ bận dạy học này, lương cao hơn lương tôi này và không dám tiêu gì cho mình, trừ những khoản bắt buộc ở đơn vị (tiền ăn tập thể, chi phí sinh hoạt tối thiểu), MQ đều đưa hết lương cho tôi còn gì nữa. Đấy là chưa kể, hàng năm nhận được trang phục quần áo bộ đội, chúng tôi túng tiền quá dắt nhau lên đường Nam bộ, len lén bán đi khi thì bộ quần áo mùa đông, khi thì cái áo mùa hè, rồi cả đến cái quần đùi rộng lùng thùng đều bán nốt, MQ chỉ mặc mãi mấy cái quần cũ thôi. Đi bán thế xấu hổ lắm, người ta trả bao nhiêu là bán ngay không dám kêu ca đòi hỏi gì. Đấy là chỗ buôn bán quần áo bộ đội mà. Nghĩ cho cùng, chúng tôi còn sướng chán, bao nhiêu người khổ hơn chúng tôi nhiều, còn chả có công ăn việc làm, chả có cơm ăn áo mặc thì sao.
Từ ngày thôi sơ tán, trở về Hà Nội, thi thoảng bà nội lên thăm cháu. Tôi vẫn mua cau trầu vỏ và luộc ốc vặn như ngày trước, má thích lắm. Còn tôi thì thích cái thích của má. Biết má thích ăn riêu cá nữa, tôi ra chợ tìm mua con cá mè thật lớn. Đối với chúng tôi lúc đó, cá hơn 1kg là lớn lắm rồi. (chỉ tìm cá mè thôi chứ cá khác đắt lắm). Mang về, má vừa ngạc nhiên vừa xuýt xoa: “sao con mua làm chi cá bự zậy, tốn tiền quá ha?” Tôi kể với má: “Má ơi tưởng vậy thôi, vì ít người mua, nên cá to giá không đắt hơn cá bé bao nhiêu, mà cá to thì ngon hơn và đỡ tanh má ạ” Thế là, sau khi làm cá sạch sẽ, tôi lấy mấy khúc giữa rán lên chấm nước mắm tiêu, đầu đuôi thì nấu riêu kiểu miền Bắc, ăn với ít rau sống, má khen ngon lắm. Vào những dịp này, me tôi mới được ăn cá to, tội nghiệp thế đấy, vì tôi chỉ hay mua cá mè bề ngang bằng ba ngón tay gầy guộc của tôi, về mổ ra rửa sạch lớp màng đen, thái nhỏ lá xương sông bỏ vào bụng cá để khử tanh, rán qua một tị rồi kho cà chua hoặc kho tương thôi mà. Má lên chơi với mẹ con bà cháu tôi, vui lắm và đầm ấm. Me tôi quí má và ngược lại, má quí me tôi, mặc dù giọng nói và phong tục tập quán có khác nhau.
Vậy có thể nói cuộc sống cứ êm ả trôi đi, và chúng tôi thực sự hạnh phúc. Chủ nhật, thi thoảng vợ chồng con cái dắt nhau đến mấy nhà họ hàng bên nội, có khi được ăn những bữa cơm thật ngon vì nhà cô, nhà dì có tiêu chuẩn cao hơn, lại quí cháu, nhịn miệng thết khách nữa. Tôi dần quen với phong tục tập quán bên nhà chồng, như ngày giỗ ba chồng tôi, làm tại nhà cô là em họ ba, cả má tôi và cậu Lê Hân cùng về. Vừa thắp mấy nén hương và để mâm cỗ lên bàn cúng, thì cậu đã bảo thôi nào dọn xuống ăn đi. Rồi khi ngồi vào mâm, chả ai mời ai, cứ thế ăn uống vui vẻ hỉ hả. Lúc đầu tôi ngạc nhiên lắm, và khó chịu. Nói thế thôi, chứ nhớ hồi trẻ con, tôi rất ngại mời, cứ dựa theo các chị mà à à hùa theo chứ có mời rõ ràng ai đâu, mời xong lâu khiếp lên được. Cái gì mà chả quen, quen thấy bình thường, về sau còn thích thú là đằng khác, là không phải mời ai cả!!! Chả cứ cúng giỗ, cách nói năng cũng lạ. MQ mang cái gì về biếu bố mẹ tôi thì MQ bảo “con cho me này”, “con mang cái này về cho bố” rồi đưa. Tôi tức quá lườm nháy (ghê gớm không) mà MQ chả hiểu, cứ tươi cười phớ lớ. Thời gian đầu, bố mẹ tôi rất bực mình, nhưng về sau nhận ra đó là cách thể hiện thôi, chả giận chả bắt bẻ gì nữa, thế là xong. Các con tôi lớn dần lên, khi có bà me, có mẹ thì bị bắt mời cơm, rồi khi có bố lại tự nhiên như không, dần dà quanh quẩn bọn trẻ chả mời nữa. Đến tận bây giờ, nhiều lúc tôi chả biết mình vui hay buồn về thói quen đó.
Trích Hồi ký NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét