Làm nhà và con gái lấy chồng
Sau mấy năm đi làm, con gái tôi đã gặp một “tình yêu sét đánh”. Chỉ sau một thời gian ngắn, hai đứa đã thành vợ thành chồng, đúng là duyên số thật. Lúc đang yêu nhau, chưa cưới, con gái tôi đã quyết định dùng toàn bộ số tiền mình có được do tích lũy, tiết kiệm, làm thêm khi còn ở Liên Xô và về đây làm ở công ty nước ngoài được trả lương cao, để mua nhà cho mẹ và các em. Hoa bảo: “Con không biết rồi cuộc đời sẽ thăng trầm ra sao, con muốn bà, mẹ và các em đỡ khổ, nên biếu mẹ toàn bộ số tiền con hiện có để mua nhà. Như thế con sẽ rất thanh thản kể cả khi con nghèo khó. Còn nếu để lại, một là con tiêu hết đi, hai là không tiêu mà biếu mẹ sau thì có thể có sự hiểu lầm là con dùng tiền của chồng, của gia đình nhà chồng mang về bên ngoại”. Hoa còn tâm tình cởi mở không giấu giếm với chồng chưa cưới về việc này. Tôi nghe con nói mà xúc động vô cùng. Sự xúc động ấy không nói được thành lời. Chỉ biết rằng từ đáy lòng mình, tôi biết ơn con gái, biết ơn MQ, và tôi xúc động không phải đơn thuần vì con đã trao cho tôi một tài sản lớn đầu đời của nó.
Rồi hai mẹ con đi tìm kiếm nhà, mãi mới được một chỗ ở đường Bạch Đằng, phía bờ sông Hồng. Cả nhà và đất rộng 80 m2. Nhà hai tầng mặt bằng chừng 50 m2, xây đơn giản, nhà vệ sinh ở cách riêng ngoài sân. Nhưng với chúng tôi, đó là ngôi nhà lí tưởng lắm. Tôi thăm mấy gian phòng rồi tự tưởng tượng xem me tôi ở phòng nào với tôi, chỗ nào cho chị em Hoa, cho Tuấn…Tôi và Hoa đều kết ngôi nhà này, nên người ta yêu cầu bao nhiêu cây vàng thì Hoa không kì kèo, coi như đồng ý ngay và chỉ xin lại một cây gọi là lộc. Nhà chủ bằng lòng. Hai bên thỏa thuận nhanh chóng vui vẻ. Bà chủ nhà hẹn ngày đặt cọc ba cây vàng, và từng bước làm giấy tờ. Mẹ con tôi cẩn thận xem giấy tờ, đây là ngôi nhà bà đứng tên chủ sở hữu một mình. Tôi đã hỏi bà, các con bà có ủng hộ mẹ không hay có vấn đề gì khó khăn trong nội bộ gia đình không, bà bảo chả có vấn đề gì. Chồng bà mất rồi, các con có nhà riêng cả, bà ở có một mình thôi, nay bán đi rồi bà thu xếp.
Hai mẹ con đúng hẹn, chuẩn bị mua vàng đặt cọc từ hôm trước. Sáng hôm sau, Hoa đưa tôi đi. Trước khi ra khỏi nhà, tôi thắp hương khấn MQ, tôi nói với anh đại ý là con gái mua nhà để mẹ con, bà cháu ở cho thoải mái hơn, xin anh phù hộ cho công việc mua bán trôi chảy làm giấy tờ thuận lợi. Tôi chưa đi ngay, bao giờ cũng thế, thắp hương có vội mấy cũng phải chờ một lúc. Chẳng cần đợi lâu, hương tắt ngấm luôn. Đây là lần đầu tiên có hiện tượng lạ này. Bình thường thì hương thắp lên cũng có thể bị tắt phải thắp lại, vì nhiều khi nó bị ẩm, chất lượng kém. Nhưng bàn thờ MQ, tôi mua một loại hương riêng từ Bắc Ninh đem về, rất nhỏ, thơm, và châm là bén và cháy hết, 100%. Nên thấy vậy, tôi rất ngạc nhiên và ngỡ ngàng, nhưng không nói gì với con gái cả.
Đến nơi, bà chủ nhà đang đợi. Chúng tôi chào bà và hoan hỉ xếp vàng đặt cọc thì bà chủ nét mặt buồn buồn bảo “Tôi xin lỗi hai mẹ con, tôi không bán được, nên không phải đặt cọc gì cả”. Tôi và Hoa đều ớ ra, ngạc nhiên, gặng hỏi, hay là bà muốn thay đổi giá cả (?) Nhưng bà lắc đầu kiên quyết, “tôi không bán nữa vì bọn trẻ nhà tôi …không nhất trí!” Thôi rồi! bữa trước tôi đã cẩn thận hỏi bà, bà khẳng định là không sao mà. Nhưng đành chịu, bà ấy không bán thì chỉ có nước đi về. Mẹ con tôi buồn thiu. Tôi chợt nhớ đến những nén hương tắt ngấm sáng nay. Thảo nào, thôi đúng rồi, MQ báo trước đó: không mua nhà này được! Cũng bởi mua nhà không thành, nên Hoa mới nghĩ ra phương án khác, và hỏi tôi:
- Hay là mẹ xây nhà ở Cổ Nhuế được không mẹ?
- Ôi dào, Cổ Nhuế xa lắm, em Hương còn đang đi học…
- Mẹ phải thử chứ, tưởng xa chứ chắc gì đã xa? - Hoa giục giã.
Thế là ba mẹ con (cả Tuấn) đi xe máy đến Cổ Nhuế. Bọn trẻ tính cây số, tính giờ đi từ khu tập thể đến mảnh đất này, rồi tính từ mảnh đất tôi đi làm tới cơ quan mất bao lâu. Tóm lại là thị sát cụ thể thấy rất ổn. Nhanh chóng, cả nhà quyết định dùng số tiền Hoa cho để xây nhà. Chỉ có Tuấn hơi lưỡng lự hỏi: “thế xây nhà là tiền của chị Hoa hay của mẹ? nếu của chị Hoa thì…thôi mẹ ạ”. Tôi buồn cười không nhịn được, “hà hà chả tiền chị Hoa thì tiền nào của mẹ? Con không thích thì thôi, để bà, mẹ với em Hương về nhà mới nhé.” Chú chàng đành cười ngượng nghịu.
Vậy là Hoa hoàn thành ý tưởng giúp mẹ của mình, yên tâm bước sang chặng mới của cuộc đời: LẤY CHỒNG. Đám cưới con gái tôi tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, sau khi làm thủ tục hai gia đình gặp gỡ, và ăn hỏi. Gia đình thông gia tôi vốn ở Hà Nội, nhưng chuyển vào Sài Gòn đã lâu (1989), nên nay làm đám cưới cho con trai thì chỉ ra Hà Nội ít ngày. Về phía nhà gái, bạn bè dự đa phần là bạn bè tôi, còn bạn MQ thì ít thôi. Tôi không dám mời bạn MQ thật nhiều vì sợ không chịu nổi sự lạc lõng của mình trong một đám đông ngập đầy kỉ niệm ngày xưa. Tôi mặc áo dài truyền thống, màu xanh lam thẫm có thêu hoa, tóc uốn dài. Anh Thơ, anh cả của MQ từ Sài gòn ra dự, nên mấy mẹ con cũng thấy đỡ tủi thân. Vợ chồng Thanh Hoa - Quang Anh đã chung sống hạnh phúc, và vào lúc tôi viết quyển sách này, các cháu đã có hai con, một trai 14 tuổi học lớp 9 - chuyên Toán Hà Nội Amsterdam và một gái 11 tuổi học lớp 6 - chuyên Quận Cầu Giấy.
Trở lại chuyện làm nhà. Nó được triển khai chớp nhoáng. Hoa có người bạn vừa xây nhà xong, giới thiệu một cậu kiến trúc sư thiết kế cho. Tôi gặp gỡ, bàn bạc tí chút đã thấy thích rồi. Cũng là cái duyên, cậu ta thiết kế hồ sơ A, đưa tôi xem, chỉ chỉnh lại một chút, không quá lớn, rồi tới thiết kế hồ sơ B chi tiết tất cả chỉ trong hơn một tháng trời. Tôi hoàn toàn thỏa mãn. Kế đó, tôi thuê một kĩ sư xây dựng đang làm cao học tại Hà Nội, do con rể mách, làm giám sát trong ba tháng xây thô, nhờ một chú hàng xóm lo quản lí vật tư, gọi hộ gạch đá xi măng…còn tôi thì tự lo mua thép, đá cầu thang, gạch lát nhà, hoàn thiện nội thất; riêng sắt làm cửa sổ thì con rể đi tìm mẫu và gọi hộ. Thi công thì tôi kí hợp đồng với một đội xây dựng thật trẻ, người Hà Tây. Hồi đầu, cậu đội trưởng còn thắc mắc hỏi tôi sao lại chịu thuê họ khi họ quá trẻ. Tôi cười bảo thì các cháu trẻ làm mới khỏe, nhanh và năng động chứ sao.
Tôi kể chuyện dự định xây nhà cho các anh của chồng ở trong Nam biết. Anh kề của MQ, anh Quảng viết thư bảo sẽ cố gắng thu xếp công việc để ra trông nom giúp tôi. Thoạt đầu tôi cũng mừng lắm, có anh ra trông nom cho, anh lại hiểu biết chuyện xây dựng, nhưng nghĩ lại, thấy kinh kinh cái vụ có thể gây hiểu lầm, nên sau tôi lảng đi không mặn mà nữa, và anh cũng không thu xếp được hay sao ấy nên thôi.
Thế là tôi lao vào cuộc xây nhà mê mải say sưa, nhưng tuyệt nhiên không nghỉ việc cơ quan một buổi nào. Làm lễ khởi công, đổ trần, và sau này hoàn thành tôi đều phải nhờ anh Liên (người bạn cùng Vụ cũ mà trước đây sửa hộ tôi cái trần nhà dột ấy), thay tôi cho hợp tuổi. Ấy là ông thầy địa lý khuyên thế. Trưa đến, tối về, chủ nhật là tôi nhúng mình thực sự vào nó, khi thì thức đêm xem thợ đóng cọc, đổ móng, đến tưới thêm nước vào những bức tường mới xây, rồi đãi thợ những đồ ăn giản dị nhưng tình cảm và rất quan tâm. Khi thì đi tìm nơi nào bán thép chất lượng giá cả phải chăng, lúc thì lọ mọ tìm mua tận nhà máy các đống than xỉ đổ vào trần cho cách âm và cách nhiệt. Bây giờ làm nhà tôi mới biết thế nào là đổ trần với dầm lộn lên trên hay dầm đâm xuống dưới, biết làm ô văng to dài thì nở tiền ra đến thế nào. Rồi còn đi đặt cửa nữa chứ. Với cửa gỗ, tính toán chỗ nào gỗ lim, chỗ nào gỗ chò, cửa nào nhôm kính. Đi chọn đá cầu thang, gạch lát nền, lát nhà vệ sinh thì lắm kích cỡ chủng loại màu sắc, tôi chỉ thích đồ thật tốt mà lại không đắt tiền. Tóm lại là làm gì cũng phải điên đầu tính toán cân đối sao cho không quá tốn kém mà chất lượng không đến nỗi nào. May mà có các bảng tính Excel phát huy tác dụng. Con số chi phí từng khoản mục tương ứng với chủng loại phương án lựa chọn cứ nhảy múa mỗi ngày, khi tăng lúc giảm. Số tiền con gái cho làm được 2/3 ngôi nhà, còn lại 1/3 tôi tự lo và vay mượn rồi cũng xong.
Trong khi làm nhà, tôi đi công tác Philipine mấy ngày, nên giao cho Tuấn trông nom thay mẹ. Lúc đó đang là đoạn trát tường. Thợ phải tập trung làm rất đông. Mặc dù đã để tiền ở nhà cho cu cậu chi mua vật liệu nhưng còn thiếu nên cậu cuống lên gọi điện sang giữa lúc tôi đang chóng mặt và nôn trong toilet một mình. Hôm ấy là chủ nhật, ngày nghỉ. Mấy người bạn cùng đoàn đi chơi hết cả. Tôi thấy mệt nên nằm nhà và căn bệnh cố hữu lại hoành hành. Lễ tân báo lên mà tôi chịu chết, sau rồi ngật ngưỡng vịn cầu thang đi xuống tôi gọi điện về cho con, bảo con vay tạm chú hàng xóm trông nom vật liệu ấy chứ biết làm thế nào. Thì cũng phải trải qua một chút gì căng thẳng chứ, với thằng con trai duy nhất của tôi, trong một việc lớn thế này: mẹ xây nhà tầng phần lớn bằng tiền của chị gái!
Tôi làm nhà, và mọi người đều rất ngạc nhiên. Tôi bảo đến tôi còn bất ngờ nữa là, vì bỗng nhiên, con gái cho tiền, mua nhà không thành nên xây nhà. Còn xây nhà trên đất Cổ Nhuế này, và vi sao có đất lại là một câu chuyện khác. Từ khi MQ chưa đi Liên Xô, cả nhà (me và các chị) đã kí giấy xác nhận cho vợ chồng tôi và chị Thùy Trinh sở hữu phần nhà đất ở chợ Trời của bố mẹ để lại, chia đôi cho hai chị em, trong đó, chúng tôi sử dụng ngôi nhà vẫn ở lâu nay và phần bếp, nhà xe liên quan, còn chị tôi thì dùng phần đất ngày xưa là cái nhà tôn mà hai đứa hay phơi khoai lang luộc ấy. Chị tôi lại bán đi một nửa lấy tiền làm nhà ba tầng nhỏ. Khi MQ mất, cơ quan phân cho căn hộ tập thể, me tôi bảo tôi cứ giữ lấy phần nhà chợ Trời này, bao giờ các cháu lớn lên có tiền sẽ xây lại mà ở cho đàng hoàng. Nhưng tôi đã không giữ mà xin phép me cho bán đi, tôi được hưởng một nửa, còn một nửa chia chung mọi người trong gia đình, vì tôi nghĩ “lộc bất khả hưởng tận”, và chị Kim Thanh nghèo nhất nhờ số tiền được chia đã có thể xây lại ngôi nhà nhỏ, cơi nới lên gác sép thêm diện tích để mấy mẹ con đỡ khổ. Số tiền một nửa phần tôi được dùng để thu vén cho kinh tế gia đình và thu xếp trả nợ mảnh đất Cổ Nhuế mà tôi và vợ chồng anh Nghiệp mua chung, mà chính tại nơi đây, MQ cùng tôi và hai cháu Tuấn Hương đã từng chụp hình tết, khi chúng tôi đến dự đám giỗ chị Hiền Thục năm nào. Không biết có phải vậy không, mà MQ xui khiến mấy mẹ con quay lại để xây nhà, chứ không đi mua vu vơ ngoài bờ sông nữa. Vậy là sau sáu tháng trời ròng rã, ngôi nhà mới của chúng tôi đã hoàn thành, trên một diện tích đất 180 m2, nhà hai tầng rưỡi, diện tích xây dựng 90 m2 +75m2+25m2. Nhà tôi có bàn thờ gia tiên hai họ, tôi thờ MQ ở một bàn thờ riêng, cạnh giường trong phòng tôi, chứ không ghép chung. Tôi ở tầng nào thì chuyển bàn thờ MQ đi theo tầng ấy nếu như có sự thay đổi. Tôi đặt bàn thờ MQ phía trên một cái tủ nhỏ bằng gỗ lim ngày xưa anh Hồ Quảng tự đóng rồi tặng vợ chồng tôi. Khi còn sống, MQ thích nó lắm. Mấy chục năm rồi, tủ chỉ bạc màu chứ vẫn còn chắc chắn. Tôi bỏ vào tủ bộ quần áo của bố MQ mà Hoa mang về làm kỉ niệm, cùng một ít giấy tờ của chồng, quyển lưu niệm hình chụp đám tang MQ tại Nga và sổ tang tại Hà Nội. Bằng phó tiến sĩ, sau khi MQ mất 15 năm, mới được một đồng nghiệp chuyển đến tay tôi, và tôi đặt trên bàn thờ anh, ngậm ngùi. Trong số giấy tờ của chồng tôi, có một tờ giấy xác nhận của học viện, nơi anh dạy học đến cuối đời, là anh "không có tài sản gì để lại". Đã có thời gian, thi thoảng tôi giở đi giở lại tờ giấy này, đọc mãi, không hẳn buồn, mà chỉ là lâng lâng một cảm giác bùi ngùi xen với niềm kiêu hãnh thầm kín, tài sản của anh để lại tôi đã giữ hết rồi còn gì :TÌNH YÊU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CỦA CHÚNG TÔI.
Về sau, có một đợt phân đất không biết có phải cuối cùng của đơn vị MQ không, bạn bè báo tin và khích lệ tôi làm đơn xin. Đơn vị đã cấp cho tôi một mảnh đất 50 m2 ở một vùng ngoại thành Hà Nội. Nơi đây, đồng nghiệp của anh đã xây nhà lên gần hết, thành một khu tập thể hoành tráng. Chỉ có mảnh đất của tôi trong số ít ỏi còn lại là để trống, tôi nhờ bạn anh ở khu đó xây mấy mét nhà cấp 4 để gọi là có chỗ đi lại thắp nhang thờ thần linh thổ địa. Tôi muốn trao lại mảnh đất này cho Hoa, con gái tôi. Hoa xứng đáng nhận kỉ niệm tài sản của bố MQ để lại thay cho mảnh giấy xác thực “vô sản” ngày nào. Rồi Hoa muốn chuyển đổi vùng đất khác, tôi đồng ý và kí giấy bán trao toàn bộ số tiền này để con tôi làm việc chuyển đổi theo ý nó. Nhân bản bức hình chụp MQ trước khi mất lại được rong ruổi lên đường. Tôi lưu luyến đất cũ, nhưng nhẹ lòng vì thực ra cứ mỗi lần đến khu tập thể ấy, tôi chịu không nổi khi gặp lại những đồng nghiệp (đã quen biết hoặc chưa quen) của MQ, mặc dù tôi vẫn cứ phải nói nói cười cười với anh em, chứ không thể mang bộ mặt u sầu tăm tối ra mà tra tấn họ - những con người chân chất như chồng tôi vậy.
Ngôi nhà tập thể nơi tôi làm giỗ đầu MQ, quá cũ nát, và nhà tôi chuyển về nhà mới không tiện quản lí nó nữa, nên tôi bán đi cho con gái út gửi tiết kiệm tự quản lí để có thêm tiền mà học thi đại học, học tiếng Anh, học đại học sau này. Nghĩ lại cũng tiếc vì ngày ấy bán thật rẻ, chẳng được bao nhiêu. Nhưng thôi, mọi chuyện run rủi đều là…Trời định, tôi luôn bằng lòng với những “toan tính” giản đơn miễn là vì các con, vì người thân mà thôi.
Rồi hai mẹ con đi tìm kiếm nhà, mãi mới được một chỗ ở đường Bạch Đằng, phía bờ sông Hồng. Cả nhà và đất rộng 80 m2. Nhà hai tầng mặt bằng chừng 50 m2, xây đơn giản, nhà vệ sinh ở cách riêng ngoài sân. Nhưng với chúng tôi, đó là ngôi nhà lí tưởng lắm. Tôi thăm mấy gian phòng rồi tự tưởng tượng xem me tôi ở phòng nào với tôi, chỗ nào cho chị em Hoa, cho Tuấn…Tôi và Hoa đều kết ngôi nhà này, nên người ta yêu cầu bao nhiêu cây vàng thì Hoa không kì kèo, coi như đồng ý ngay và chỉ xin lại một cây gọi là lộc. Nhà chủ bằng lòng. Hai bên thỏa thuận nhanh chóng vui vẻ. Bà chủ nhà hẹn ngày đặt cọc ba cây vàng, và từng bước làm giấy tờ. Mẹ con tôi cẩn thận xem giấy tờ, đây là ngôi nhà bà đứng tên chủ sở hữu một mình. Tôi đã hỏi bà, các con bà có ủng hộ mẹ không hay có vấn đề gì khó khăn trong nội bộ gia đình không, bà bảo chả có vấn đề gì. Chồng bà mất rồi, các con có nhà riêng cả, bà ở có một mình thôi, nay bán đi rồi bà thu xếp.
Hai mẹ con đúng hẹn, chuẩn bị mua vàng đặt cọc từ hôm trước. Sáng hôm sau, Hoa đưa tôi đi. Trước khi ra khỏi nhà, tôi thắp hương khấn MQ, tôi nói với anh đại ý là con gái mua nhà để mẹ con, bà cháu ở cho thoải mái hơn, xin anh phù hộ cho công việc mua bán trôi chảy làm giấy tờ thuận lợi. Tôi chưa đi ngay, bao giờ cũng thế, thắp hương có vội mấy cũng phải chờ một lúc. Chẳng cần đợi lâu, hương tắt ngấm luôn. Đây là lần đầu tiên có hiện tượng lạ này. Bình thường thì hương thắp lên cũng có thể bị tắt phải thắp lại, vì nhiều khi nó bị ẩm, chất lượng kém. Nhưng bàn thờ MQ, tôi mua một loại hương riêng từ Bắc Ninh đem về, rất nhỏ, thơm, và châm là bén và cháy hết, 100%. Nên thấy vậy, tôi rất ngạc nhiên và ngỡ ngàng, nhưng không nói gì với con gái cả.
Đến nơi, bà chủ nhà đang đợi. Chúng tôi chào bà và hoan hỉ xếp vàng đặt cọc thì bà chủ nét mặt buồn buồn bảo “Tôi xin lỗi hai mẹ con, tôi không bán được, nên không phải đặt cọc gì cả”. Tôi và Hoa đều ớ ra, ngạc nhiên, gặng hỏi, hay là bà muốn thay đổi giá cả (?) Nhưng bà lắc đầu kiên quyết, “tôi không bán nữa vì bọn trẻ nhà tôi …không nhất trí!” Thôi rồi! bữa trước tôi đã cẩn thận hỏi bà, bà khẳng định là không sao mà. Nhưng đành chịu, bà ấy không bán thì chỉ có nước đi về. Mẹ con tôi buồn thiu. Tôi chợt nhớ đến những nén hương tắt ngấm sáng nay. Thảo nào, thôi đúng rồi, MQ báo trước đó: không mua nhà này được! Cũng bởi mua nhà không thành, nên Hoa mới nghĩ ra phương án khác, và hỏi tôi:
- Hay là mẹ xây nhà ở Cổ Nhuế được không mẹ?
- Ôi dào, Cổ Nhuế xa lắm, em Hương còn đang đi học…
- Mẹ phải thử chứ, tưởng xa chứ chắc gì đã xa? - Hoa giục giã.
Thế là ba mẹ con (cả Tuấn) đi xe máy đến Cổ Nhuế. Bọn trẻ tính cây số, tính giờ đi từ khu tập thể đến mảnh đất này, rồi tính từ mảnh đất tôi đi làm tới cơ quan mất bao lâu. Tóm lại là thị sát cụ thể thấy rất ổn. Nhanh chóng, cả nhà quyết định dùng số tiền Hoa cho để xây nhà. Chỉ có Tuấn hơi lưỡng lự hỏi: “thế xây nhà là tiền của chị Hoa hay của mẹ? nếu của chị Hoa thì…thôi mẹ ạ”. Tôi buồn cười không nhịn được, “hà hà chả tiền chị Hoa thì tiền nào của mẹ? Con không thích thì thôi, để bà, mẹ với em Hương về nhà mới nhé.” Chú chàng đành cười ngượng nghịu.
Vậy là Hoa hoàn thành ý tưởng giúp mẹ của mình, yên tâm bước sang chặng mới của cuộc đời: LẤY CHỒNG. Đám cưới con gái tôi tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, sau khi làm thủ tục hai gia đình gặp gỡ, và ăn hỏi. Gia đình thông gia tôi vốn ở Hà Nội, nhưng chuyển vào Sài Gòn đã lâu (1989), nên nay làm đám cưới cho con trai thì chỉ ra Hà Nội ít ngày. Về phía nhà gái, bạn bè dự đa phần là bạn bè tôi, còn bạn MQ thì ít thôi. Tôi không dám mời bạn MQ thật nhiều vì sợ không chịu nổi sự lạc lõng của mình trong một đám đông ngập đầy kỉ niệm ngày xưa. Tôi mặc áo dài truyền thống, màu xanh lam thẫm có thêu hoa, tóc uốn dài. Anh Thơ, anh cả của MQ từ Sài gòn ra dự, nên mấy mẹ con cũng thấy đỡ tủi thân. Vợ chồng Thanh Hoa - Quang Anh đã chung sống hạnh phúc, và vào lúc tôi viết quyển sách này, các cháu đã có hai con, một trai 14 tuổi học lớp 9 - chuyên Toán Hà Nội Amsterdam và một gái 11 tuổi học lớp 6 - chuyên Quận Cầu Giấy.
Trở lại chuyện làm nhà. Nó được triển khai chớp nhoáng. Hoa có người bạn vừa xây nhà xong, giới thiệu một cậu kiến trúc sư thiết kế cho. Tôi gặp gỡ, bàn bạc tí chút đã thấy thích rồi. Cũng là cái duyên, cậu ta thiết kế hồ sơ A, đưa tôi xem, chỉ chỉnh lại một chút, không quá lớn, rồi tới thiết kế hồ sơ B chi tiết tất cả chỉ trong hơn một tháng trời. Tôi hoàn toàn thỏa mãn. Kế đó, tôi thuê một kĩ sư xây dựng đang làm cao học tại Hà Nội, do con rể mách, làm giám sát trong ba tháng xây thô, nhờ một chú hàng xóm lo quản lí vật tư, gọi hộ gạch đá xi măng…còn tôi thì tự lo mua thép, đá cầu thang, gạch lát nhà, hoàn thiện nội thất; riêng sắt làm cửa sổ thì con rể đi tìm mẫu và gọi hộ. Thi công thì tôi kí hợp đồng với một đội xây dựng thật trẻ, người Hà Tây. Hồi đầu, cậu đội trưởng còn thắc mắc hỏi tôi sao lại chịu thuê họ khi họ quá trẻ. Tôi cười bảo thì các cháu trẻ làm mới khỏe, nhanh và năng động chứ sao.
Tôi kể chuyện dự định xây nhà cho các anh của chồng ở trong Nam biết. Anh kề của MQ, anh Quảng viết thư bảo sẽ cố gắng thu xếp công việc để ra trông nom giúp tôi. Thoạt đầu tôi cũng mừng lắm, có anh ra trông nom cho, anh lại hiểu biết chuyện xây dựng, nhưng nghĩ lại, thấy kinh kinh cái vụ có thể gây hiểu lầm, nên sau tôi lảng đi không mặn mà nữa, và anh cũng không thu xếp được hay sao ấy nên thôi.
Thế là tôi lao vào cuộc xây nhà mê mải say sưa, nhưng tuyệt nhiên không nghỉ việc cơ quan một buổi nào. Làm lễ khởi công, đổ trần, và sau này hoàn thành tôi đều phải nhờ anh Liên (người bạn cùng Vụ cũ mà trước đây sửa hộ tôi cái trần nhà dột ấy), thay tôi cho hợp tuổi. Ấy là ông thầy địa lý khuyên thế. Trưa đến, tối về, chủ nhật là tôi nhúng mình thực sự vào nó, khi thì thức đêm xem thợ đóng cọc, đổ móng, đến tưới thêm nước vào những bức tường mới xây, rồi đãi thợ những đồ ăn giản dị nhưng tình cảm và rất quan tâm. Khi thì đi tìm nơi nào bán thép chất lượng giá cả phải chăng, lúc thì lọ mọ tìm mua tận nhà máy các đống than xỉ đổ vào trần cho cách âm và cách nhiệt. Bây giờ làm nhà tôi mới biết thế nào là đổ trần với dầm lộn lên trên hay dầm đâm xuống dưới, biết làm ô văng to dài thì nở tiền ra đến thế nào. Rồi còn đi đặt cửa nữa chứ. Với cửa gỗ, tính toán chỗ nào gỗ lim, chỗ nào gỗ chò, cửa nào nhôm kính. Đi chọn đá cầu thang, gạch lát nền, lát nhà vệ sinh thì lắm kích cỡ chủng loại màu sắc, tôi chỉ thích đồ thật tốt mà lại không đắt tiền. Tóm lại là làm gì cũng phải điên đầu tính toán cân đối sao cho không quá tốn kém mà chất lượng không đến nỗi nào. May mà có các bảng tính Excel phát huy tác dụng. Con số chi phí từng khoản mục tương ứng với chủng loại phương án lựa chọn cứ nhảy múa mỗi ngày, khi tăng lúc giảm. Số tiền con gái cho làm được 2/3 ngôi nhà, còn lại 1/3 tôi tự lo và vay mượn rồi cũng xong.
Trong khi làm nhà, tôi đi công tác Philipine mấy ngày, nên giao cho Tuấn trông nom thay mẹ. Lúc đó đang là đoạn trát tường. Thợ phải tập trung làm rất đông. Mặc dù đã để tiền ở nhà cho cu cậu chi mua vật liệu nhưng còn thiếu nên cậu cuống lên gọi điện sang giữa lúc tôi đang chóng mặt và nôn trong toilet một mình. Hôm ấy là chủ nhật, ngày nghỉ. Mấy người bạn cùng đoàn đi chơi hết cả. Tôi thấy mệt nên nằm nhà và căn bệnh cố hữu lại hoành hành. Lễ tân báo lên mà tôi chịu chết, sau rồi ngật ngưỡng vịn cầu thang đi xuống tôi gọi điện về cho con, bảo con vay tạm chú hàng xóm trông nom vật liệu ấy chứ biết làm thế nào. Thì cũng phải trải qua một chút gì căng thẳng chứ, với thằng con trai duy nhất của tôi, trong một việc lớn thế này: mẹ xây nhà tầng phần lớn bằng tiền của chị gái!
Tôi làm nhà, và mọi người đều rất ngạc nhiên. Tôi bảo đến tôi còn bất ngờ nữa là, vì bỗng nhiên, con gái cho tiền, mua nhà không thành nên xây nhà. Còn xây nhà trên đất Cổ Nhuế này, và vi sao có đất lại là một câu chuyện khác. Từ khi MQ chưa đi Liên Xô, cả nhà (me và các chị) đã kí giấy xác nhận cho vợ chồng tôi và chị Thùy Trinh sở hữu phần nhà đất ở chợ Trời của bố mẹ để lại, chia đôi cho hai chị em, trong đó, chúng tôi sử dụng ngôi nhà vẫn ở lâu nay và phần bếp, nhà xe liên quan, còn chị tôi thì dùng phần đất ngày xưa là cái nhà tôn mà hai đứa hay phơi khoai lang luộc ấy. Chị tôi lại bán đi một nửa lấy tiền làm nhà ba tầng nhỏ. Khi MQ mất, cơ quan phân cho căn hộ tập thể, me tôi bảo tôi cứ giữ lấy phần nhà chợ Trời này, bao giờ các cháu lớn lên có tiền sẽ xây lại mà ở cho đàng hoàng. Nhưng tôi đã không giữ mà xin phép me cho bán đi, tôi được hưởng một nửa, còn một nửa chia chung mọi người trong gia đình, vì tôi nghĩ “lộc bất khả hưởng tận”, và chị Kim Thanh nghèo nhất nhờ số tiền được chia đã có thể xây lại ngôi nhà nhỏ, cơi nới lên gác sép thêm diện tích để mấy mẹ con đỡ khổ. Số tiền một nửa phần tôi được dùng để thu vén cho kinh tế gia đình và thu xếp trả nợ mảnh đất Cổ Nhuế mà tôi và vợ chồng anh Nghiệp mua chung, mà chính tại nơi đây, MQ cùng tôi và hai cháu Tuấn Hương đã từng chụp hình tết, khi chúng tôi đến dự đám giỗ chị Hiền Thục năm nào. Không biết có phải vậy không, mà MQ xui khiến mấy mẹ con quay lại để xây nhà, chứ không đi mua vu vơ ngoài bờ sông nữa. Vậy là sau sáu tháng trời ròng rã, ngôi nhà mới của chúng tôi đã hoàn thành, trên một diện tích đất 180 m2, nhà hai tầng rưỡi, diện tích xây dựng 90 m2 +75m2+25m2. Nhà tôi có bàn thờ gia tiên hai họ, tôi thờ MQ ở một bàn thờ riêng, cạnh giường trong phòng tôi, chứ không ghép chung. Tôi ở tầng nào thì chuyển bàn thờ MQ đi theo tầng ấy nếu như có sự thay đổi. Tôi đặt bàn thờ MQ phía trên một cái tủ nhỏ bằng gỗ lim ngày xưa anh Hồ Quảng tự đóng rồi tặng vợ chồng tôi. Khi còn sống, MQ thích nó lắm. Mấy chục năm rồi, tủ chỉ bạc màu chứ vẫn còn chắc chắn. Tôi bỏ vào tủ bộ quần áo của bố MQ mà Hoa mang về làm kỉ niệm, cùng một ít giấy tờ của chồng, quyển lưu niệm hình chụp đám tang MQ tại Nga và sổ tang tại Hà Nội. Bằng phó tiến sĩ, sau khi MQ mất 15 năm, mới được một đồng nghiệp chuyển đến tay tôi, và tôi đặt trên bàn thờ anh, ngậm ngùi. Trong số giấy tờ của chồng tôi, có một tờ giấy xác nhận của học viện, nơi anh dạy học đến cuối đời, là anh "không có tài sản gì để lại". Đã có thời gian, thi thoảng tôi giở đi giở lại tờ giấy này, đọc mãi, không hẳn buồn, mà chỉ là lâng lâng một cảm giác bùi ngùi xen với niềm kiêu hãnh thầm kín, tài sản của anh để lại tôi đã giữ hết rồi còn gì :TÌNH YÊU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CỦA CHÚNG TÔI.
Về sau, có một đợt phân đất không biết có phải cuối cùng của đơn vị MQ không, bạn bè báo tin và khích lệ tôi làm đơn xin. Đơn vị đã cấp cho tôi một mảnh đất 50 m2 ở một vùng ngoại thành Hà Nội. Nơi đây, đồng nghiệp của anh đã xây nhà lên gần hết, thành một khu tập thể hoành tráng. Chỉ có mảnh đất của tôi trong số ít ỏi còn lại là để trống, tôi nhờ bạn anh ở khu đó xây mấy mét nhà cấp 4 để gọi là có chỗ đi lại thắp nhang thờ thần linh thổ địa. Tôi muốn trao lại mảnh đất này cho Hoa, con gái tôi. Hoa xứng đáng nhận kỉ niệm tài sản của bố MQ để lại thay cho mảnh giấy xác thực “vô sản” ngày nào. Rồi Hoa muốn chuyển đổi vùng đất khác, tôi đồng ý và kí giấy bán trao toàn bộ số tiền này để con tôi làm việc chuyển đổi theo ý nó. Nhân bản bức hình chụp MQ trước khi mất lại được rong ruổi lên đường. Tôi lưu luyến đất cũ, nhưng nhẹ lòng vì thực ra cứ mỗi lần đến khu tập thể ấy, tôi chịu không nổi khi gặp lại những đồng nghiệp (đã quen biết hoặc chưa quen) của MQ, mặc dù tôi vẫn cứ phải nói nói cười cười với anh em, chứ không thể mang bộ mặt u sầu tăm tối ra mà tra tấn họ - những con người chân chất như chồng tôi vậy.
Ngôi nhà tập thể nơi tôi làm giỗ đầu MQ, quá cũ nát, và nhà tôi chuyển về nhà mới không tiện quản lí nó nữa, nên tôi bán đi cho con gái út gửi tiết kiệm tự quản lí để có thêm tiền mà học thi đại học, học tiếng Anh, học đại học sau này. Nghĩ lại cũng tiếc vì ngày ấy bán thật rẻ, chẳng được bao nhiêu. Nhưng thôi, mọi chuyện run rủi đều là…Trời định, tôi luôn bằng lòng với những “toan tính” giản đơn miễn là vì các con, vì người thân mà thôi.
Chia tay bạn
Trở lại chuyện bạn Phi: Sau ngày lủng củng vì xem kịch về muộn, Phi và tôi vẫn thân nhau và tôn trọng nhau. Những lúc đi công tác xa, chúng tôi thường viết thư cho nhau. Phi chỉ sợ tôi buồn mà lao vào công việc mải mê quá sức, còn tôi thì lúc nào cũng ngại rằng Phi cứ phải chia sẻ nỗi nhớ, tình thương cho một người bạn khác giới là tôi; và tôi tự ái một cách thầm lặng, nên tôi rất khổ. Cho tới một ngày, ngày 8/3 năm 1996, buổi trưa trong lúc nghỉ làm, Phi rủ tôi đi mua hoa để bạn tặng tôi và vợ. Hai tên đi mãi, không thấy hoa bán ở đâu cả, hay là đi muộn nên hết rồi? Vô lí quá! Đang nghĩ thế thì đến đường Giảng Võ, chúng tôi gặp một bà bán hoa rong bằng xe đạp. Chỉ còn ít bông hồng nhung thôi. Hoa cành dài, chỉ để một bông vào trong giấy bóng kính làm quà tặng chị em. Đây cũng là loại hoa tặng đỡ tốn tiền nhất, nên tôi bảo Phi dừng lại mua. Tôi chọn dùm Phi một bông đẹp nhất trong số đó mang về tặng vợ. Bông hoa này tươi tắn, nở chúm chím, trông còn duyệt được. Số hoa còn lại, tất cả đều lôm nhôm, bông thì có vẻ đang tàn, bông thì có vết bầm dập, nhưng tôi cũng lấy đại một bông để làm quà Phi tặng tôi. Phi thì không để ý, Phi tin tưởng quyết định và lựa chọn của tôi mà, còn tôi không muốn có lựa chọn nào khác. Mang về, tôi lặng lẽ vứt ngay bông hoa đó đi. Tôi chấp nhận tình cảm sự quan tâm của bạn, nhưng tôi không chấp nhận cái sự đại tiện của cả tôi và của bạn. Ngay hôm đó, tôi đã ngầm quyết định, từ lúc này, tôi và bạn không còn tồn tại tình thân đặc biệt nữa.
Tôi rất biết ơn bạn, Phi ơi! Trong những giờ phút đớn đau nhất của cuộc đời tôi mất MQ, bạn đã dành cho tôi những ánh mắt đầy thương cảm mặc dù bạn chỉ im lặng một mình làm những việc nho nhỏ giúp tôi. Bạn đã không quản ngại những buổi trưa hè nắng gắt cùng tôi vào mộ MQ với bàn tay nắm chặt tay tôi như truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì, tôi làm sao quên được? Trên những chặng đường công tác xa nhà, những dòng thư của bạn bao giờ cũng là nguồn động viên tôi hăng say làm việc quên bớt nỗi buồn và là lời nhắc tôi nhanh chóng trở về với mẹ già và đàn con ngày đêm trông đợi, về để ban thờ MQ lại được ấm vì những nén nhang và những trái cây hay món quà gì nho nhỏ tôi mang về bày lên khấn người đã khuất. Bạn đã đem lại cho tôi lòng dũng cảm để sống tiếp và chôn dần nỗi đau bất hạnh vào đáy lòng sâu thẳm của riêng mình, bạn đã cho tôi nghiệm ra rằng lòng tin vào cuộc đời, vào con người sẽ phải còn mãi mãi. Vậy là quá đủ rồi, mấy năm trời qua, tôi cứng cỏi, và đã vượt lên. Nhưng hôm nay đây, chúng ta không còn “duyên tri kỉ” nữa! “Thượng đế” đang xui khiến tôi hãy xa dần bạn, và bông hoa 8/3 kia chỉ là cái cớ mà thôi, có phải thế không? Chúng ta sẽ không phải quá quan tâm đến nhau, thân nhau đặc biệt làm gì Phi ạ. Nhưng chúng ta, cả Loan nữa mãi mãi vẫn còn là bạn tốt của nhau. Và…lòng tôi thanh thản vô cùng. Thế đấy, chẳng ai tuyên bố điều gì, chẳng ai than thở điều gì cả, hai chúng tôi cứ lặng lẽ xa nhau như một lẽ thường của định mệnh.
Trở lại chuyện bạn Phi: Sau ngày lủng củng vì xem kịch về muộn, Phi và tôi vẫn thân nhau và tôn trọng nhau. Những lúc đi công tác xa, chúng tôi thường viết thư cho nhau. Phi chỉ sợ tôi buồn mà lao vào công việc mải mê quá sức, còn tôi thì lúc nào cũng ngại rằng Phi cứ phải chia sẻ nỗi nhớ, tình thương cho một người bạn khác giới là tôi; và tôi tự ái một cách thầm lặng, nên tôi rất khổ. Cho tới một ngày, ngày 8/3 năm 1996, buổi trưa trong lúc nghỉ làm, Phi rủ tôi đi mua hoa để bạn tặng tôi và vợ. Hai tên đi mãi, không thấy hoa bán ở đâu cả, hay là đi muộn nên hết rồi? Vô lí quá! Đang nghĩ thế thì đến đường Giảng Võ, chúng tôi gặp một bà bán hoa rong bằng xe đạp. Chỉ còn ít bông hồng nhung thôi. Hoa cành dài, chỉ để một bông vào trong giấy bóng kính làm quà tặng chị em. Đây cũng là loại hoa tặng đỡ tốn tiền nhất, nên tôi bảo Phi dừng lại mua. Tôi chọn dùm Phi một bông đẹp nhất trong số đó mang về tặng vợ. Bông hoa này tươi tắn, nở chúm chím, trông còn duyệt được. Số hoa còn lại, tất cả đều lôm nhôm, bông thì có vẻ đang tàn, bông thì có vết bầm dập, nhưng tôi cũng lấy đại một bông để làm quà Phi tặng tôi. Phi thì không để ý, Phi tin tưởng quyết định và lựa chọn của tôi mà, còn tôi không muốn có lựa chọn nào khác. Mang về, tôi lặng lẽ vứt ngay bông hoa đó đi. Tôi chấp nhận tình cảm sự quan tâm của bạn, nhưng tôi không chấp nhận cái sự đại tiện của cả tôi và của bạn. Ngay hôm đó, tôi đã ngầm quyết định, từ lúc này, tôi và bạn không còn tồn tại tình thân đặc biệt nữa.
Tôi rất biết ơn bạn, Phi ơi! Trong những giờ phút đớn đau nhất của cuộc đời tôi mất MQ, bạn đã dành cho tôi những ánh mắt đầy thương cảm mặc dù bạn chỉ im lặng một mình làm những việc nho nhỏ giúp tôi. Bạn đã không quản ngại những buổi trưa hè nắng gắt cùng tôi vào mộ MQ với bàn tay nắm chặt tay tôi như truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì, tôi làm sao quên được? Trên những chặng đường công tác xa nhà, những dòng thư của bạn bao giờ cũng là nguồn động viên tôi hăng say làm việc quên bớt nỗi buồn và là lời nhắc tôi nhanh chóng trở về với mẹ già và đàn con ngày đêm trông đợi, về để ban thờ MQ lại được ấm vì những nén nhang và những trái cây hay món quà gì nho nhỏ tôi mang về bày lên khấn người đã khuất. Bạn đã đem lại cho tôi lòng dũng cảm để sống tiếp và chôn dần nỗi đau bất hạnh vào đáy lòng sâu thẳm của riêng mình, bạn đã cho tôi nghiệm ra rằng lòng tin vào cuộc đời, vào con người sẽ phải còn mãi mãi. Vậy là quá đủ rồi, mấy năm trời qua, tôi cứng cỏi, và đã vượt lên. Nhưng hôm nay đây, chúng ta không còn “duyên tri kỉ” nữa! “Thượng đế” đang xui khiến tôi hãy xa dần bạn, và bông hoa 8/3 kia chỉ là cái cớ mà thôi, có phải thế không? Chúng ta sẽ không phải quá quan tâm đến nhau, thân nhau đặc biệt làm gì Phi ạ. Nhưng chúng ta, cả Loan nữa mãi mãi vẫn còn là bạn tốt của nhau. Và…lòng tôi thanh thản vô cùng. Thế đấy, chẳng ai tuyên bố điều gì, chẳng ai than thở điều gì cả, hai chúng tôi cứ lặng lẽ xa nhau như một lẽ thường của định mệnh.
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)